Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình H2NCH2COOH + HCl → ClH3NCH2COOH gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của Đồng . Mời các bạn đón xem:
Phương trình H2NCH2COOH + HCl → ClH3NCH2COOH
1. Phương trình phản ứng hóa học:
H2NCH2COOH + HCl → ClH3NCH2COOH
2. Hiện tượng nhận biết phản ứng.
- Quan sát sự chuyển màu của chỉ thị phù hợp trước và sau phản ứng.
3. Điều kiện phản ứng
- Phản ứng xảy ra ở điều kiện thường.
4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng
a. Bản chất của H2NCH2COOH (glyxin)
Do có nhóm NH2 thể hiện tính bazo nên glyxin phản ứng với dung dịch axit.
b. Bản chất của HCl (Axit clohidric)
Dung dịch axit HCl có đầy đủ tính chất của một axit mạnh nên tác dụng được với chất có tính bazo.
5. Tính chất hóa học
5.1. Tính chất hóa học của H2NCH2COOH (glyxin)
Glyxin phản ứng với dung dịch bazơ do có nhóm -COOH
H2N-CH2-COOH + KOH → H2N-CH2-COOK + H2O
Do có nhóm -NH2 nên glyxin tác dụng được với cả dung dịch axit.
H2N-CH2-COOH + HCl → ClH3N-CH2-COOH
Glyxin phản ứng với dung dịch bazơ do có nhóm –COOH
H2N-CH2-COOH + C2H5OH → ClH3NCH2COOC2H5 + H2O
Nhóm NH2 trong glyxin tác dụng với axit nitro
H2N-CH2-COOH + HNO2 → HO-CH2-COOH + N2 + H2O
5.2. Tính chất hóa học của HCl (Axit clohidric)
- Axit HCl làm đổi màu quỳ tím: Khi nhúng quỳ tím vào dung dịch axit sẽ có hiện tượng quỳ tím chuyển đỏ.
- Axit clohidric tác dụng với kim loại đứng trước H, tạo thành muối và hidro
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
- Axit clohidric tác dụng với oxit kim loại, tạo thành muối Clorua và nước
6HCl + Al2O3 →2AlCl3 + 3H2O
- Axit clohidric tác dụng với Bazơ, tạo thành muối Clorua và nước
3HCl + Al(OH)3 → AlCl3 + 3H2O
- Axit clohidric tác dụng với muối, tạo thành muối mới và axit mới
AgNO3 + 2HCl → AgCl↓ + HNO3
- Axit clohidric tác dụng với hợp chất có tính oxi hoá, thể hiện tính khử
6HCl + KClO3 → KCl + 3Cl2↑ + 3H2O
Lưu ý: Axit HCl sẽ không tác dụng với những kim loại đứng sau H trong dãy điện hoá, không tác dụng với các phi kim, axit, oxit kim loại, oxit phi kim.
6. Cách thực hiện phản ứng
- Nhỏ từ từ glyxin 10% vào ống nghiệm chứa 1 ml HCl 10%
7. Bạn có biết
8. Bài tập liên quan
Câu 1. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh?
A. dung dịch alanin
B. dung dịch glyxin
C. dung dịch lysin
D. dung dịch valin
Lời giải:
Đáp án: C
Câu 2. Cho 0,2 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 250 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho một lượng vừa đủ dung dịch NaOH vào X để phản ứng xảy ra hoàn toàn số mol NaOH đã phản ứng là
A. 0,45.
B. 0,60.
C. 1,00.
D. 0,50.
Lời giải:
Đáp án: C
Giải thích:
Coi hôn hợp X gồm H2NC3H5(COOH)2 và HCl không phản ứng với nhau và đều phản ứng với NaOH
→ nNaOH phản ứng = ngốc COOH- + nHCl= 0,2.2 + 0,6 = 1 mol
Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Ở nhiệt độ thường, các amino axit đều là chất lỏng.
B. Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt,
C. Amino axit thuộc loại họp chất hữu cơ tạp chức.
D. Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các p-amino axit.
Lời giải:
Đáp án: C
Câu 4. Amino axit X chứa một nhóm -NH2. Cho 15 gam X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 22,3 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. H2NCH2COOH.
B. CH3CH2CH(NH2)COOH.
C. H2NCH2CH2COOH.
D. CH3CH(NH2)COOH.
Lời giải:
Đáp án: A
Câu 5. Cho 10,3 gam amino axit X tác dụng với HCl dư thu được 13,95 gam muối. Mặt khác, cho 10,3 gam amino axit X tác dụng với NaOH (vừa đủ) thu được 12,5 gam muối. Vậy công thức của amino axit là:
A. H2N − C3H6 − COOH
B. H2N − [ CH2]4CH(NH2) − COOH .
C. H2N − C2H4− COOH .
D. HOOC − [CH2]2 − CH(NH2 ) − COOH .
Lời giải:
Đáp án: A
Câu 6. Công thức của glyxin là
A. CH3NH2.
B. H2NCH(CH3)COOH,
C. H2NCH2COOH.
D. C2H5NH2
Lời giải:
Đáp án: C
Câu 7. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh?
A. Glyxin.
B. Phenylamoni clorua.
C. Anilin.
D. Etylamin.
Lời giải:
Đáp án: D
Câu 8. Amino axit X có chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH liên kết với gốc hiđrocacbon no, mạch hở. Trong phân tử X, cacbon chiếm 46,6% về khối lượng. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức cấu tạo?
A. 4
B. 6
C. 3
D. 5
Lời giải:
Đáp án: D
Câu 9. Cho 11,25 gam glyxin tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 18,745.
B. 14,9.
C. 16,725.
D. 16,575.
Lời giải:
Đáp án: C
Giải thích:
nglyxin = 11,25/75 = 0,15 mol
→ nHCl= nglyxin = 0,15mol
Bảo toàn khối lượng: mmuối = mglyxin + mHCl = 11,25 + 0,15.36,5 = 16,725 gam
Câu 10. Glyxin không phản ứng được với chất nào dưới đây?
A. Na2CO3.
B. HCl.
C. Cu.
D. KOH.
Lời giải:
Đáp án: C
9. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Amino Axit và hợp chất: