Giải Lịch Sử 8 Bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918

1.3 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Lịch Sử lớp 8 Bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 lớp 8.

Giải bài tập Lịch Sử lớp 8 Bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918

Câu hỏi và bài tập (trang 151 sgk Lịch Sử 8)

Bài 1 trang 151 SGK Lịch Sử 8: Lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương

 
Trả lời:

* Bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương

Khởi nghĩa/ Thời gian

Người lãnh đạo

Địa bàn hoạt động

 

Nguyên nhân thất bại

 

Ý nghĩa, bài học

Khởi nghĩa Ba Đình

(1886 - 1887)

Phạm Bành, Đinh Công Tráng

Ba làng: Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê thuộc huyện Nga Sơn (Thanh Hóa)

- Xây dựng căn cứ Ba Đình còn nhiều hạn chế.

- Thực dân Pháp đàn áp dã man

- Diễn ra lẻ tẻ, mang tính địa phương, chưa phát triển thành cuộc kháng chiến toàn quốc

- Chưa có sự lãnh đạo và đường lối đúng đắn (những hạn chế của thời đại)

- …

- Thể hiện tinh thần yêu nước, kiên cường, bất khuất của dân tộc. Làm chậm lại quá trình bình định của thực dân Pháp

- Để lại bài học về xây dựng căn cứ, tổ chức kháng chiến trong giai đoạn sau

Khởi nghĩa Bãi Sậy

(1883 - 1892)

Nguyễn Thiện Thuật

Nổ ra ở Bãi Sậy (Hưng Yên) sau lan rộng ra các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình,…

- Tổ chức, lực lượng còn yếu kém

- Thực dân Pháp đàn áp dã man

- Diễn ra lẻ tẻ, mang tính địa phương, chưa phát triển thành cuộc kháng chiến toàn quốc

- Chưa có sự lãnh đạo và đường lối đúng đắn (những hạn chế của thời đại)

- …

- Thể hiện tinh thần yêu nước, kiên cường, bất khuất của dân tộc. Làm chậm lại quá trình bình định của thực dân Pháp

- Để lại bài học về xây dựng căn cứ, tổ chức kháng chiến trong giai đoạn sau

Khởi nghĩa Hương Khê

(1885 - 1896)

Phan Đình Phùng

4 tỉnh bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Tổ chức, lực lượng còn yếu kém

- Thực dân Pháp đàn áp dã man

- Diễn ra lẻ tẻ, mang tính địa phương, chưa phát triển thành cuộc kháng chiến toàn quốc

- Chưa có sự lãnh đạo và đường lối đúng đắn (những hạn chế của thời đại)

- …

- Thể hiện tinh thần yêu nước, kiên cường, bất khuất của dân tộc. Làm chậm lại quá trình bình định của thực dân Pháp

- Để lại bài học về xây dựng căn cứ, tổ chức kháng chiến trong giai đ

Bài 2 trang 151 SGK Lịch Sử 8: So sánh hai xu hướng cứu nước: bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của Phan Châu Trinh (chủ trương, biện pháp, khả năng thực hiện, tác dụng, hạn chế,…)

 

Trả lời:

* Bảng so sánh hai xu hướng cứu nước: bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của Phan Châu Trinh (chủ trương, biện pháp, khả năng thực hiện, tác dụng, hạn chế,…)

Xu hướng

Chủ trương

Biện pháp

Khả năng thực hiện

Tác dụng

Hạn chế

Bạo động của Phan Bội Châu

Đánh Pháp giành độc lập dân tộc, xây dựng xã hội tiến bộ

Tập hợp lực lượng đánh Pháp, trước hết là xây dựng lực lượng về mọi mặt, kết hợp cầu viện Nhật Bản

Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, nhưng chủ trương cầu viện Nhật Bản khó thực hiện

Thức tỉnh tinh thần dân tộc trong nhân dân, để lại bài học về xây dựng lực lượng, đường lối đấu tranh trong giai đoạn sau

Chủ trương cầu viện Nhật Bản là sai lầm, nguy hiểm vì bản chất của Nhật cũng là một nước đế quốc

Cải cách của Phan Châu Trinh

Vận động cải cách trong nước, khai thông dân trí, mở mang công, thương nghiệp.

Mở trường học, tổ chức các buổi diễn thuyết, bình văn,… nhằm bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu nước, truyền bá nội dung học tập và nếp sống mới giúp Việt Nam tiến bộ

Không thể thực hiện được vì trái với chính sách cai trị của Pháp

Cổ vũ tinh thần tự lập tự cường, giáo dục tư tưởng chống hủ tục phong kiến, thức tỉnh tinh thần dân tộc trong nhân dân. Có sức ảnh hưởng lớn dẫn đến phong trào vũ trang ở Trung Kì.

Biện pháp cải lương, xu hướng bắt tay với Pháp làm phân tâm tư tưởng cứu nước của nhân dân

Bài 3 trang 151 SGK Lịch Sử 8: Sưu tầm tài liệu để trình bày về cuộc đời và hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ thuở niên thiếu đến năm 1918.

Trả lời:

- Nguyễn Tất Thành sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước; vùng quê có truyền thống đấu tranh; trước cảnh nước mất, nhà tan, các cuộc đấu tranh đều thất bại, bế tắc.

- Cuối năm 1904, Người theo cha vào Huế lần thứ hai, vào học tại trường Tiểu học Đông Ba (1905 – 1907).

- Tháng 5 – 1908, khi đang học trường Quốc học Huế, Người tham gia cuộc đấu tranh chống thuế của nông dân ở đây nên bị đuổi học. Người đi vào các tỉnh phía Nam, có một thời gian với tên gọi Nguyễn Tất Thành, Người dạy học ở trường Dục Thanh tại Phan Thiết (1910).

- Ngày 5-6-1911, tại bến cảng Nhà Rồng, trên tàu L’Admiral Latouche Tréville Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.

- Cuối năm 1912, Nguyễn Tất Thành đến Mĩ. Trong thời gian ở Mĩ, Người tham gia đều đặn các cuộc họp của UNIP ( Hội tin tưởng cải thiện người da đen của thế giới ).

Người luôn tỏ thái độ ủng hộ nhiệt tình và chân thành cuộc đấu tranh chính nghĩa của những người Mỹ da đen và luôn quan tâm đến phong trào đấu tranh của nhiều dân tộc khác, từ đó đã góp phần vào “cuộc chiến đấu cho người Mỹ, đặc biệt là người Mỹ da đen” Cũng trong thời gian này, Người có điều kiện tìm hiểu về lịch sử - xã hội Mỹ, tìm hiểu cuộc Cách mạng Mỹ thế kỷ XVIII (1775 – 1783), nghiên cứu truyền thống văn hoá Mỹ, đặc biệt là tìm hiểu Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ do Th. Jefferson khởi thảo.

Nguyễn Ái Quốc vẫn luôn có sự phân biệt rất rõ giữa cách mạng Mỹ, nhân dân tiến bộ Mỹ và chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Người luôn trân trọng những đóng góp của nhân dân Mỹ vào nền văn minh của nhân loại.

- Cuối năm 1913, Nguyễn Tất Thành đã đến nước Anh. Thời gian sống ở Anh, Người không chỉ tìm hiểu học tập mà còn tham gia các hoạt động thực tiễn trong phong trào đấu tranh của công nhân Anh. Đây là thời kì là tiên đề cho những hoạt động của Người trên đất Pháp.

- Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp. Khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công, Người tham gia những hoạt động chính trị sôi nổi ngay trên đất Pháp như: tham gia hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Năm 1919, Người tham gia Đảng Xã hội Pháp.

- Năm 1919 khi đang hoạt động ở Paris, Nguyễn Ái Quốc đã biết tới chương trình 14 điểm nổi tiếng của Tổng thống Mỹ Wilson được lấy làm cơ sở cho hội nghị hoà bình Paris (1 - 1919) sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918). Chính điểm thứ 5 của chương trình 14 điểm hứa sẽ “giải quyết rộng rãi, tự do và hoàn toàn vô tư tất cả các yêu sách về thuộc địa. Trong khi giải quyết các vấn đề chủ quyền thì phải chiếu cố đến quyền lợi của nhân dân bản xứ, nhưng cũng phải chiếu cố đến đòi hỏi hợp lý của chính phủ…”. Nội dung này thu hút sự chú ý của người thanh niên Nguyễn Ái Quốc, Người hy vọng và “chờ đợi quyền dân tộc tự quyết thiêng liêng ấy thực hiện được công nhận thật sự”. Lần đầu tiên vấn đề Việt Nam được đặt ra trước công luận thế giới, nó có ý nghĩa to lớn đối với nhân dân các nước thuộc địa nhân dân Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã “gieo hạt giống cho cách mạng khắp bốn phương trời.”

Lý thuyết Bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918

I. Những sự kiện chính

1. Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884

2. Phong trào Cần Vương (1885 – 1896)

3. Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX (đến năm 1918)

II. Những nội dung chủ yếu

1. Vì sao Pháp xâm lược Việt Nam?

- Sự phát triển của chủ nghĩa thực dân, nhu cầu xâm chiếm thuộc địa,...

2. Nguyên nhân làm cho nước ta trở thành thuộc địa của thực dân Pháp là gì?

- Thái độ và trách nhiệm của triều đình Huế trong việc để mất nước,...

3. Nhận xét chung về phong trào kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX (từ sau năm 1884)

4. Những chuyển biến về kinh tế, tư tưởng, xã hội trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX

- Nguyên nhân của sự chuyển biến:

+ Tác động của cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam.

+ Những luồng tư tưởng tiến bộ trên thế giới dội vào.

+ Tấm gương tự cường của Nhật Bản.

- Những biểu hiện cụ thể:

Đánh giá

0

0 đánh giá