SBT Lịch sử 8 Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX | Giải SBT Lịch sử lớp 8

744

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX trang 93, 94 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:

SBT Lịch sử 8 Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX

Bài 1 trang 93 SBT Lịch sử 8: Hãy chọn đáp án đúng:

Câu 1: Yên Thế là địa danh thuộc tỉnh

A. Thái Nguyên

B. Tuyên Quang

C. Bắc Giang

D. Lạng Sơn

Trả lời:

Yên Thế là địa danh thuộc tỉnh Bắc Giang.

Chọn: C

Câu 2: Khởi nghĩa Yên Thế bùng nổ là để

A. Chống lại chính sách cai trị và bóc lột nông dân một cách hà khắc của triều đình.

B. Chống lại sự bình định và bóc lột của Pháp.

C. Chống lại sự cướp phá của quân Thanh.

D. Hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi.

Trả lời:

Khởi nghĩa Yên Thế bùng nổ là để chống lại sự bình định và bóc lột của Pháp.

Chọn: B

Câu 3: Khởi nghĩa Yên Thế diễn ra trong những năm

A. 1884-1892

B. 1884-1908

C. 1908-1913

D. 1884-1913

Trả lời:

Khởi nghĩa Yên Thế diễn ra trong những năm 1884 - 1913

Chọn: D

Câu 4: Trong suốt thời gian hoạt động, khởi nghĩa Yên Thế đã giảng hoà với quân Pháp

A. 1 lần

B. 2 lần

C. 3 lần

D. 4 lần

Trả lời:

Trong suốt thời gian hoạt động, khởi nghĩa Yên Thế đã giảng hoà với quân Pháp 2 lần.

Chọn: B

Câu 5: Đặc điểm nổi bật của phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX là 

A. Phong trào mang tính thần bí, tôn giáo

B. Phong trào diễn ra sôi nổi và có sự liên kết chặt chẽ với quân đội của triều đình

C. Phong trào nổ ra sau phong trào ở đồng bằng nhưng tồn tại bền bỉ và kéo dài 

D. Phong trào nổ ra ngay khi Pháp xâm lược nước ta và không ngừng lớn mạnh.

Trả lời:

Đặc điểm nổi bật của phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX là phong trào nổ ra sau phong trào ở đồng bằng nhưng tồn tại bền bỉ và kéo dài.

Chọn: C

Câu 6: Phong trào chống Pháp của đồng bảo miền núi cuối thế kỉ XIX có ý nghĩa

A. Làm lung lay ý chí xâm lược nước ta của thực dân Pháp.

B. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh ở miền xuôi.

C. Đây mạnh sự thất bại của Pháp ở nước ta.

D. Trực tiếp góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình định Việt Nam của thực dân Pháp.

Trả lời:

Phong trào chống Pháp của đồng bảo miền núi cuối thế kỉ XIX có ý nghĩa trực tiếp góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình định Việt Nam của thực dân Pháp.

Chọn: D

Bài 2 trang 94 SBT Lịch sử 8: Hãy hoàn thành những nội dung trong bảng về hoạt động chính và đặc điểm trong mỗi giai đoạn của khởi nghĩa Yên Thế.

Thời gian

Hoạt động chính

Đặc điểm

1884-1892

 

 

1893-1908

 

 

1909-1913

 

 

Trả lời:

Thời gian

Hoạt động chính

Đặc điểm

1884 - 1892

- Tại vùng Yên Thế có hàng chục toán quân chống Pháp hoạt động riêng lẻ, đặt dưới sự chỉ huy của các thủ lĩnh khác nhau, thủ lĩnh có uy tín nhất lúc đó là Đề.

- Năm 1891, nghĩa quân của Đề Nắm làm chủ một vùng rộng lớn và mở rộng hoạt động sang Phủ Lạng Thương (vùng thành phố Bắc Giang ngày nay).

- Tháng 3-1892, Pháp huy động quân, ồ ạt tấn công vào căn cứ của nghĩa quân. Lực lượng nghĩa quân bị tổn thất nặng, nhiều người bị địch bắt và giết hại, một số phải ra hàng.

- Tuy gặp khó khăn, nhưng thế mạnh của quân Yên Thế là thông thuộc địa hình và cơ động, giúp họ thoát được vòng vây của quân Pháp.

1893 - 1908

- Sau khi Đề Nắm hi sinh, Hoàng Hoa Thám (Đề Thám) tập hợp những toán quân binh còn sót lại, mở rộng địa bàn hoạt động.

- Trong bối cảnh khó khăn, Đề Thám phải giảng hòa với Pháp để có thời gian củng cố lực lượng.

- Tháng 10-1894, theo thỏa thuận giữa hai bên, quân Pháp rút khỏi Yên Thế, Đề Thám được cai quản bốn tổng: Yên Lễ, Mục Sơn, Nhã Nam, Hữu Thượng. Nhưng sau đó Pháp bội  ước, tổ chức tấn công lại (11-1895). Nghĩa quân phải chia nhỏ thành từng toán, trà trộn vào dân để hoạt động.

- Nhằm bảo toàn lực lượng, Đề Thám xin giảng hòa lần thứ hai (12-1897). Bề ngoài, Đề Thám tỏ ra phục tùng, nhưng bên trong thì ngấm ngầm chuẩn bị lực lượng chống Pháp.

- Tranh thủ thời gian hòa hoãn, Đề Thám cho nghĩa quân vừa sản xuất, vừa tích cực luyện tập quân sự chuẩn bị chiến đấu.

- Căn cứ Yên Thế trở thành nơi tụ hội của những nghĩa sĩ yêu nước từ khắp nơi kéo về (từ Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hưng Yên, Hải Dương…)

- Trước sự truy lùng và vây quét ráo riết của quân Pháp, lực lượng nghĩa quân ngày càng suy yếu.

- Để bảo toàn lực lượng, Đề Thám lại xin giảng hòa với Pháp lấn thứ hai.

- Thực dân Pháp lúc này cũng muốn chấm dứt xung đột để tiến hành khai thác thuộc địa. 

1909 - 1913

- Năm 1908, phát hiện vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội có sự tham gia của Đề Thám.

- Tháng 1 - 1909, quân cả Pháp và ngụy ào ạt tấn công vào Yên Thế. Nghĩa quân vừa chống đỡ, vừa chuyển dần xuống Phúc Yên, Vĩnh Yên, Bắc Ninh, rồi rút sang Tam Đảo, Thái Nguyên. Trên đường di chuyển, nghĩa quân vẫn tổ chức đánh trả quyết liệt, gây cho địch những thiệt hại nặng nề.

- Quân Đề Thám thua nhiều trận quan trọng, bị quân Pháp vây hãm tại Yên Thế.

- Tháng 2-1913, khi Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

Bài 3 trang 94 SBT Lịch sử 8: Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?

Trả lời:

Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với những cuộc khởi nghĩa cùng thời:

- Mục tiêu: bảo vệ xóm làng, cuộc sống của mình, không phải là khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời.

- Lãnh đạo: không phải các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.

- Lực lượng tham gia: đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.

- Địa bàn hoạt động: khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng rừng núi trung du Bắc Kì.

- Về cách đánh: nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động, giảng hòa khi cần thiết,...

- Thời gian tồn tại: cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.

- Ý nghĩa: khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.

- Tính chất: là một phong trào yêu nước, không nằm trong phong trào Cần Vương.

Đánh giá

0

0 đánh giá