SBT Lịch sử 8 Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) | Giải SBT Lịch sử lớp 8

632

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Lịch sử lớp 8 SBT Lịch sử 8 Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) trang 72, 73, 74, 75 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:

SBT Lịch sử 8 Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

Bài 1 trang 72 SBT Lịch sử 8: Hãy chọn đáp án đúng:

Câu 1: Khối phát xít hình thành sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới bao gồm các nước

A. Anh - Pháp - Mĩ.

B. Anh - Pháp - Nga 

C. Đức - I-ta-li-a - Nhật Bản

Trả lời:

Khối phát xít hình thành sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới bao gồm các nước Đức - I-ta-li-a - Nhật Bản.

Chọn: C

Câu 2: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc càng thêm sâu sắc, nhưng giữa các nước đế quốc, phát xít lại có một điểm chung là

A. đều đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô

B. đều coi Liên Xô là kẻ thù tiêu diệt 

C. đều tập trung sức mạnh phát triển kinh tế và quân sự tấn công Liên Xô

D. đều thực hiện đường lối thoả hiệp, nhượng bộ Liên Xô

Trả lời:

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc càng thêm sâu sắc, nhưng giữa các nước đế quốc, phát xít lại có một điểm chung là đều coi Liên Xô là kẻ thù tiêu diệt

Chọn: B

Câu 3: Trong những nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai so với Chiến tranh thế giới thứ nhất có điểm khác là:

A. Do mâu thuẫn về thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc 

B. Có sự hình thành hai khối đế quốc đối lập nhau 

C. Đức là lò lửa gây ra chiến tranh 

D. Do hậu quả của đại khủng hoảng kinh tế - xã hội

Trả lời:

Trong những nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai so với Chiến tranh thế giới thứ nhất có điểm khác là do hậu quả của đại khủng hoảng kinh tế - xã hội.

Chọn: D

Câu 4: Chính sách Anh - Pháp - Mĩ trước hành động ráo riết chuẩn bị chiến tranh của khối phát xít là 

A. Tập trung, không can thiệp vào bất cứ hoạt động nào xảy ra ngoài lãnh thổ nước mình.

B. Thoả hiệp, nhượng bộ khối phát xít nhằm chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô.

C. Kiên quyết chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hoà bình thế giới.

D. Chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh với khối phát xít để bảo vệ thị trường và thuộc địa của mình.

Trả lời:

Chính sách Anh - Pháp - Mĩ trước hành động ráo riết chuẩn bị chiến tranh của khối phát xít là thoả hiệp, nhượng bộ khối phát xít nhằm chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô.

Chọn: B

Câu 5: Mĩ tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai khi 

A. Đức đánh chiếm 1 loạt các nước châu Âu (trừ Anh và hai nước trung lập).

B. Đức tấn công Liên Xô.

C. Nhật Bản tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu Cảng.

D. Nhật Bản chiếm vùng Đông Nam Á và một số đảo ở Thái Bình Dương.

Trả lời:

Mĩ tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai khi Nhật Bản tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu Cảng.

Chọn: C

Câu 6: Mặt trận Đồng minh chống phát xít được thành lập nhằm 

A. Đoàn kết và tập hợp các lực lượng chống phát xít trên toàn thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

B. Tập hợp các lực lượng dân chủ tiến bộ ở Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản đấu tranh tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

C. Tập hợp các lực lượng dân chủ tiến bộ ở các nước đế quốc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít. 

D. Đoàn kết và tập hợp giai cấp công nhân trên thế giới đấu tranh tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

Trả lời:

Mặt trận Đồng minh chống phát xít được thành lập nhằm đoàn kết và tập hợp các lực lượng chống phát xít trên toàn thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

Chọn: A

Câu 7: Sự kiện đánh dấu bước ngoặt của cuộc chiến tranh là

A. Liên Xô tham gia chiến tranh.

B. Mĩ tham gia chiến tranh.

C. Hồng quân Liên Xô phản công quân Đức tại Xta-lin-grát.

D. Hồng quân Liên Xô phản công quân Đức tại tại vòng cung Cuốc-xcơ.

D. Anh - Pháp - Đức - Mĩ

Trả lời:

Sự kiện đánh dấu bước ngoặt của cuộc chiến tranh là Hồng quân Liên Xô phản công quân Đức tại Xta-lin-grát.

Chọn: C

Bài 2 trang 73 SBT Lịch sử 8: Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô ☐ trước các câu sau.

1. ☐ Những mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai.

2. ☐ Với sự thoả hiệp của Anh, Pháp đã ngăn cản được sự tấn công thôn tính châu Âu của phát xít Đức.

3. ☐ Giai đoạn đầu, Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, từ khi Liên Xô tham chiến trở thành cuộc chiến tranh chính nghĩa của lực lượng Đồng minh, đứng đầu là Liên Xô, chống chủ nghĩa phát xít, giải phóng dân tộc.

4. ☐ Sau khi chiến thắng Hồng quân Liên Xô ở Xta-lin-grát (2-1943), phát xít Đức đã kí văn kiện đầu hàng đồng minh không điều kiện.

5. ☐ Việc Mĩ ném bom nguyên tử huỷ diệt hai thành phố ở Nhật Bản đã quyết định việc Nhật Bản phải đầu hàng đồng minh không điều kiện.

Trả lời:

Đúng: 1, 3 

Sai:  2, 4, 5

Bài 3 trang 74 SBT Lịch sử 8: Hãy hoàn thiện bảng sau về những sự kiện chính về Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945).

Thời gian

Sự kiện chính

 

Phát xít Đức tấn công Ba Lan

Ngày 3-9-1939

 

 

Phát xít Đức tấn công Liên Xô

Ngày 7-12-1941

 

 

Quân I-ta-li-a tấn công Ai Cập. Chiến tranh lan rộng toàn thế giới

Tháng 1-1942

 

 

Hồng quân Liên Xô tấn công ở Xta-lin-grát, tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển cục diện của cuộc chiến tranh thế giới.

Tháng 5-1953

 

 

Liên quân Mĩ - Anh đổ bộ vào miền Bắc nước Pháp, mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu.

Ngày 9-5-1945

 

Ngày 6 và 9-8-1945

 

 

Nhật Bản đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

Trả lời:

Thời gian

Sự kiện chính

Tháng 9-1939 đến tháng 9-1940

Phát xít Đức tấn công Ba Lan

Ngày 3-9-1939

Anh - Pháp tuyên chiến với Đức, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

 Ngày 22-6-1941

Phát xít Đức tấn công Liên Xô.

Ngày 7-12-1941

Nhật - Bản tấn công Mĩ ở Trân Châu cảng.

Tháng 09-1940

Quân I-ta-li-a tấn công Ai Cập. Chiến tranh lan rộng toàn thế giới.

Tháng 1-1942

Tại Oa-sinh-tơn đã kí kết bản "Tuyên bố Liên hợp quốc" của 26 nước.

Ngày 17-7-1942 đến ngày 2-2-1953

Hồng quân Liên Xô tấn công ở Xta-lin-grát, tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển cục diện của cuộc chiến tranh thế giới.

Tháng 5-1943

Quân Đức bị đại bại ở mặt trận Liên Xô không đủ sức chống đỡ nữa, bị quân Mĩ - Anh dồn lên khu vực Đông Bắc Tuynidi và phải hạ khí giới (ngày 12-5-1943). Chiến sự ở Bắc Phi chấm dứt.

Ngày 6-6-1944

Liên quân Mĩ - Anh đổ bộ vào miền Bắc nước Pháp, mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu.

Ngày 9-5-1945

Phát xít Đức kí văn kiện đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

Ngày 6 và 9-8-1945

Mĩ ném bom xuống Hiroshima Nhật Bản.

Ngày 15-8-1945

Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

Bài 4 trang 75 SBT Lịch sử 8: Trình bày nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945).

Trả lời:

- Những mâu thuẫn vốn có giữa các nước đế quốc về thị trường và thuộc địa lại tiếp tục nảy sinh sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1939 - 1933) càng làm gay gắt thêm những mâu thuẫn đó.

- Chính sách thù địch chống Liên Xô càng thúc đẩy các nước đế quốc phát động chiến tranh xâm lược nhằm xóa bỏ nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới.

- Từ những năm 30, đã hình thành hai khối đế quốc đối địch nhau với các chính sách đối ngoại khác nhau. Với chính sách hiếu chiến xâm lược, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản chủ trương nhanh chóng phát động chiến tranh thế giới.

- Các nước Anh, Pháp, Mĩ lại thực hiện đường lối nhân nhượng, thỏa hiệp với các nước phát xít, cố làm cho các nước này chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. Nhưng với những tính toán của mình, Đức đã tiến đánh các nước tư bản châu Âu trước khi tấn công Liên Xô. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

* Nguyên nhân sâu xa:

- Do sự chệnh lệch trình độ phát triển giữa các nước tư bản, dẫn đến những mâu thuẫn về thuộc địa, thị trường.

- Việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Véc-xai - Oa-sinh-tơn không còn phù hợp nữa. Đưa đến một cuộc chiến tranh mới để phân chia lại thế giới.

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã làm những mâu thuẫn trở nên sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.

- Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, Nhật Bản Italia. Nhưng các cường quốc phương Tây lại dung túng, nhượng bộ, tạo điều kiện cho phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

Bài 5 trang 75 SBT Lịch sử 8: Nêu tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai.

Trả lời:

Tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai:

- Giai đoạn 1939 - 1941: là cuộc chiến tranh đế quốc, xâm lược phi nghĩa. Sự bành trướng của phát xít Đức ở châu Âu đã chà đạp nghiêm trọng lên quyền độc lập, tự chủ thiêng liêng của các dân tộc, đã đẩy hàng triệu người dân vô tội vào chết chóc.

- Giai đoạn 1941 - 1945: là cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít do các cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đi đầu.

Bài 6 trang 75 SBT Lịch sử 8: Liên Xô có vai trò như thế nào trong chiến tranh thế giới thứ hai?

Trả lời:

Vai trò của Liên Xô trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945):

- Là nước đi đầu, tập hợp các lực lượng yêu chuộng hòa bình đấu tranh chống phát xít.

- Đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức, giải phóng lãnh thổ Liên Xô.

- Giúp đỡ các nước Đông Âu giải phóng đất nước khỏi ách phát xít. Tiến công đến tận sào huyệt của chủ nghĩa phát xít Đức.

- Tiêu diệt phát xít Nhật, buộc Nhật phải đầu hàng không điều kiện.

- Tổ chức các hội nghị quốc tế: I-an-ta, Pốt-xđam bàn việc kết thúc chiến tranh

 

Đánh giá

0

0 đánh giá