Giải Lịch Sử 8 Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)

1.4 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Lịch Sử lớp 8 Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) lớp 8.

Giải bài tập Lịch Sử lớp 8 Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi Trang 104 SGK Lịch sử 8: Quan sát bức tranh, em hãy giải thích tại sao Hít-le lại tấn công các nước châu Âu trước?

Trả lời:

Hình 75: Tranh biếm họa ở châu Âu năm 1939: Hít-le được ví như người khổng lồ, xung quanh là các chính khách châu Âu đã nhượng bộ Hít-le

* Nhận xét:

- Trong bức tranh, Hít-le được ví như người khổng lồ, xung quanh là các nhà lãnh đạo các nước châu Âu (Anh, Pháp,...) được xem như những người tí hon đã nhượng bộ và bị Hít-le điều khiển.

- Chính thái độ nhượng bộ, thỏa hiệp của giới lãnh đạo các nước châu Âu đã tạo điều kiện cho Hít-le tự do hành động, tấn công xâm lược châu Âu trước, vì thấy chưa đủ sức tấn công Liên Xô. Đức cần phải chuẩn bị tích lũy lực lượng đủ mạnh để tấn công Liên Xô.

Trả lời câu hỏi 1 Trang 105 SGK Lịch sử 8: Nêu diễn biến chính của giai đoạn đầu Chiến tranh thế giới thứ hai.

Trả lời:

* Mặt trận Châu Âu:

- Từ ngày 1-9-1939 đến ngày 22-6-1941, Đức hoàn toàn nắm quyền chủ động trên chiến trường, bằng chiến thuật chớp nhoáng, Đức đánh chiếm hầu hết các nước châu Âu (trừ Anh và một vài nước trung lập).

- Ngày 22-6-1941, phát xít Đức tấn công và dần dần tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô.

* Mặt trận Châu Á - Thái Bình Dương:

- Ngày 7-12-1941, Nhật Bản bất ngờ tấn công hạm đội của Mĩ ở Chân Châu Cảng (đảo Ha-oai).

- Quân Nhật chiếm toàn bộ Đông Nam Á và một số đảo ở Thái Bình Dương.

* Mặt trận Bắc Phi:

- Tháng 9-1940, quân I-ta-li-a tấn công Ai Cập. Chiến tranh lan rộng trên toàn thế giới.

* Tháng 1-1942, Mặt trận đồng minh chống phát xít được thành lập nhằm đoàn kết và tập hợp các lực lượng chống phát xít trên toàn thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

Trả lời câu hỏi 2 Trang 105 SGK Lịch sử 8: Liên Xô có vai trò như thế nào trong việc đánh thắng chủ nghĩa phát xít?

Trả lời:

Liên Xô đóng vai trò là lực lượng đi đầu và là lực lượng then chốt góp phần quyết định thắng lợi trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít.

Trả lời câu hỏi 1 Trang 108 SGK Lịch sử 8: Qua các hình 77, 78, 79, em suy nghĩ gì về hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với nhân loại?

Trả lời:
 

* Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai:

- Chiến tranh kết thúc với sự thất bại của chủ nghĩa phát xít. Tuy nhiên, hậu quả của cuộc chiến để lại là cho toàn nhân loại.

- Là cuộc chiến tranh tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người: 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1.000 năm trước cộng lại.

- Chúng ta phải ngăn chặn chiến tranh, phải làm thế nào để chiến tranh không bao giờ xảy ra nữa, đó là trách nhiệm của mỗi người, mỗi quốc gia và toàn nhân loại.

Câu hỏi và bài tập (trang 108 sgk Lịch Sử 8)

Bài 1 Trang 108 SGK Lịch sử 8: Vì sao chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ?

Trả lời:

* Nguyên nhân sâu xa:

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, những mâu thuẫn mới về quyền lợi, về thị trường và thuộc địa lại tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc.

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 làm cho những mâu thuẫn vốn có càng thêm sâu sắc.

- Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản chạy đua vũ trang, phát động chiến tranh chia lại thế giới.

- Sự thỏa hiệp, nhân nhượng của các nước Anh, Pháp, Mĩ và âm mưu chĩa mũi nhọn về phía Liên Xô đã tạo cơ hội cho chủ nghĩa phát xít châm ngòi lửa chiến tranh.

Bài 2 Trang 108 SGK Lịch sử 8: Lập niên biểu về những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)

Trả lời:

* Niên biển những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)
 

Lý thuyết Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)

I. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai

- Những mâu thuẫn vốn có giữa các nước đế quốc về thị trường và thuộc địa lại tiếp tục nảy sinh sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1939 - 1933) càng làm gay gắt thêm những mâu thuẫn đó.

- Chính sách thù địch chống Liên Xô càng thúc đẩy các nước đế quốc phát động chiến tranh xâm lược nhằm xóa bỏ nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới.

- Từ những năm 30, đã hình thành hai khối đế quốc đối địch nhau với các chính sách đối ngoại khác nhau. Với chính sách hiếu chiến xâm lược, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản chủ trương nhanh chóng phát động chiến tranh thế giới.

- Các nước Anh, Pháp, Mĩ lại thực hiện đường lối nhân nhượng, thỏa hiệp với các nước phát xít, cố làm cho các nước này chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. Nhưng với những tính toán của mình, Đức đã tiến đánh các nước tư bản châu Âu trước khi tấn công Liên Xô. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

II. Những diễn biến chính

*Bảng diễn biến chính của chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

III. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai

- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của các nước phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. Khối Đồng minh (Liên Xô, Mĩ, Anh) đã chiến thắng.

- Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người (60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật và những thiệt hại vật chất khổng lồ).

- Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

* Vì sao tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai lại thay đổi khi nhân dân Liên Xô tiến hành cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc? Vai trò của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít?

- Chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra do mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc (đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa, phản động, ăn cướp...). Song tính chất của cuộc chiến tranh đã thay đổi khi nhân dân Liên Xô tiến hành cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Bởi vì:

Cuộc chiến tranh đã trở thành sự đối đầu giữa hai lực lượng, hai phe:

+ Phe chính nghĩa: nhân dân Liên Xô bảo vệ Tổ quốc mình và đóng vai trò chủ chốt cùng các lực lượng Đồng minh và nhân loại tiến bộ, góp phần tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trên toàn thế giới.

+ Phe phi nghĩa: phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản; những kẻ đã gây ra chiến tranh nhằm chia lại thế giới.

* Vai trò của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã làm cho các nước đế quốc phân chia làm hai khối đối địch:

+ Khối phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản (tìm cách thoát khỏi khủng hoảng bằng con đường gây chiến tranh phân chia lại thế giới).

+ Khối Anh, Pháp, Mỹ (muốn giữ nguyên trạng thế giới).

=> Cả hai khối tuy mâu thuẫn gay gắt với nhau nhưng đều coi Liên Xô là kẻ thù chung cần phải tiêu diệt. Các nước Anh, Pháp, Mỹ muốn mượn bàn tay của các nước phát xít để tiêu diệt Liên Xô; vì thế, họ thực hiện đường lối thoả hiệp, nhượng bộ để khối phát xít tấn công Liên Xô.

- Khi phát xít Đức tấn công Liên Xô, nhân dân Liên Xô tiến hành kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, Liên Xô đã đóng vai trò là lực lượng đi đầu và là lực lượng chủ chốt góp phần quyết định cùng lực lượng Đồng minh và nhân loại tiến bộ tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trên toàn thế giới

Đánh giá

0

0 đánh giá