20 câu Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 1 (Kết nối tri thức) có đáp án 2024: Tự hào về truyền thống quê hương

4.1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm GDCD lớp 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm GDCD 7. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Phần 1. Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam?

A. Yêu nước.

B. Hiếu học.

C. Dũng cảm.

D. Ích kỉ.

Đáp án đúng là: D

- Một số truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam là: yêu nước; hiếu học; dũng cảm…

Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phải là biện pháp để giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?

A. Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

B. Thái độ kì thị sự khác biệt văn hóa giữa các vùng miền.

C. Kính trọng và biết ơn những người có công với quê hương.

D. Tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa của quê hương.

Đáp án đúng là: B

Chúng ta cần tìm hiểu và tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương, từ đó có những việc làm phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống đó, như: tôn trọng sự khác biệt văn hóa vùng miền; Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa; Kính trọng và biết ơn những người có công với quê hương; Tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa của quê hương….

Câu 3. Nhân vật nào dưới đây thể hiện niềm tự hào về truyền thống quê hương?

A. Bạn M xấu hổ về nghề làm gốm của địa phương vì cho rằng nghề này lạc hậu.

B. Bà P tăng giá cả hàng hóa gấp nhiều lần khi bán cho khách du lịch nước ngoài.

C. Bạn K lập nhóm tìm hiểu truyền thống yêu nước của thành phố nơi mình sống.

D. Chị G tuyên truyền những thông tin sai lệch về văn hóa quê hương trên Fakebook.

Đáp án đúng là: C

Hành động của bạn K thể hiện niềm tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Câu 4. Chúng ta cần tôn trọng sự đa dạng văn hóa vùng miền, vì mỗi địa phương đều

A. có những nét đẹp văn hóa, truyền thống riêng.

B. giống nhau về văn hóa ẩm thực, trang phục.

C. có những nghề thủ công truyền thống giống nhau.

D. giống nhau về trang phục và lễ hội truyền thống.

Đáp án đúng là: A

Chúng ta cần tôn trọng sự đa dạng văn hóa vùng miền, vì mỗi địa phương đều có những nét đẹp văn hóa, truyền thống riêng.

Câu 5. Hiến máu cứu người là một nghĩa cử cao đẹp thể hiện truyền thống

A. yêu nước, chống ngoại xâm.

B. lao động cần cù.

C. kiên cường, bất khuất.

D. tương thân tương ái.

Đáp án đúng là: D

Tôn sư trọng đạo là truyền thống thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình.

Câu 6. Câu ca dao dưới đây đề cập đến truyền thống nào của tỉnh Bắc Ninh?

“Ai về Nội Duệ, Cầu Lim

Nghe câu quan họ, đi tìm người thương”

A. Đờn ca tài tử.

B. Dân ca ví, dặm.

C. Nhã nhạc cung đình.

D. Dân ca quan họ.

Đáp án đúng là: D

Câu ca dao trên đề cập đến làn điệu dân ca quan họ - một trong những truyền thống của quê hương Bắc Ninh.

Câu 7. Truyền thống quê hương là những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương được truyền từ

A. đời này sang đời khác.

B. nơi này sang nơi khác.

C. tỉnh này sang tỉnh khác.

D. vùng này sang vùng khác.

Đáp án đúng là: A

Truyền thống quê hương là những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương được truyền từ đời này sang đời khác (sgk – trang 5)

Câu 8. Dân ca quan họ là loại hình nghệ thuật dân gian nổi tiếng của người dân vùng

A. Kinh Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang).

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Tây Nguyên và Nam Bộ.

Đáp án đúng là: A

Dân ca quan họ là loại hình nghệ thuật dân gian nổi tiếng của người dân vùng Kinh Bắc xưa (thuộc Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay).

Câu 9. Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về truyền thống quê hương?

A. Là những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương được truyền từ đời này sang đời khác.

B. Mỗi vùng miền, địa phương đều có những truyền thống tốt đẹp về ẩm thực, lễ hội,…

C. Tự hào về truyền thống quê hương cũng chính là tự hào về nguồn gốc, tổ tiên mình.

D. Nghề thủ công truyền thống không còn là niềm tự hào của quê hương vì quá lạc hậu.

Đáp án đúng là: D

Dù xã hội đã phát triển hiện đại hơn trước, nhưng nghề thủ công truyền thống vẫn là một trong nhưng niềm tự hào về truyền thống quê hương.

Câu 10. Một trong những lễ hội truyền thống của người dân huyện Mỹ Đức (Hà Nội) là

A. lễ hội chùa Hương.

B. lễ cày tịch điền Đọi Sơn.

C. lễ hội Lồng Tồng.

D. lễ hội cồng chiêng.

Đáp án đúng là: A

Một trong những lễ hội truyền thống của người dân huyện Mỹ Đức (Hà Nội) là lễ hội chùa Hương.

Câu 11. Học sinh tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học của quê hương khi

A. tìm hiểu truyền thống đánh giặc.

B. tích cực học tập, rèn luyện

C. tham gia giữ gìn an ninh thôn, xóm.

D. tích cực lao động sản xuất.

Đáp án đúng là: B

Học sinh tích cực tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học của quê hương khi tích cực học tập, rèn luyện

Câu 12. Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống yêu nước?

A. Mỗi khi gặp công việc nặng nhọc, anh P thường bỏ cuộc.

B. Bạn K thường xuyên trốn học, không làm bài tập về nhà.

C. Anh T được nhận danh hiệu nhân viên xuất sắc năm vì sự chăm chỉ.

D. Anh Q hào hứng đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi (18 tuổi).

Đáp án đúng là: D

Anh Q hào hứng đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi (18 tuổi) là biểu hiện của truyền thống yêu nước

Câu 13. Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, Thanh thường được nghe ông kể về thời kháng chiến chống thực dân, đế quốc của người dân Thủ đô. Thanh rất tự hào và rủ bạn bè cùng lập nhóm tìm hiểu lịch sử chống giặc ngoại xâm của các thế hệ trước. Nếu nhận được lời mời của Thanh, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Không tham gia, vì không nên hoài cổ về quá khứ.

B. Làm ngơ vì truyền thống đó không gì đáng tự hào.

C. Đồng ý và tham gia một cách hăng hái, tích cực.

D. Không thích nhưng vẫn đồng ý để khỏi mất lòng bạn.

Đáp án đúng là: C

Nếu nhận được lời mời của Thanh, em nên đồng ý và tham gia một cách hăng hái, tích cực. Vì việc làm của Thanh và nhóm bạn là biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống quê hương, đất nước.

Câu 14. Từ nhỏ, H đã yêu thích những bộ trang phục truyền thống nhiều màu sắc, được thêu cầu kì của dân tộc mình và luôn ao ước có thể làm những bộ trang phục đẹp như vậy. H dự định sẽ tự may, thêu cho mình bộ trang phục truyền thống của người Dao quê mình và mặc trong lễ tốt nghiệp trung học cơ sở. Biết được dự định của H, các bạn T và X đã cười phá lên và mỉa mai H là quê mùa.

Theo em, trong trường hợp trên, nhân vật nào đã thể hiện niềm tự hào về truyền thống quê hương?

A. Bạn H.

B. Bạn T.

C. Bạn P.

D. Cả 3 bạn H, T, P.

Đáp án đúng là: A

Trong trường hợp trên, bạn H đã thể hiện niềm tự hào về truyền thống quê hương vì bạn rất yêu thích trang phục truyền thống và mong muốn mặc trang phục đó trong dịp tốt nghiệp THCS.

Câu 15. Bà H là chủ một cơ sở kinh doanh hải sản ở Nha Trang. Khi bán hải sản cho khách hàng, bà H luôn cân đúng trọng lượng, niêm yết giá cả rõ ràng. Thấy vậy, bà P (chị gái của bà H) không đồng tình, bà P cho rằng: kinh doanh mà thật thà như thế thì không thu được nhiều lợi nhuận.

Theo em, trong trường hợp trên, nhân vật nào đã có suy nghĩ/ hành động gây tổn hại đến truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương?

A. Bà H.

B. Bà P.

C. Bà H và bà P.

D. Không có nhân vật nào.

Đáp án đúng là: B

Suy nghĩ và hành động của bà P sẽ gây tổn hại, làm xấu đi hình ảnh của quê hương.

Phần 2. Lý thuyết GDCD 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

1. Một số truyền thống của quê hương

- Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miề địa phương được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Những truyền thống tốt đẹp của quê hương như:

+ Yêu nước, đoàn kết, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm;

+ Cần cù, sáng tạo trọng lao động;

+ Tôn sư trọng đạo, hiếu học, hiếu thảo;

+ Các lễ hội văn hóa truyền thống, những loại hình nghệ thuật dân gian, nghề truyền thống... được biểu hiện cụ thể ở mỗi vùng miền địa phương.

Lý thuyết Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương - Kết nối tri thức (ảnh 1) Lý thuyết Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Điệu múa truyền thống của người Chăm

ở Khánh Hòa

Trang phục truyền thống của người

Dao đỏ ở Lào Cai

2. Giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương

- Tự hào về truyền thống của quê hương là sự tự tin, hãnh diện về những giá trị mà người dân ở quê hương đã sáng tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Chúng ta cần tìm hiểu và tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương, từ đó có những việc làm phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống đó như:

+ Tôn trọng sự đa dạng văn hóa vùng miền;

+ Kính trọng và biết ơn những người có công với quê hương, đất nước, tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa;

+ Tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa của quê hương;...

- Cần phê pháp ngăn chặn những việc làm trái ngược gây tổn hại đến những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Lý thuyết Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương - Kết nối tri thức (ảnh 1) Lý thuyết Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Quét dọn nghĩa trang liệt sĩ

Tham gia Hội thi Đờn ca tài tử

Xem thêm các bài trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 3: Học tập tự giác, tích cực

Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 4: Giữ chữ tín

Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

Đánh giá

0

0 đánh giá