Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 92 Tập 1 | Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 7

9.7 K

Tài liệu Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 92 Tập 1 Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 92 hay nhất

Câu 1 trang 92 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Giải thích nghĩa của các từ in đậm trong những dòng thơ sau:

a. Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy bên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ.

b. Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.

c. Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Trả lời:

a. 

- Hình ảnh “lộc” trong đoạn thơ có thể hiểu:

+ Lộc của “người ra đồng”: nói về những người lao động, những người ươm mầm cho sự sống, ươm mầm non trên những cánh đồng quê hương. Từ “lộc” cho ta liên tưởng tới những cánh đồng mênh mông với những chồi non nhú lên xanh biếc từ những hạt thóc giống mùa xuân. Từ “lộc” còn mang sức sống, sức mạnh của con người. 

+ Lộc của “người cầm súng”: liên tưởng đến những người chiến sĩ, những người cầm súng khi ra trận, trên vai trên lưng có cành lá ngụy trang. Những cành lá ấy mang lộc biếc, chồi non, mang theo cả mùa xuân của thiên nhiên, cây cỏ. 

b. 

- Từ “đi” theo nghĩa thông thường có thể hiểu là hành động di chuyển bằng đôi chân của con người. Nhưng khi đặt trong bối cảnh đoạn thơ trên có thể hiểu “đi” ở đây là sự phát triển tiến tới không ngừng của đất nước.

c. 

- Từ “làm” theo nghĩa thông thường được hiểu là hành động dùng công sức vào những việc khác nhau, nhằm một mục đích nhất định nào đó. Còn từ “làm” trong văn bản có thể hiểu là khao khát được hóa thân vào những sự vật, sự việc trong bài thơ để cống hiến những tinh hoa cho cuộc đời.

Câu 2 trang 93 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Từ giọt trong đoạn thơ sau có nhiều cách hiểu khác nhau. Người cho là giọt sương, người hiểu là giọt mưa xuân và có người lại giải thích là “giọt âm thanh” tiếng chim. Theo em, trong ngữ cảnh này, có thể chọn cách hiểu nào? Vì sao?

Ơi, con chim chiền chiện

 Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

Trả lời:

– Có thể hiểu từ “giọt” trong câu thơ theo nhiều cách khác nhau. Trước hết, “giọt long lanh” là những giọt mưa mùa xuân, giọt sương mùa xuân, trong sáng, rơi xuống từng nhành cây, kẽ lá như những hạt ngọc.

– Ở đây, giọt long lanh cũng có thể được hiểu theo nghĩa ẩn dụng chuyển đổi cảm giác. Tiếng chim từ chỗ là âm thanh (cảm nhận bằng thính giác) chuyển thành từng giọt (hình và khối, cảm nhận bằng thị giác), từng giọt ấy lại long lanh ánh sáng và màu sắc, có thể cảm nhận bằng xúc giác “Tôi đưa tay tôi hứng”. Dù hiểu theo cách nào thì hai câu thơ vẫn thể hiện cảm xúc say sưa, ngây ngất của tác giả trước cảnh đất trời xứ Huế vào xuân, thể hiện mong muốn hoá vào thiên nhiên đất trời. Và trong ngữ cảnh này, em sẽ chọn cách hiểu thứ hai, tức hiểu “giọt” ở đây là âm thanh của tiếng chim, cách hiểu này để lại nhiều giá trị nghệ thuật cho bài thơ hơn và cũng tạo mối liên kết chặt chẽ với câu thơ trước

Câu 3 trang 93 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Theo em, trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, biện pháp tu từ nào có vị trí nổi bật nhất? Hãy cho biết tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó.

Trả lời:

- Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ sử dụng nhiều biện pháp tu từ như điệp từ, liệt kê, ẩn dụ trong đó nổi bật nhất là biện pháp tu từ ẩn dụ. 

- Biện pháp ẩn dụ được thể hiện qua các hình ảnh như:

+  Con chim, cành hoa, nốt trầm, mùa xuân nho nhỏ đều là những ẩn dụ cho vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời và cũng là biểu tượng cho lẽ sống đẹp của con người.

+ Giọt long lanh rơi ẩn dụ cho tiếng chim hót du dương, ca ngợi đất trời. 

+ Tuổi hai mươi và khi tóc bạc ẩn dụ cho con người lúc tuổi trẻ và khi tuổi đã cao.

- Biện pháp tu từ ẩn dụ có tác dụng tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho văn bản đồng thời nhấn mạnh vẻ đẹp của mùa xuân cũng như thể hiện khao khát cống hiến mãnh liệt của tác giả đối với quê hương, đất nước

Xem thêm các bài soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Mùa xuân nho nhỏ

Gò me

Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 95 Tập 1

Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi

Đánh giá

0

0 đánh giá