Vở bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam | Giải VBT Lịch sử lớp 8

794

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Lịch sử lớp 8  Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam trang 84, 85, 86 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Lịch sử lớp 8  Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam

Bài tập 1 trang 84 Vở bài tập Lịch sử 8: a) Em hãy hoàn thiện sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam do thực dân Pháp dựng lên:

b) Sơ đồ trên cho ta thấy điều gì? Em đồng ý với nhận định nào dưới đây thì đánh dấu x vào ô trống tương ứng:

☐ Thực dân Pháp thực hiện chính sách “chia để trị”.

☐ Thực dân Pháp chi phối toàn bộ chính quyền từ Trung ương đến địa phương.

☐ Kết hợp giữa nhà nước thực dân và quan lại phong kiến để cai trị.

☐ Đó là chính sách cai trị thâm độc của thực dân Pháp.

☐ Nhân dân Việt Nam rất căm thù bọn thực dân phong kiến.

Trả lời:

a)

b)

☒ Thực dân Pháp thực hiện chính sách “chia để trị”.

☒ Thực dân Pháp chi phối toàn bộ chính quyền từ Trung ương đến địa phương.

☒ Kết hợp giữa nhà nước thực dân và quan lại phong kiến để cai trị.

Bài tập 2 trang 85 Vở bài tập Lịch sử 8: a) Em hãy điền tiếp vào chỗ chấm (...) dưới đây nội dung của chính sách khai thác về kinh tế của thực dân Pháp ở Việt Nam trong những năm 1897 - 1918:

- Về nông nghiệp:

- Về công nghiệp:

- Về giao thông vận tải:

- Về thương nghiệp:

- Về tài chính:

b) Em hãy rút ra nhận xét về chính sách kinh tế của thực dân Pháp theo các ý sau:

- Về mục đích của những chính sách trên:

- Ảnh hưởng của chính sách kinh tế trên đối với nền kinh tế và đời sống của nhân dân ta:

Trả lời:

a)

- Về nông nghiệp:

+ Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất.

+ Duy trì phương thức sản xuất phong kiến (phát canh thu tô)

- Về công nghiệp:Tập trung vào công nghiệp khai thác: than và kim loại.

- Về giao thông vận tải: xây dựng hệ thống giao thông vận tải, đặc biệt là đường sắt.

- Về thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam.

- Về tài chính:

+ Tăng thuế cũ, đặt các loại thuế mới.

+ Bắt nhân dân phải mua trái phiếu do Pháp phát hành

b)

- Về mục đích: nhằm vơ vét tài nguyên thiên nhiên, sức người, sức của của Việt Nam để phục vụ cho sự phát triển của Pháp.

- Ảnh hưởng:

+ Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước được du nhập vào Việt Nam, mang lại nhiều tiến bộ hơn so với phương thức sản xuất phong kiến.

+ Kinh tế Việt Nam ngày càng kiệt quệ và bị lệ thuộc nặng nề vào nền kinh tế Pháp.

+ Đời sống của các tầng lớp nhân dân ngày càng khổ cực, bần cùng. Những cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân nổ ra khắp nơi.

Bài tập 3 trang 86 Vở bài tập Lịch sử 8: Em hãy nêu các chính sách về văn hóa, giáo dục mà thực dân Pháp đã thực hiện ở Việt Nam trong thời gian này.

Trả lời:

Các chính sách về văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp:

- Vẫn duy trì chế độ giáo dục phong kiến.

- Mở một số trường học, cơ sở văn hóa, y tế để phục vụ nhu cầu học tập của con em quan chức thực dân và đào tạo một lớp người bản xứ phục vụ cho việc cai trị.

- Thi hành chính sách “ngu dân”, kìm hãm nhân dân ta trong vòng lạc hậu: khuyến khích các hủ tục lạc hậu, cho phép buôn bán thuốc phiện,…

Bài tập 4 trang 86 Vở bài tập Lịch sử 8: a) Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, tình hình các giai cấp trong xã hội Việt Nam có sự thay đổi như thế nào?

Đánh dấu x vào ô trống đầu câu trả lời đúng:

☐ Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng và làm tay sai cho Pháp, số lượng ngày càng đông và dần phân hóa thành hai bộ phận;

☐ Giai cấp nông dân lâm vào tình cảnh nghèo khổkhông lối thoát;

☐ Xuất hiện tầng lớp tư sản đầu tiên (nhà thầu khoán, đại lý, xí nghiệp,...);

☐ Xuất hiện tầng lớp tiểu tư sản (chủ buôn bán nhỏ, viên chức, giáo viên, học sinh,…);

☐ Hình thành giai cấp công nhân.

b) Các giai cấp, tầng lớp trên có thái độ khác nhau đối với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Dựa vào SGK, em hãy viết tiếp vào chỗ chấm (...) để hoàn thành các câu sau:

- Một bộ phận địa chủ phong kiến câu kết với đế quốc để áp bức, bóc lột nhân dân; còn địa chủ vừa và nhỏ…

- Nông dân sẵn sàng hưởng ứng, tham gia… vì căm ghét thực dân Pháp và phong kiến.

- Tầng lớp tư sản chưa dám... vì yếu ớt.

- Tầng lớp tiểu tư sản, đặc biệt là nhà giáo, thanh niên, học sinh, có ý thức dân tộc, tích cực…

- Công nhân sớm có … vì bị áp bức, bóc lột nặng nề.

Trả lời:

a)

☒ Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng và làm tay sai cho Pháp, số lượng ngày càng đông và dần phân hóa thành hai bộ phận;

☒ Giai cấp nông dân lâm vào tình cảnh nghèo khổkhông lối thoát;

☒ Xuất hiện tầng lớp tư sản đầu tiên (nhà thầu khoán, đại lý, xí nghiệp,...);

☒ Xuất hiện tầng lớp tiểu tư sản (chủ buôn bán nhỏ, viên chức, giáo viên, học sinh,…);

☒ Hình thành giai cấp công nhân.

b)

- Một bộ phận địa chủ phong kiến câu kết với đế quốc để áp bức, bóc lột nhân dân; còn địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

- Nông dân sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các cuộc đấu tranh vì căm ghét thực dân Pháp và phong kiến.

- Tầng lớp tư sản chưa dám tỏ thái độ hưởng ứng hay tham gia các cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc vì yếu ớt.

- Tầng lớp tiểu tư sản, đặc biệt là nhà giáo, thanh niên, học sinh, có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào các cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

- Công nhân sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ vì bị áp bức, bóc lột nặng nề.

Đánh giá

0

0 đánh giá