Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trang 62, 63 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:
Vở bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
- Kinh tế:
- Xã hội:
Trả lời:
- Kinh tế:
+ Từ năm 1918 - 1927, kinh tế phát triển. Biểu hiện: Sản lượng công nghiệp tăng nhanh, nhiều công ty mới xuất hiện, thị trường buôn bán mở rộng,… Nông nghiệp không có gì thay đổi.
+ Từ năm 1927, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế Nhật Bản lâm vào khủng hoảng.
- Xã hội: không ổn định.
+ Năm 1918, cuộc “bạo động lúa gạo” bùng nổ.
+ Phong trào bãi công của công nhân cũng diễn ra sôi nổi.
+ Tháng 7 - 1922, Đảng Cộng sản Nhật Bản thành lập đã lãnh đạo phong trào công nhân.
Nội dung |
Nhật Bản |
Mĩ |
Hoàn cảnh lịch sử |
|
|
Tốc độ tăng trưởng kinh tế |
|
|
Tình hình chính trị - xã hội |
|
|
Trả lời:
Nội dung |
Nhật Bản |
Mĩ |
Hoàn cảnh lịch sử (Giống nhau) |
Thu được nhiều lợi và không mất mát gì trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. |
Thu được nhiều lợi và không mất mát gì trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. |
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (Khác nhau) |
Kinh tế phát triển một thời gian ngắn rồi nhanh chóng lâm vào khủng hoảng, suy thoái. |
Kinh tế phát triển nhanh, mạnh và trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. |
Tình hình chính trị - xã hội (Khác nhau) |
Không ổn định, phong trào đấu tranh của nhân dân lao động diễn ra sôi nổi. |
Xã hội ổn định, nền thống trị của giai cấp tư sản được củng cố. |
a) Tác động của khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đối với nước Nhật:
b) Nhật Bản đi theo con đường phát xít hóa như thế nào?
Trả lời:
a) Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 có tác động mạnh đối với nước Nhật:
- Kinh tế: lâm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng. Sản lượng công nghiệp giảm mạnh, năm 1931 giảm 32,5%, ngoại thương giảm 80%.
- Xã hội: không ổn định, số người thất nghiệp lên tới 3 triệu người, các cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân diễn ra sôi nổi.
- Chính trị: lực lượng quân phiệt ngày càng tăng cường ảnh hưởng trong đời sống chính trị Nhật Bản.
b) Nhật Bản chuyển sang chế độ độc tài phát xít thông qua việc:
- Thứ nhất: quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.
- Thứ hai: tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa: đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc và tiến hành xâm lược Trung Quốc với quy mô ngày càng rộng.