Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) trang 60, 61 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:
Vở bài tập Lịch sử lớp 8 Bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
Đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng:
☐ Bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh
☐ Kinh tế tăng trưởng nhanh chóng
☐ Là trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế
☐ Lâm vào tình trạng khủng hoảng thừa.
Trả lời:
☒ Kinh tế tăng trưởng nhanh chóng
☒ Là trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế
- Hình 65:
- Hình 66:
- Hình 67:
Trả lời:
- Hình 65: Bãi đỗ ô tô ở Niu Óoc năm 1928 chật ních những chiếc ô tô.
=> Ngành công nghiệp sản xuất ô tô của Mĩ lúc này rất phát triển.
- Hình 66: Công nhân xây dựng cao ốc ở Mĩ.
=> Sự phát triển của ngành xây dựng vào lúc bấy giờ đã xây dựng được những tòa cao ốc chọc trời.
- Hình 67: Nhà ở của người lao động Mĩ trong những năm 20.
=> Đời sống cực khổ của người lao động Mĩ. Từ đó, thể hiện sự phân hóa giàu - nghèo vô cùng sâu sắc ở Mĩ.
Trả lời:
Nhận xét nền kinh tế Mĩ (1929 - 1939):
- Nước Mĩ có một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở thập niên 20 của thế kỉ XX (ở hình 65,66) nhưng không ổn định và có sự phân hóa giàu nghèo sâu sắc (ở hình 67).
- Trong những năm 1929 – 1933, nền kinh tế Mĩ lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Sự suy thoái của các ngành kinh tế đã khiến cho hàng số lượng người thất nghiệp ngày càng tăng (ở hình 68).
“Chính sách mới bao gồm các biện pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính. Chính phủ Ru-dơ-ven đã ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng với những quy định chặt chẽ, đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước. Nhà nước Mĩ tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội”.
- Nhận xét:…
Trả lời:
- Nhận xét:
+ Chính sách mới nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, khôi phục sự phát triển kinh tế, tài chính nước Mĩ.
+ Vai trò của Nhà nước được tăng cường.
=> Nhờ chính sách kinh tế mới mà nước Mĩ đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng, kinh tế được khôi phục và phát triển trở lại, xã hội ổn định.
Nội dung |
Các nước tư bản châu Âu |
Nước Mĩ |
Tình hình sau Chiến tranh thế giới thứ nhất |
|
|
Sự phát triển kinh tế |
|
|
Chính trị - xã hội |
|
|
Kết quả |
|
|
Trả lời:
Nội dung |
Các nước tư bản châu Âu |
Nước Mĩ |
Tình hình sau Chiến tranh thế giới thứ nhất |
- Xuất hiện một số quốc gia mới: Áo, Ba Lan,… - Chịu nhiều tổn thất nặng nề sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. |
- Làm giàu từ việc buôn bán vũ khí cho các bên trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. |
Sự phát triển kinh tế |
- 1918 - 1923: kinh tế suy sụp nghiêm trọng. - 1924 - 1929: nền kinh tế dần được phục hồi và phát triển trở lại. - 1929 - 1933: lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái. - 1933 - 1939: kinh tế được phục hồi. |
- 1918 - 1929: kinh tế phát triển mạnh mẽ, trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính thế giới. - 1929 - 1933: lâm vào cuộc khủng hoảng, suy thái nghiêm trọng. - 1933 - 1939: nền kinh tế được phục hồi và phát triển trở lại. |
Chính trị - xã hội |
- 1918 - 1923: phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản diễn ra sôi nổi. - 1924 - 1929: nền thống trị của giai cấp tư sản được củng cố. Xã hội ổn định. - 1929 - 1939: Nhiều cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản nổ ra. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện ở một số nước như: Đức, Italia,… |
- 1918 - 1929: chính trị - xã hội ổn định, nền thống trị của giai cấp tư sản được củng cố. - 1929 - 1933: phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng toàn nước Mĩ. - 1933 - 1939: chế độ Dân chủ tư sản được duy trì, xã hội ổn định. |
Kết quả |
- Chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở một số nước => nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới. |
- Nền kinh tế Mĩ phục hồi và phát triển trở lại. - Tình hình chính trị - xã hội ổn định. |