Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Lịch Sử lớp 8 Bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) lớp 8.
Giải bài tập Lịch Sử lớp 8 Bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
Trả lời câu hỏi giữa bài
Trả lời câu hỏi 1 Trang 93 SGK Lịch sử 8: Theo em, hai bức ảnh trên phản ánh điều gì?
Trả lời:
- Hai bức ảnh trên cho thấy sự phồn vinh của kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX.
+ Hình 65 “Bãi đỗ ô tô ở Niu Oóc năm 1928”: hình ảnh một bãi ô tô chật kín những chiếc xe, thể hiện sự phát triển kinh tế công nghiệp, nhất là ngành công nghiệp sản xuất ô tô của Mĩ đứng đầu thế giới lúc bấy giờ.
+ Hình 66 “Công nhân xây dựng cao ốc ở Mĩ”: cho thấy sự phát triển của ngành xây dựng cũng như sản xuất gang thép của Mĩ.
Trả lời câu hỏi 2 Trang 94 SGK Lịch sử 8: Qua các hình 65, 66, 67, em có nhận xét gì về những hình ảnh khác nhau của nước Mĩ?
Trả lời:
- Hình 67 “Nhà ở của người lao động Mĩ trong những năm 20”: cho thấy sự nghèo khổ của những người lao động Mĩ. Phải sinh sống trong những căn nhà ổ chuột chật hẹp, lụp xụp, tạm bợ.
=> Qua 3 bức hình 65, 66, 67 cho ta thấy nền kinh tế Mĩ có sự phát triển phồn vinh. Tuy nhiên, cùng với đó là sự phân hóa giàu nghèo sâu sắc, nhân dân lao động Mĩ không hề được hưởng những thành tựu đó. Đây là kết quả phát triển tất yếu của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Trả lời câu hỏi 3 Trang 94 SGK Lịch sử 8: Đảng Cộng sản Mĩ được thành lập trong hoàn cảnh nào?
- Đầu thập niên 20 của thế kỉ XX, phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ trên khắp các bang của nước Mĩ. Do giai cấp công nhân bị bóc lột, thất nghiệp, do những bất công xã hội và nạn phân biệt chủng tộc.
- Tháng 5-1921, Đảng Cộng sản Mĩ được thành lập và trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân Mĩ.
Trả lời câu hỏi 1 Trang 95 SGK Lịch sử 8: Gánh nặng cuộc khủng hoảng ở Mĩ chủ yếu đè lên vai tầng lớp nào?
Gánh nặng cuộc khủng hoảng ở Mĩ chủ yếu đè lên vai tầng lớp nhân dân lao động: nông dân, công nhân, thợ thủ công, thương nhân,…
Trả lời câu hỏi 2 Trang 95 SGK Lịch sử 8: Nêu nhận xét của em về Chính sách mới qua hình 69.
Trả lời:
- Hình 69: Bức tranh đương thời mô tả Chính sách mới (Người khổng lồ tượng trưng cho Nhà nước). Trong bức ảnh, người khổng lồ sử dụng sức mạnh to lớn của mình để thâu tóm các nhà máy, xí nghiệp, làng mạc, trang trại,…
- Chính sách mới của Ru-dơ-ven đã ban hành các đạo luật phục hưng công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng,… dưới sự thâu tóm, quản lí chặt chẽ của Nhà nước (Người khổng lồ) nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế.
Chính sách mới kịp thời giải quyết được hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ, đưa nền kinh tế Mĩ nhanh chóng phục hồi và phát triển. Giải quyết việc làm cho người lao động trong thời điểm đó và góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản.
Câu hỏi và bài tập (trang 95 sgk Lịch Sử 8)
Bài 1 Trang 95 SGK Lịch sử 8: Kinh tế Mĩ đã phát triển như thế nào trong thập niên 20 của thế kỉ XX?
- Mĩ bước vào thời kì phồn vinh trong thập niên 20 và trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.
- Về công nghiệp:
+ Trong những năm 1923 - 1929, sản lượng công nghiệp của Mĩ tăng 69%.
+ Năm 1928, vượt quá sản lượng của toàn châu Âu và chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới.
+ Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, dầu lửa, thép,…
- Về tài chính: Mĩ nắm 60% trữ lượng vàng của thế giới.
* Hạn chế:
Sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành công nghiệp, giữa công nghiệp với nông nghiệp, và không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng => Dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.
Bài 2 Trang 95 SGK Lịch sử 8: Vì sao nước Mĩ thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933?
Trả lời:
Bài 3 Trang 95 SGK Lịch sử 8: Trình bày nội dung chủ yếu của chính sách mới của Ph. Ru-dơ-ven.
* Nội dung chủ yếu của chính sách mới của Ph. Ru-dơ-ven:
- Các biện pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của nền kinh tế - tài chính.
- Ban hành các đạo luật phục hưng công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng... với những quy định chặt chẽ, đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.
- Nhà nước tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.
=> Nhờ những nội dung trên của Chính sách mới nước Mĩ đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.
Lý thuyết Bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
I. Nước mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong những năm 20, nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số một của thế giới.
- Năm 1928, Mĩ chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới, đứng đầu thế giới về nhiều ngành công nghiệp như xe hơi, dầu mỏ, thép... và nắm 60 % dự trữ vàng của thế giới.
- Nước Mĩ chú trọng cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền nhằm nâng cao năng suất và tăng cường độ lao động của công nhân.
- Do bị áp bức bóc lột và nạn phân biệt chủng tộc, phong trào công nhân phát triển ở nhiều bang trong nước. Tháng 5 - 1921, Đảng Cộng sản Mĩ thành lập, đánh dấu sự phát triển của phong trào công nhân Mĩ.
II. Nước mĩ trong những năm 1929 - 1939
- Cuối tháng 10 - 1929, nước Mĩ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy. Nền kinh tế - tài chính Mĩ bị chấn động dữ dội.
+ Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm 2 lần so với năm 1929.
+ khoảng 75 % chủ trang trại bị phá sản.
+ Hàng chục triệu người thất nghiệp.
- Các mâu thuẫn xã hội trở nên hết sức gay gắt, đã dẫn tới các cuộc biểu tình, tuần hành diễn ra sôi nổi trong cả nước.
- Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã đưa ra Chính sách mới.
- Mục đích:
+ Vực dậy nền kinh tế
+ Ổn định tình hình chính trị - xã hội.
- Nội dung:
+ Công nghiệp, nông nghiệp
+ Đạo luật phục hưng công nghiệp, đạo luật ngân hàng, đạo luật trong lĩnh vực nông nghiệp.
+ Tăng cường vai trò của nhà nước trong kiểm soát và điều tiết nền kinh tế.
- Kết quả:
+ Phục hồi nền kinh tế.
+ Nhiều công ăn, việc làm.
+ Nền dân chủ tư sản được duy trì.