Vở thực hành Ngữ văn 7 (Chân trời sáng tạo) Phần viết

1.6 K

 Với giải vở thực hành Ngữ văn 7 Phần viết sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải VTH Ngữ văn lớp 7 Phần viết

Viết bài văn biểu cảm về con người

Bài tập 1 trang 73 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Xác định yêu cầu đối với bài văn biểu cảm về con người bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

- Bài văn được viết để bộc lộ cảm xúc về đối tượng nào?

- Người viết thể hiện cảm xúc như thế nào đối với nhân vật?

- Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài viết biểu cảm về con người là gì?

- Người viết đưa ra nhận xét chung như thế nào về nhân vật?

- Em rút ra kinh nghiệm gì trong cách viết bài văn biểu cảm về con người.

Trả lời:

Yêu cầu đối với bài văn biểu cảm về con người:

- Bài văn được viết để bộc lộ cảm xúc về con người.

- Người viết bộc lộ cảm xúc qua việc kể, tả lại các kỉ niệm cảm động, đáng nhớ về nhân vật và nêu lí do.

- Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài viết là biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả.

- Nhận xét chung của người viết về nhân vật: nhận xét về đặc điểm tính cách của nhân vật.

- Kinh nghiệm: biết cách kết hợp yếu tố biểu cảm với các yếu tố miêu tả và tự sự. Chỉnh sửa bài viết cho hợp lí hơn.

Bài tập 2 trang 74 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2:Xây dựng dàn ý bài văn biểu cảm về một nhân vật trong tác phẩm văn học mà em yêu thích bằng cách hoàn thành phiếu sau:

Dàn ý bài văn biểu cảm về một nhân vật trong tác phẩm văn học

I. Giới thiệu chung

- Nhân vật:

- Trong tác phẩm: của tác giả:

- Cảm nhận chung về nhân vật:

II. Cảm xúc về nhân vật

1. Luận điểm 1:

- Lí lẽ:

- Bằng chứng:

2. Luận điểm 2:

- Lí lẽ:

- Bằng chứng:

3. Luận điểm 3:

- Lí lẽ:

- Bằng chứng:

III. Nhận xét chung

- Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản:

- Nhận xét chung, khái quát về nhân vật:

Trả lời:

Dàn ý bài văn biểu cảm về một nhân vật trong tác phẩm văn học

I. Giới thiệu chung

- Nhân vật: Lượm

- Trong tác phẩm: Lượm của tác giả: Tố Hữu

- Cảm nhận chung về nhân vật: thán phục và cần noi gương

II. Cảm xúc về nhân vật

1. Luận điểm 1: Giới thiệu chung về chú bé Lượm.

- Lí lẽ: Lượm là một cậu bé thanh mảnh, nhỏ nhắn

- Bằng chứng: Cậu có đôi chân thật nhanh nhẹn, ca nô đội lệch, mồm huýt sáo vang, như con chim chích….

2. Luận điểm 2: Lượm không nề nguy hiểm

- Lí lẽ: Tuy công việc của người chiến sĩ nhỏ rất nguy hiểm nhưng cậu rất yêu thích công việc mà mình đã lựa chọn.

- Bằng chứng: Lượm rất lạc quan trong khi làm nhiệm vụ. Cậu nhảy nhót trên đường, vừa đi, vừa nhảy, cười tít cả hai mắt. Ngày qua ngày, Lượm như một con chim đang hướng tới mặt trời rực rỡ.

3. Luận điểm 3: Cái chết của chú bé anh hùng làm tim người đọc nhói đau.

- Lí lẽ: Lượm đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.

- Bằng chứng: Đạn bay vun vút như đan chéo vào nhau đuổi thẹo chú bé. Lượm chạy như bay nhưng vẫn không tránh được những viên đạn của địch. Chú bé ngã xuống, tay vẫn nắm chặt bông lúa thơm ngát.

III. Nhận xét chung

- Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản: biểu cảm, miêu tả và tự sự.

- Nhận xét chung, khái quát về nhân vật: Lượm thật xứng đáng là một tấm gương sáng cho các thế hệ thiếu niên nhi đồng trong hiện tại và trong tương lai noi theo.

Bài tập 3 trang 75 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Ghi lại cảm xúc của em (5 – 7 câu) về cuộc gặp gỡ với một nhân vật đã để lại cho bản thân những ấn tượng sâu sắc.

Trả lời:

Khi bắt gặp hình ảnh chú bé Lượm trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Tố Hữu, trong em đã có những tình cảm xúc động với nhân vật này. Người đọc ấn tượng với Lượm bởi ngoại hình nhỏ nhắn đáng yêu. Những việc làm của Lượm đã cho em thấy sự dũng cảm của người liên lạc nhỏ tuổi. Lượm đã không ngại hy sinh để bảo vệ quê hương đất nước. Cái chết của Lượm đã làm cho em suy nghĩ mãi. Lượm là một tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo.

Bài tập 4 trang 75 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Từ dàn ý ở bài tập 2, hãy viết lại thành một bài văn biểu cảm về con người (800 chữ).

Trả lời:

 nước ta, ai cũng biết rất nhiều những anh hùng đã hi sinh để bảo vệ và giành lại độc lập cho đất nước. Nhưng trong số các anh hùng đó, người mà em và bao các bạn thiếu nhi như em rất thán phục và cần noi gương chính là nhân vật Lượm trong văn bản Lượm của nhà thơ Tố Hữu.

Lượm là một cậu bé thanh mảnh, nhỏ nhắn. Cậu có đôi chân thật nhanh nhẹn. Đặc biệt, Lượm luôn đội chiếc mũ ca lô trên đầu, lệch về một phía trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu. Chú liên lạc này luôn đeo một cái xắc xinh xinh trên vai trông rất ra dáng “cán bộ”. Đó cũng là một cậu bé rất yêu đời. Miệng cậu luôn huýt sáo như những con chim chích đang hót vang lưng trời. Tuy công việc của người chiến sĩ nhỏ rất nguy hiểm nhưng cậu rất yêu thích công việc mà mình đã lựa chọn. Lượm rất lạc quan trong khi làm nhiệm vụ. Cậu nhảy nhót trên đường, vừa đi, vừa nhảy, cười tít cả hai mắt. Ngày qua ngày, Lượm như một con chim đang hướng tới mặt trời rực rỡ.

Lượm không nề nguy hiểm. Cậu đã vượt qua bom đạn để đưa những bức thư khẩn cực kỳ quan trọng cho các đơn vị khác. Cho đến một ngày, Lượm đi liên lạc trên một con đường làng quê vắng vẻ. Những bông lúa chín vàng đã làm Lượm ngây ngất trong mùi thơm ngọt ngào. Cái mũ ca lô của chú bé nhấp nhô trên đồng. Lượm bị phát hiện, thế là những tiếng súng vang lên. Đạn bay vun vút như đan chéo vào nhau đuổi thẹo chú bé. Lượm chạy như bay nhưng vẫn không tránh được những viên đạn của địch. Chú bé ngã xuống, tay vẫn nắm chặt bông lúa thơm ngát.

Cái chết của chú bé anh hùng làm tim người đọc nhói đau. Chú bé đã thanh thản ra đi giữa hương thơm của lúa. Quê hương mở rộng vòng tay đón chú vào lòng. Lượm ơi, còn không? Câu hỏi xoáy vào lòng người đọc. Chú bé ngã xuống nhưng vẫn còn mãi với quê hương và sống mãi trong lòng bạn đọc với tất cả lòng yêu thương và kính trọng.

Lượm thật xứng đáng là một tấm gương sáng cho các thế hệ thiếu niên nhi đồng trong hiện tại và trong tương lai noi theo.

Bài tập 5 trang 77 VTH Ngữ Văn 7 Tập 2: Tự đánh giá bài văn biểu cảm về con người vừa hoàn thành theo các gợi ý trong bảng bên dưới:

Nội dung kiểm tra

Đạt

Chưa đạt

Định hướng điều chỉnh

Đánh giá chung

Dùng ngôi thứ nhất.

 

 

 

Chuyển ý linh hoạt, logic, gợi sự hấp dẫn.

 

 

 

Bài viết đúng chính tả, trình bày sáng rõ.

 

 

 

Mở bài

Giới thiệu về nhân vật để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc (trong tác phẩm văn học hoặc trong cuộc sống).

 

 

 

Cảm xúc chung.

 

 

 

Thân bài

Bộc lộ cảm xúc cụ thể về nhân vật để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc (từ 2 cảm xúc trở lên).

 

 

 

Kết hợp yếu tố miêu tả để lí giải cảm xúc.

 

 

 

Kết bài

Khái quát cảm xúc chung.

 

 

 

Rút ra điều đáng nhớ.

 

 

 

Nhận xét chung về bài viết:

Trả lời:

Nội dung kiểm tra

Đạt

Chưa đạt

Định hướng điều chỉnh

Đánh giá chung

Dùng ngôi thứ nhất.

x

 

 

Chuyển ý linh hoạt, logic, gợi sự hấp dẫn.

x

 

 

Bài viết đúng chính tả, trình bày sáng rõ.

x

 

 

Mở bài

Giới thiệu về nhân vật để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc (trong tác phẩm văn học hoặc trong cuộc sống).

x

 

 

Cảm xúc chung.

x

 

 

Thân bài

Bộc lộ cảm xúc cụ thể về nhân vật để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc (từ 2 cảm xúc trở lên).

x

 

 

Kết hợp yếu tố miêu tả để lí giải cảm xúc.

x

 

 

Kết bài

Khái quát cảm xúc chung.

x

 

 

Rút ra điều đáng nhớ.

x

 

 

Nhận xét chung về bài viết: Bài viết đạt

Đánh giá

0

0 đánh giá