Vở thực hành Ngữ văn 7 (Chân trời sáng tạo) Phần đọc

2 K

 Với giải vở thực hành Ngữ văn 7 Phần đọc sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Ngữ văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải VTH Ngữ văn lớp 7 Phần đọc

Văn bản 1. Chúng ta có thể đọc nhanh hơn? (A-đam Khu)

Bài tập 1 trang 63 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Theo em, thế nào là vấn đề gây tranh cãi? Cho một vài ví dụ.

Cột A

 

Cột B

1

Thông tin cơ bản

a

là từ, ngữ biểu hị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản thông tin và văn bản nghị luận.

2

Chi tiết trong văn bản thông tin

b

là lời giải thích liên quan đến từ ngữ, chi tiết, nguồn trích dẫn,… được dùng trong từng trang văn bản, đặt ở chân trang.

3

Cước chú

c

là thông tin chính, quan trọng, toát ra từ toàn bộ văn bản.

4

Tài liệu tham khảo

d

là đơn vị nhỏ làm cơ sở và góp phần làm sáng tỏ thông tin chính, được triển khai qua các đề mục, tiểu mục hoặc các phần, các đoạn trong văn bản, bao gồm cả chi tiết biểu đạt bằng ngôn ngữ lẫn phi ngôn ngữ (số liệu, sơ đồ, hình ảnh, bảng biểu,…)

5

Thuật ngữ

e

là danh mục các tài liệu (sách, công trình, bài báo,…) được tác giả văn bản trích dẫn và được trình bày theo một quy cách nhất định.

Trả lời:

1 – c; 2 – d; 3 – b; 4 – e; 5 – a.

Bài tập 2 trang 64 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Đọc văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn? và hoàn thành phiếu học tập sau:

Vở thực hành Ngữ Văn 7 Chúng ta có thể đọc nhanh hơn | VTH Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Vở thực hành Ngữ Văn 7 Chúng ta có thể đọc nhanh hơn | VTH Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

Bài tập 3 trang 64 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Xác định thông tin cơ bản và thông tin chi tiết của văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn? theo sơ đồ sau:

Vở thực hành Ngữ Văn 7 Chúng ta có thể đọc nhanh hơn | VTH Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Vở thực hành Ngữ Văn 7 Chúng ta có thể đọc nhanh hơn | VTH Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

Bài tập 4 trang 65 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Liệt kê, chỉ ra vai trò của cước chú và tài liệu tham khảo được sử dụng trong văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn?

 

Liệt kê

Vai trò

Cước chú

 

 

Tài liệu tham khảo

 

 

Trả lời:

 

Liệt kê

Vai trò

Cước chú

- Chú thích 1.tr98: nhan đề văn bản do nhóm biên soạn đặt.

- Chú thích 1.tr100: phân biệt “đọc bằng mắt” và “đọc thầm”.

- Chú thích 1.tr101: mục tài liệu tham khảo tromg sách Tôi tài giỏi, bạn cũng thế!

Giải thích nhan đề, các nguồn trích dẫn, từ ngữ được sử dụng trong văn bản.

Tài liệu tham khảo

- Ban-lơ (Bandler), R., Cấu trúc của ma thuật II (The structure of magic II), California: Meta Publication, 1975.

- Ban-lơ (Bandler), R., Thời gian cho một thay đổi (Time for a change), California: Meta Publication, 1993.

- Bu-gian (Buzan), T., Sử dụng trí nhớ của bạn (Use your memory), London: BBC, 1989.

- Bu-gian (Buzan), T., Sách bản đồ tư duy (The mind map book), London: BBC, 1993.

- Rô-sờ (Rose), C., and Nicoll, M.J., Tăng tốc học hỏi cho thế kỉ XXI (Accelerated learning for the 21st century, New York: Dell Publishing, 1984.

- Sôn (Shone), S., Hình dung sáng tạo (Creative visualisation), London: The Aquarian Press, 1984.

Giúp người đọc nắm bắt được nguồn tài liệu tham khảo mà văn bản sử dụng.

 

Bài tập 5 trang 66 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1:Em rút ra được kinh nghiệm gì để luyện đọc nhanh hơn sau khi học văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn? Ngoài ra, em có lời khuyên nào khác để giúp mọi người đọc văn bản và nắm bắt thông tin nhanh hơn không?

Trả lời:

- Sau khi học văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn?, em có thể áp dụng các phương pháp hữu ích mà văn bản chỉ ra để có thể dễ hiểu, dễ nhớ hơn trong việc đọc sách.

- Cách giúp mọi người đọc văn bản và nắm bắt thông tin nhanh hơn: nghe giọng nói của mình khi đọc, cải thiện vốn từ vựng của mình và đọc nhiều hơn.

Văn bản 2. Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học (Du Gia Huy)

Bài tập 1 trang 66 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Đọc văn bản Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học và hoàn thành phiếu học tập sau:

Vở thực hành Ngữ Văn 7 Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học | VTH Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Vở thực hành Ngữ Văn 7 Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học | VTH Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

Bài tập 2 trang 67 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Hãy xác định các thông tin cơ bản của văn bản Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học vào bảng bên dưới:

Vở thực hành Ngữ Văn 7 Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học | VTH Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Vở thực hành Ngữ Văn 7 Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học | VTH Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

Bài tập 3 trang 67 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Tóm tắt nội dung của văn bản Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.

Vở thực hành Ngữ Văn 7 Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học | VTH Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Vở thực hành Ngữ Văn 7 Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học | VTH Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

Bài tập 4 trang 68 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Nhận xét vai trò của các từ ngữ, câu văn được in đậm trong văn bản Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học.

Trả lời:

Các từ ngữ, câu văn được in đậm và được đánh dấu bằng số thứ tự trong văn bản Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học có tác dụng đánh dấu nội dung chính trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản, giúp học sinh dễ nắm bắt được bài đọc.

Bài tập 5 trang 68 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Em rút ra được kinh nghiệm gì về cách ghi chép nội dung sau khi đọc văn bản Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học? Chia sẻ thêm cách khác mà em biết để ghi chép dễ hiểu, dễ nhớ hơn (nếu có).

Trả lời:

- Thông qua đọc văn bản, em có thể áp dụng các phương pháp trọng tâm đó để có thể ghi chép một cách khoa học hơn và đạt hiệu quả cao trong học tập.

- Ngoài ra để ghi chép dễ hiểu, dễ nhớ hơn ta có thể gạch chân các từ khóa trong bài học, từ đó ta đúc rút ra nội dung chính của bài.

Đọc mở rộng theo thể loại Văn bản. Phòng tránh đuối nước (Theo Nguyễn Trọng An)

Bài tập 1 trang 68 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Xác định nội dung chính của văn bản Phòng tránh đuối nước.

Trả lời:

Văn bản Phòng tránh đuối nước cung cấp cho chúng ta tri thức về cách phòng tránh đuối nước, các quy tắc đảm an toàn ở những nơi có nước sâu nguy hiểm,học bơi vàhướng dẫn chúng ta tuân thủ những quy tắc an toàn khi bơi lội.

Bài tập 2 trang 68 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Chỉ ra các thông tin cơ bản của văn bản Phòng tránh đuối nước vào bảng bên dưới:

Vở thực hành Ngữ Văn 7 Phòng tránh đuối nước | VTH Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Vở thực hành Ngữ Văn 7 Phòng tránh đuối nước | VTH Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

Bài tập 3 trang 69 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Nhận xét vai trò của các từ ngữ, câu văn được in đậm trong văn bản Phòng tránh đuối nước.

Trả lời:

Các từ ngữ, câu văn được in đậm trong văn bản Phòng tránh đuối nước có vai trò giúp người đọc nắm bắt được những thông tin cơ bản, quan trọng trong văn bản.

Bài tập 4 trang 69 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Những dấu hiệu nào cho em biết Phòng tránh đuối nước thuộc kiểu văn bản giới thiệu, thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong hoạt động?

Trả lời:

- Dấu hiệu chỉ ra Phòng tránh đuối nước thuộc kiểu văn bản giới thiệu, thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong hoạt động:

+ Mục đích viết: thuyết minh về các quy tắc phòng tránh đuối nước

+ Văn bản ngắn gọn, súc tích, sử dụng ngôn ngữ khoa học.

+ Hình thức văn bản chia rõ rệt thành các phần dễ hiểu, có hình ảnh minh họa sinh động.

Văn bản tự chọn trang 69

Bài tập 1 trang 69 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Ghi lại nhan đề 3 văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hay luật lệ trong hoạt động mà em đã từng đọc hoặc biết đến (có thể tìm ở thư viện hoặc Internet)

Trả lời:

Ca Huế, Hội thi thổi cơm, Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang.

Bài tập 2 trang 70 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Chọn 1 văn bản ở bài tập 1, sau đó hoàn thiện các nội dung sau:

- Nhan đề: ...........................................................................................................

- Sa-pô và vai trò của sa-pô:.................................................................................

- Mục đích của văn bản:.......................................................................................

- Tóm tắt nội dung chính của văn bản:..................................................................

- Thông tin chi tiết của văn bản:

+ Đề mục/ tiểu mục:.............................................................................................

+ Chi tiết biểu đạt bằng ngôn ngữ:........................................................................

+ Các yếu tố phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản:........................................

Trả lời:

- Nhan đề: Hội thi thổi cơm.

- Sa-pô và vai trò của sa-pô: (từ trong dịp lễ hội... đến nầu cơm) dẫn dắt, giới thiệu về lễ hộ thổi cơm.

- Mục đích của văn bản: giới thiệu về hội thi thổi cơm ở một số địa phương trên đất nước ta, đồng thời giới thiệu về luật lệ hình thức tổ chức các hội thi đó để thấy được sự đa dạng, độc đáo của từng hội thi.

- Tóm tắt nội dung chính của văn bản: Văn bản trình bày luật lệ, duy định, hình thức của một số hội thi nấu cơm trên cả nước: Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm – Hà Nội), thi nấu cơm ở hội làng Chuông (Hà Nội), thi nấu cơm ở hội Từ Trọng (Hoằng Hóa, Thanh Hóa), thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định).

- Thông tin chi tiết của văn bản:

+ Đề mục/ tiểu mục: gồm 4 đề mục về các cuộc thi nấu cơm ở từng các địa phương.

+ Chi tiết biểu đạt bằng ngôn ngữ: các thông tin nằm trong các mục của văn bản.

+ Các yếu tố phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản: 1 hình ảnh minh họa về cách thổi cơm.

Thực hành Tiếng Việt trang 70

Bài tập 1 trang 70 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Xác định các ý sau đúng hay sai bằng cách đánh dấu vào ô em lựa chọn:

 

Đúng

Sai

1. Thuật ngữ được dùng để biểu thị các khái niệm khoa học, công nghệ.

 

 

2. Thuật ngữ mang tính biểu cảm cao.

 

 

3. Mỗi thuật ngữ có thể biểu thị từ 1 đến 2 khái niệm.

 

 

4. Thuật ngữ thường được dùng trong văn bản thông tin và văn bản nghị luận.

 

 

5. Thuật ngữ có tính chính xác, khoa học.

 

 

6. Thuật ngữ có tính hình tượng, giàu hình ảnh.

 

 

Trả lời:

 

Đúng

Sai

1. Thuật ngữ được dùng để biểu thị các khái niệm khoa học, công nghệ.

x

 

2. Thuật ngữ mang tính biểu cảm cao.

 

x

3. Mỗi thuật ngữ có thể biểu thị từ 1 đến 2 khái niệm.

 

x

4. Thuật ngữ thường được dùng trong văn bản thông tin và văn bản nghị luận.

x

 

5. Thuật ngữ có tính chính xác, khoa học.

x

 

6. Thuật ngữ có tính hình tượng, giàu hình ảnh.

 

x

 

Bài tập 2 trang 71 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Tìm các thuật ngữ được sử dụng trong văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn?, Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học và Phòng tránh đuối nước.

Văn bản

Thuật ngữ được sử dụng

Chúng ta có thể đọc nhanh hơn?

 

Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học

 

Phòng tránh đuối nước

 

Trả lời:

Văn bản

Thuật ngữ được sử dụng

Chúng ta có thể đọc nhanh hơn?

từ khóa, tốc độ đọc, kĩ năng, từ khóa

Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học

quy tắc, từ khóa, câu chủ đề, phân vùng, trọng tâm, kí hiệu

Phòng tránh đuối nước

quy tắc, sấm chớp, mưa

 

Bài tập 3 trang 71 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Vận dụng những hiểu biết của em về thuật ngữ để hoàn thành phiếu học tập sau:

Lĩnh vực

Thuật ngữ thường được sử dụng

Văn học

 

Toán học

 

Khoa học tự nhiên

 

Công nghệ

 

Lịch sử - địa lí

 

Trả lời:

Lĩnh vực

Thuật ngữ thường được sử dụng

Văn học

tính từ, danh từ, truyền thần thoại, truyện cổ tích,...

Toán học

góc vuông, góc nhọn, định lý Py-ta-go,...

Khoa học tự nhiên

muối, lực, cơ thể, dung dịch, tế bào,...

Công nghệ

thuật toán, ứng dụng, trình duyệt,...

Lịch sử - địa lí

ngôi sao, đường đồng mức, thời kì đồ đá, ...

 

Bài tập 4 trang 72 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Tìm và xác định vai trò của các yếu tố phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản Chúng ta có đọc nhanh hơn?, Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học và Phòng tránh đuối nước vào bảng bên dưới:

Văn bản

Yếu tố phi ngôn ngữ được sử dụng

Vai trò của yếu tố phi ngôn ngữ

Chúng ta có thể đọc nhanh hơn?

 

 

Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học

 

 

Phòng tránh đuối nước

 

 

Trả lời:

Văn bản

Yếu tố phi ngôn ngữ được sử dụng

Vai trò của yếu tố phi ngôn ngữ

Chúng ta có thể đọc nhanh hơn?

Hình ảnh minh họa

Minh họa cách sử dụng bút chì khi đọc sách và các dùng mắt để đọc.

Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học

Hình ảnh minh họa

Minh họa cách phân vùng trong nội dung bài học

Phòng tránh đuối nước

Hình ảnh minh họa

Thu hút sự chú ý tức thì của người đọc, minh họa cho nội dung văn bản.

Đánh giá

0

0 đánh giá