20 câu Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 9 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Thực hành quan sát tế bào

2.8 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 9: Thực hành quan sát tế bào sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Sinh học 10.

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 9: Thực hành quan sát tế bào

Câu 1: Vì sao khi hong khô vết bôi vi khuẩn trên ngọn lửa đèn cồn cần hơ nhanh phía trên cao của ngọn lửa đèn cồn?

A. Vì tránh hơ quá nóng làm tế bào vi khuẩn bị vỡ ra.

B. Vì tránh hơ quá nóng làm tế bào vi khuẩn bị dài ra.

C. Vì tránh hơ quá nóng làm biến dạng hình thái của vi khuẩn.

D. Vì tránh hơ quá nóng làm tế bào vi khuẩn bị mất màu.

Đáp án đúng là: C

Khi hong khô vết bôi vi khuẩn trên ngọn lửa đèn cồn cần hơ nhanh phía trên cao của ngọn lửa đèn cồn vì tránh hơ quá nóng làm biến dạng hình thái của vi khuẩn.

Câu 2: Một học sinh tiến hành các bước làm tiêu bản vi khuẩn nhưng khi đưa tiêu bản đã làm lên kính hiển vi để quan sát thì không quan sát được hình ảnh của vi khuẩn. Theo em, bạn đó có thể đã làm sai bước nào trong quy trình làm tiêu bản?

A. Cố định mẫu hoặc nhuộm mẫu vật.

B. Nhuộm mẫu vật hoặc rửa mẫu nhuộm.

C. Cố định mẫu hoặc rửa mẫu nhuộm.

D. Dàn mỏng mẫu và nhuộm mẫu vật.

Đáp án đúng là: C

Không quan sát được hình ảnh của vi khuẩn trên tiêu bản có thể là do:

- Làm sai bước cố định mẫu: Khi hong khô vết bôi trên ngọn lửa đèn cồn đã để tiêu bản quá gần làm biến dạng hình thái của vi sinh vật.

- Làm sai bước rửa mẫu nhuộm: Rửa tiêu bản quá mạnh khiến trôi hết vi khuẩn trên tiêu bản.

Câu 3: Khi làm tiêu bản tế bào thài lài tía, tại sao cần tách lớp biểu bì càng mỏng càng tốt?

A. Vì nếu không tách được mỏng thì sẽ gây lãng phí mẫu vật.

B. Vì nếu không tách được mỏng thì tiêu bản sẽ bị lẫn nhiều bọt khí rất khó quan sát.

C. Vì nếu không tách được mỏng thì các lớp tế bào sẽ bị tách rời nhau rất khó quan sát.

D. Vì nếu không tách được mỏng thì các lớp tế bào sẽ chồng lên nhau rất khó quan sát.

Đáp án đúng là: D

Khi làm tiêu bản tế bào thài lài tía, cần tách lớp biểu bì càng mỏng càng tốtvì nếu không tách được mỏng thì các lớp tế bào sẽ chồng lên nhau rất khó quan sát.

Câu 4: Kí hiệu được đánh dấu trong tiêu bản dưới đây là thành phần nào của tế bào?

Trắc nghiệm Sinh 10 Kết nối tri thức Bài 9 (có đáp án): Thực hành quan sát tế bào

A. Ti thể.

B. Lục lạp.

C. Không bào.

D. Nhân tế bào.

Đáp án đúng là: D

Kí hiệu được đánh dấu trong tiêu bảnchính là nhân tế bào.

Câu 5: Quan sát tiêu bản của tế bào thực vật cho thấy nhân tế bào thường nằm lệch về một phía. Đặc điểm nào của tế bào thực vật giải thích cho hiện tượng này?

A. Tế bào thực vật có không bào trung tâm lớn.

B. Tế bào thực vật có nhiều lục lạp.

C. Tế bào thực vật có hệ thống lưới nội chất lớn.

D. Tế bào thực vật có bộ máy Golgi lớn.

Đáp án đúng là: A

Tế bào thực vật có không bào trung tâm lớn dẫn đến nhân bị đẩy lệch về một phía của tế bào.

Câu 6:Thiết bị hoặc dụng cụ nào sau đây thường không thể thiếu khi thực hành quan sát tế bào?

A. Dao nhỏ.

B. Kính hiển vi.

C. Đèn cồn.

D. Kim mũi mác.

Đáp án đúng là: B

Tế bào có kích thước nhỏ, thường không quan sát được bằng mắt thường → Kính hiển vi là thiết bị thường không thể thiếu khi thực hành quan sát tế bào.

Câu 7:Để quan sát được tế bào nhân sơ, người ta thường sử dụng mẫu vật nào dưới đây?

A. Nước dưa muối.

B. Lá thài lài tía.

C. Niêm mạc trong khoang miệng.

D. Thân cây bí ngô.

Đáp án đúng là: A

- Để quan sát được tế bào nhân sơ, người ta thường sử dụng mẫu vật là nước dưa muối vì trong nước dưa muối có nhiều tế bào vi khuẩn đặc biệt là vi khuẩn lên men lactic.

- Lá thài lài tía, niêm mạc trong khoang miệng, thân cây bí ngô là những mẫu vật có thể được sử dụng khi quan sát tế bào nhân thực.

Câu 8:Trình tự nào dưới đây là đúng khi mô tả về quy trình làm tiêu bản và quan sát tế bào nhân sơ?

A. Cố định mẫu → Nhuộm mẫu → Quan sát tiêu bản → Rửa mẫu nhuộm.

B. Cố định mẫu → Nhuộm mẫu → Rửa mẫu nhuộm → Quan sát tiêu bản.

C. Nhuộm mẫu → Cố định mẫu → Rửa mẫu nhuộm → Quan sát tiêu bản.

D. Nhuộm mẫu → Cố định mẫu → Quan sát tiêu bản → Rửa mẫu nhuộm.

Đáp án đúng là: B

Làm tiêu bảnvà quan sát tế bào nhân sơ (vi khuẩn)gồm 4 bước theo trình tự: Cố định mẫu → Nhuộm mẫu → Rửa mẫu nhuộm → Quan sát tiêu bản.

Câu 9:Trong làm tiêu bảntế bào nhân sơ, việc cố định mẫu có tác dụng

A. làm trong suốt tế bào.

B. làm ngừng sự phân hủy tế bào.

C. giữ nguyên thành phần hóa học của tế bào.

D. tăng cường khả năng nhuộm màu của tế bào.

Đáp án đúng là: D

Màng sinh chất của tế bào sống có tính thấm chọn lọc làm ngăn cản sự xâm nhập của thuốc nhuộm → Trong làm tiêu bảntế bào nhân sơ, việc cố định mẫu có tác dụng tăng cường khả năng nhuộm màu của tế bào.

Câu 10: Tại sao khi làm tiêu bản tế bào nhân sơ cần có bước nhuộm mẫu vật?

A. Vì tế bào nhân sơ thường không có màu nên việc nhuộm mẫu vật sẽ giúp việc quan sát dễ dàng hơn.

B. Vì tế bào nhân sơ thường có nhiều màu nên việc nhuộm mẫu vật sẽ giúp việc quan sát dễ dàng hơn.

C. Vì tế bào nhân sơ thường có nhiều màu nên việc nhuộm mẫu vật sẽ giúp tiêu bản có tính thẩm mĩ hơn.

D. Vì tế bào nhân sơ thường không có màu nên việc nhuộm mẫu vật sẽ giúp tiêu bản có tính thẩm mĩ hơn.

Đáp án đúng là: A

Vì tế bào nhân sơ thường không có màu nên việc nhuộm mẫu vật sẽ giúp việc quan sát dễ dàng hơn.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Sinh học 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 8: Tế bào nhân thực

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 9: Thực hành quan sát tế bào

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 10: Trao đổi chất qua màng tế bào

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 11: Thực hành thí nghiệm co và phản co nguyên sinh

Trắc nghiệm Sinh 10 Bài 12: Truyền tin tế bào

Đánh giá

0

0 đánh giá