Với giải Câu hỏi 7 trang 8 Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 1: Làm quen với Vật lí giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Vật lí lớp 10 Bài 1: Làm quen với Vật lí
Câu hỏi 7 trang 8 Vật lí lớp 10: Hãy nêu thêm ví dụ về việc dùng kiến thức vật lí để giải thích hiện tượng tự nhiên mà các em đã học
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học và liên hệ thực tế
Lời giải:
- Hiện tượng tự nhiên và giải thích
+ Giãn nở vì nhiệt của vật rắn: Khi ráp đường ray tàu hỏa, người ta thường đặt hai đầu thanh ray cách nhau chừng vài centimet để vào những ngày trời nắng, nhiệt độ tăng cao, các thanh ray nở ra không bị đội lên nhau làm hỏng đường tàu. Điều này cũng giải thích vì sao ở giữa các nhịp cầu nối đều có những khe hở nhỏ
+ Dẫn nhiệt: Khi đổ nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc thủy tinh có thành dày thường dễ nứt vỡ hơn so với cốc thủy tinh có thành mỏng. Thực vậy, thủy tinh dẫn nhiệt kém. Khi đổ nước sôi vào cốc thủy tinh có thành dày thì thành phần cốc bên trong (tiếp xúc với nước) có nhiệt độ tăng lên nhanh chóng và nở ra, trong khi đó thành bên ngoài chưa kịp nóng lên và chưa kịp nở ra. Sự nở vì nhiệt không đồng đều ở thành bên trong và thành bên ngoài cốc gây ra lực lớn làm nứt cốc. Với cốc thủy tinh cso thành mỏng thì thành cốc bên trong và bên ngoài có sự chênh lệch nhiệt độ không đáng kể, chúng nở ra một cách đồng đều nên ít bị nứt vỡ.
Xem thêm các bài giải Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 2 trang 7 Vật lí lớp 10: Em thích nhất lĩnh vực nào của Vật lí? Tại sao?...
Câu hỏi 1 trang 8 Vật lí lớp 10: Hãy nêu một số thiết bị có ứng dụng các kiến thức về nhiệt...
Câu hỏi 2 trang 11 Vật lí lớp 10: Hãy nêu tên một số mô hình lí thuyết mà em đã học...
Xem thêm các bài giải SGK Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 2: Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành vật lí
Bài 3: Thực hành tính sai số trong phép đo. Ghi kết quả đo
Bài 4: Độ dịch chuyển và quãng đường đi được