20 câu Trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 11 (Kết nối tri thức) có đáp án 2024: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Châu Phi

4.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa lí lớp 7 Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Châu Phi sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa lí 7. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Châu Phi. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Châu Phi

Phần 1. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Châu Phi

Câu 1. Ốc đảo là cảnh quan tiêu biểu của môi trường nào?

A. Môi trường xích đạo.                              

B. Môi trường nhiệt đới.

C. Môi trường hoang mạc.                                    

D. Môi trường cận nhiệt.

Đáp án đúng là:  C

Ốc đảo là cảnh quan tiêu biểu ở môi trường hoang mạc.

Câu 2. Phương tiện được sử dung để vận chuyển hàng hóa và buôn bán xuyên hoang mạc?

A. Ô tô.                                                      

B. Lạc đà.

C. Đường tàu.                                             

D. Máy bay.

Đáp án đúng là: B

Để vận chuyển hàng hóa và buôn bán xuyên hoang mạc, người ta dùng sức của lạc đà. (sgk trang 137)

Câu 3. Các nước trong môi trường địa trung hải chủ yếu trồng các loại cây gì?

A. Lúa mì, ngô, nho, cam, chanh, ô liu.                 

B. Lúa mì, ngô, cà phê, lúa mạch.

C. Mía, chè, thuốc lá, cà phê.                      

D. Cọ dầu, ca cao, cam, chanh.

Đáp án đúng là: A

Tận dụng lợi thế khí hậu ở môi trường cận nhiệt các nước đã trồng cây ăn quả (nho, cam, chanh, ô liu) và một số cây lương thực (lúa mì, ngô…) (sgk trang 137).

Câu 4. Đâu không phải là đặc điểm khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường xích đạo?

A. Các vùng chuyên canh cây công nghiệp theo quy mô lớn.

B. Nhiệt độ và độ ẩm cao.

C. Tầng mùn trong đất dễ bị nước mưa rửa trôi.

D. Hình thành vùng trồng cây ăn quả và cây ăn quả.

Đáp án đúng là:  D

Ở những khu vục có khí hậu nhiệt đới ẩm như Đông Nam Phi. Hình thành các vùng trồng cây ăn quả và cây công nghiệp (sgk trang 136).

Câu 5. Hình thức canh tác nào được sử dụng trong khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc?

A. Hình thành vùng chuyên canh cây ăn quả, cây công nghiệp.

B. Tập trung khai thác khoáng sản đặc biệt là: dầu mỏ và dầu khí.

C. Chăn nuôi du mục.

D. Hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp.

Đáp án đúng là: C

Do nguồn nước và thức ăn khan hiếm, đàn gia súc được di chuyển từ nơi này đến nơi khác (chăn nuôi dụ mục) - sgk trang 136.

Câu 6. Hình thức canh tác làm nương rẫy nằm ở môi trường nào?

A. Môi trường xích đạo.

B. Môi trường nhiệt đới.

C. Môi trường hoang mạc.                           

D. Môi trường cận nhiệt.

Đáp án đúng là: B

Tại những khu vực khô hạn như vùng xa van ở Nam Xa-ha-ra, làm nương rẫy vẫn là hình thức canh tác phổ biến. (sgk trang 136).

Câu 7. Nước nào là trung tâm lớn của thế giới về khai thác dầu?

A. Li-bi.                                            

B. An-giê-ri.

C. Nam Phi.                                      

D. Kê - ni - a.

Đáp án đúng là: B

Hoạt động khai thác khoáng sản rất phát triển, khu vực là một trung tâm lớn của thế giới về khai thác dầu (An-giê-ri) - sgk trang 137.

Câu 8. Gia súc chính ở môi trường cận nhiệt là gì?

A. Lạc đà.            

B. Cừu.                

C. Bò.                  

D. Dê.

Đáp án đúng là: B

Gia súc chính ở môi trường cận nhiệt là cừu. (sgk trang 137).

Câu 9. Sản phẩm công nghiệp nào nổi tiếng về hương vị thơm ngon và thị trường xuất khẩu lớn của thế giới?

A. Ca cao.            

B. Cà phê.            

C. Thuốc lá.         

D. Chè.

Đáp án đúng là: B

Giống cà phê A-ra-bi-ca của châu Phi nổi tiếng thế giới về hương vị thơm ngon. Châu Phi cũng là thị trường cà phê lớn của thế giới. (sgk trang 136).

Câu 10. Quốc gia nào ở môi trường nhiệt đới thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên ( vườn quốc gia)?

A. Nam Phi, Mô-dăm-bích.                         

B. Kê-ni-a, tan-da-ni-a.

C. Li-bi, An-giê-ni.                                     

D. CHDC Công-gô, Ê-ti-ô-pi-a.

Đáp án đúng là: B

Một số quốc gia châu Phi đã thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên ( vườn quốc gia) (sgk trang 136).

Câu 11. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới cần chú ý gì?

A. Xây dựng công trình thủy lợi.       

B. Bảo vệ rừng và trồng rừng.

C. Chống khô hạn và hoang mạc hóa.

D. Diện tích hoang mạc ngày càng mở rộng.

Đáp án đúng là: A

Ở môi trường nhiệt đới, cần chú ý xây dựng các công trình thủy lợi để đảm bảo nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân trong mùa khô. (sgk trang 135).

Câu 12. “Vành đai xanh” được thành lập với mục đích gì?

A. Giữ gìn đa dạng sinh học.

B. Giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu toàn cầu.

C. Chống lại tình trạng hoang mạc hóa.

D. Phát triển du lịch sinh thái.

Đáp án đúng là: C

Các nước trong khu vực đã có nhiều biện pháp như hợp tác để thành lập “ Vành đai xanh” chống lại tình trạng hoang mạc hóa.

Câu 13. Môi trường xích đạo cây trồng phát triển quanh năm do đâu?

A. Nhiệt độ và độ ẩm cao.                                     

B. Khí hậu ôn hòa.

C. Nhiệt độ cao, quanh năm không mưa.               

D. Khí hậu khắc nhiệt.

Đáp án đúng là: A

Nhiệt độ và độ ẩm cao ở môi trường xích đạo giúp cho cây trồng phát triển quanh năm.

Câu 14. Để bảo vệ tầng mùn trong đất ở môi trường xích đạo cần phải làm gì?

A. Xây dựng công trình thủy lợi.                 

B. Cải tạo đất bằng biện pháp tăng canh, gối vụ.

C. Bảo vệ rừng và trồng rừng.

D. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.

Đáp án đúng là: C

Tầng mùn trong đất ở môi trường xích đạo không dày, lớp phủ thực vật lại bị tàn phá nhiều nên mùn dễ bị nước mưa rửa trôi. Vì vậy, việc bảo vệ rừng và trồng rừng là hết sức cần thiết. (sgk trang 135).

Câu 15. Nhiều mỏ dầu khí lớn, các mỏ khoảng sản và các túi nước ngầm được phát hiện ở môi trường hoang mạc do đâu?

A. Các cuộc thăm dò địa lí.                                   

B. Tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu.

C. Công nghiệp khai khoáng.                      

D. Chính sách phát triển kinh tế.

Đáp án đúng là: B

Nhờ tiến bộ của kĩ thuật khoan sau, nhiều mỏ dầu khí lớn, các mỏ khoáng sản và các túi nước ngầm được phát hiện. (sgk trang 136).

Phần 2. Lý thuyết Địa lí 7 Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Châu Phi

1. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường xích đạo

- Phạm vi môi trường xích đạo ở châu Phi: gồm bồn địa Công-gô và duyên hải phía bắc vịnh Ghi- nê.

- Cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường xích đạo:

+ Trồng cây quanh năm, gối vụ và xen canh nhiều loại cây (nhờ nhiệt độ và độ ẩm cao).

+ Hình thành các khu vực chuyên canh cây công nghiệp (cọ dầu, ca cao,...) theo quy mô lớn để xuất khẩu hoặc cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.

+ Tích cực trồng và bảo vệ rừng (do tầng mùn trong đất không dày, lớp phủ thực vật bị tàn phá nhiều nên dễ bị rửa trôi).

Lý thuyết Địa Lí lớp 7 Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Châu Phi - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Cọ dầu được trồng nhiều tại Ni-giê-ri-a

2. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới 

- Phạm vi môi trường nhiệt đới ở châu Phi: gần như trùng với ranh giới đới khí hậu cận xích đạo (khoảng 20°B - 20°N).

- Cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới:

ách thức để con người khai thác:

+ Những vùng khô hạn như xa van ở Nam Xa-ha-ra: canh tác phổ biến theo hình thức nương rẫy. Cây trồng chính lạc, bông, kê,...; chăn nuôi dê, cừu,... theo hình thức chăn thả.

+ Những vùng khí hậu nhiệt đới ẩm như Đông Nam Phi: hình thành các vùng trồng cây ăn quả (chuối,...) và cây công nghiệp (chè, thuốc lá, bông….) với mục đích xuất khẩu.

+ Khai thác xuất khẩu khoáng sản (vàng, đồng, chì, dầu mỏ, khí tự nhiên,...), một số nước phát triển công nghiệp chế biến.

- Bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới:

+ Xây dựng các công trình thủy lợi nhằm đảm bảo nguồn nước cho nông nghiệp và sinh hoạt.

+ Một số quốc gia đã thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, để bảo vệ hệ sinh thái cũng như phát triển du lịch.

Lý thuyết Địa Lí lớp 7 Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Châu Phi - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Thu hoạch Cà phê tại An-giê-ri

3. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc

- Phạm vi môi trường hoang mạc ở châu Phi: gồm hoang mạc Xa-ha-ra ở Bắc Phi; hoang mạc Ca-la-ha-ri, hoang mạc Na-mip ở Nam Phi.

- Cách thức để con người khai thác:

+ Khu vực ốc đảo: trồng cây ăn quả (cam, chanh,...), chà là và 1 số cây lương thực (lúa mạch,...) trên những mảnh ruộng nhỏ.

+ Chăn nuôi gia súc (dê, lạc đà,...) dưới hình thức du mục.

+ Nhờ tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu, nhiều mỏ dầu khí lớn, các mỏ khoáng sản và các túi nước ngầm được phát hiện => đem lại nguồn thu lớn.

- Các nước trong khu vực đã có nhiều biện pháp như hợp tác để thành lập “vành đai xanh” chống hoang mạc hóa,...

Lý thuyết Địa Lí lớp 7 Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Châu Phi - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Một ốc đảo ở châu Phi

4. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường cận nhiệt

- Phạm vi môi trường cận nhiệt ở châu Phi: gồm dãy At-lat và vùng đồng bằng ven biển Bắc Phi, vùng cực nam châu Phi.

* Cách thức con người khai thác thiên nhiên ở môi trường cận nhiệt.

- Tận dụng lợi thế về khí hậu các nước đã trồng các loại cây ăn quả (nho, oliu, cam, chanh,…) và trồng cây lương thực (lúa mì, ngô).

- Hoạt động khai thác khoáng sản rất phát triển: khai thác dầu (An-giê-ri), vàng, kim cương (Cộng hòa Nam Phi).

- Biện pháp: chống khô hạn và hoang mạc hóa.

Lý thuyết Địa Lí lớp 7 Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Châu Phi - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Một bãi biển ở Cộng hòa Nam Phi

Xem thêm các bài trắc nghiệm Địa lí 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 10: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Phi

Trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Phi

Trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 13: Vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ. Sự phát kiến ra châu Mỹ

Trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 14: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ

Trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ

Đánh giá

0

0 đánh giá