Sách bài tập Vật Lí 10 Bài 17 (Kết nối tri thức): Trọng lực và lực căng

2.7 K

Với giải sách bài tập Vật Lí 10 Bài 17: Trọng lực và lực căng sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Vật Lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Vật Lí lớp 10 Bài 17: Trọng lực và lực căng

Câu hỏi 17.1 trang 31 SBT Vật lí 10: Một vật có khối lượng m đặt ở nơi có gia tốc trọng trường g. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Trọng lực có độ lớn được xác định bởi biểu thức P = mg.

B. Điểm đặt của trọng lực là trọng tâm của vật.

C. Trọng lực tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

D. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Trọng lực tác dụng lên vật có đặc điểm:

- phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới

- là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật

- có điểm đặt tại trọng tâm của vật

- có độ lớn là P = mg nên trọng lực tỉ lệ thuận với khối lượng của vật.

Câu hỏi 17.2 trang 31 SBT Vật lí 10: Một vật đang nằm yên trên mặt đất, lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào vật có độ lớn

A. lớn hơn trọng lượng của vật.

B. nhỏ hơn trọng lượng của vật.

C. bằng trọng lượng của vật.

D. bằng 0.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào vật có độ lớn bằng trọng lượng của vật.

Câu hỏi 17.3 trang 32 SBT Vật lí 10: Biết gia tốc rơi tự do ở đỉnh và ở chân một ngọn núi lần lượt là 9,809 m/s2 và 9,810 m/s2. Tỉ số trọng lượng của vật ở đỉnh núi và chân núi là

A. 0,9999.

B. 1,0001.

C. 9,8095.

D. 0,0005.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Tỉ số trọng lượng: P1P2=mg1mg2=g1g2=9,8099,810=0,9999

Câu hỏi 17.4 trang 32 SBT Vật lí 10: Một người đi chợ dùng lực kế để kiểm tra khối lượng của một gói hàng. Người đó treo gói hàng vào lực kế và đọc được số chỉ của lực kế là 20 N. Biết gia tốc rơi tự do tại vị trí này là g = 10 m/s2. Khối lượng của túi hàng là

A. 2 kg.       

B. 20 kg.     

C. 30 kg.     

D. 10 kg.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Khối lượng túi hàng: m=Pg=2010=2kg

Câu hỏi 17.5 trang 32 SBT Vật lí 10: Tính trọng lượng của một nhà du hành vũ trụ có khối lượng 80 kg khi người đó ở

a) trên Trái Đất (lấy g = 9,80 m/s2).

b) trên Mặt Trăng (lấy gMT = 1,67 m/s2).

c) trên Kim tinh (lấy gKT = 8,70 m/s2).

Lời giải:

a) P = m.gTD = 80 . 9,8 = 784 N.

b) P = m.gMT = 80 . 1,67 = 133,6 N.

c) P = m.gKT = 80 . 8,70 = 696 N.

Câu hỏi 17.6 trang 32 SBT Vật lí 10: Đo trọng lượng của một vật trên Trái Đất, ta được P= 19,6 N. Tính khối lượng của vật, biết gia tốc rơi tự do của vật trên mặt đất là g1 = 9,8 m/s2. Nếu đem vật lên Mặt Trăng có g2 = 1,67 m/s2 và đo trọng lượng của nó thì được bao nhiêu?

Lời giải:

Trên Trái Đất khối lượng của vật là

P1=mg1m=P1g1=19,69,8=2kg

Trọng lượng của vật khi lên Mặt Trăng là P2=mg2=2.1,67=3,34N

Câu hỏi 17.7 trang 32 SBT Vật lí 10: Biết khối lượng của một hòn đá là 2 kg, gia tốc rơi tự do là 9,8 m/s2. Tính lực hút của hòn đá lên Trái Đất.

Lời giải:

Theo định luật 3 Newton, lực hút của hòn đá lên Trái Đất bằng lực Trái Đất hút hòn đá và bằng trọng lượng của vật:

P = mg = 2. 9,8 = 19,6 N.

Câu hỏi 17.8 trang 32 SBT Vật lí 10: Một vật nặng có khối lượng 0,2 kg được treo vào một sợi dây không dãn (Hình 17.1). Xác định lực căng của dây khi cân bằng. Lấy g = 9,8 m/s2.

Sách bài tập Vật lí 10 Bài 17 (Kết nối tri thức): Trọng lực và lực căng (ảnh 1)

Lời giải:

Khi quả cầu treo dưới sợi dây cân bằng thì lực căng sợi dây bằng trọng lượng của vật:

T = P = mg = 0,2.9,8 = 1,96 N.

Câu hỏi 17.9 trang 32 SBT Vật lí 10: Một vật nặng có khối lượng 5 kg được treo vào các sợi dây không dãn như Hình 17.2. Xác định lực do vật nặng làm căng các sợi dây AB, AC. Lấy g = 9,8 m/s2.

Sách bài tập Vật lí 10 Bài 17 (Kết nối tri thức): Trọng lực và lực căng (ảnh 1)

Lời giải:

Khi vật nặng cân bằng, các lực tác dụng lên vật nặng được biểu diễn như hình dưới.

Sách bài tập Vật lí 10 Bài 17 (Kết nối tri thức): Trọng lực và lực căng (ảnh 1)

Theo hình vẽ ta có:

TAC=Ptan30o=mgtan30o=4933NTAB=Pcos30o=m.gcos30o=9833N

Câu hỏi 17.10 trang 33 SBT Vật lí 10: Một chú khỉ diễn xiếc treo mình cân bằng trên dây thừng như Hình 17.3. Xác định lực căng xuất hiện trên các đoạn dây OA, OB. Biết chú khỉ có khối lượng 7 kg. Lấy g = 9,8 m/s2.

Sách bài tập Vật lí 10 Bài 17 (Kết nối tri thức): Trọng lực và lực căng (ảnh 1)

Lời giải:

Sách bài tập Vật lí 10 Bài 17 (Kết nối tri thức): Trọng lực và lực căng (ảnh 1)

Trọng lượng của con khỉ: P = mg = 7 . 9,8 = 68,6 N.

Khi vật cân bằng: T1+T2+P=0

Các lực thành phần theo trục Oy cân bằng nhau:

T1.sin 180 + T2.sin 260 – P = 0   (1)

Các lực thành phần theo trục Ox cân bằng nhau:

T1.cos 180 = T2.cos 260    (2)

Từ (1) và (2) T1=88,6N;  T2=93,9N

Câu hỏi 17.11 trang 33 SBT Vật lí 10: Một ngọn đèn có khối lượng m = 1,2 kg được treo dưới trần nhà bằng một sợi dây. Biết dây chỉ chịu được lực căng lớn nhất là 10 N. Lấy g = 10 m/s2.

a) Chứng minh rằng không thể treo ngọn đèn này vào một đầu dây.

b) Người ta đã treo đèn này bằng cách luồn sợi dây qua một cái móc của đèn và hai đầu dây được gắn chặt trên trần nhà (Hình 17.4). Hai đầu dây có chiều dài bằng nhau và hợp với nhau một góc bằng 60°. Tính lực căng của mỗi nửa sợi dây.

Sách bài tập Vật lí 10 Bài 17 (Kết nối tri thức): Trọng lực và lực căng (ảnh 1)

Lời giải:

a) Trọng lượng của ngọn đèn: P = 12 N. Khi treo ngọn đèn vào một đầu dây thì lực căng dây T = P = 12N (lớn hơn 10 N), nên không thể treo ngọn đèn này vào một đầu dây.

b) Khi đèn cân bằng, các lực tác dụng lên đèn được biểu diễn như hình dưới.

Sách bài tập Vật lí 10 Bài 17 (Kết nối tri thức): Trọng lực và lực căng (ảnh 1)

Từ hình vẽ, lực căng của mỗi nửa sợi dây là T=P2cos30o=122cos30o=43(N)

Xem thêm các bài giải sách bài tập Vật lí 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 16: Định luật 3 Newton

Bài 17: Trọng lực và lực căng

Bài 18: Lực ma sát

Bài 19: Lực cản và lực nâng

Bài 21: Moment lực. Cân bằng của vật rắn

Lý thuyết Trọng lực và lực căng

I. Trọng lực

1. Trọng lực

- Trọng lực là lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật, gây ra cho vật gia tốc rơi tự do. Trọng lực có kí hiệu P.

Lý thuyết Vật Lí 10 Bài 17: Trọng lực và lực căng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Quả bóng chịu tác dụng của trọng lực

- Ở gần Trái Đất trọng lực có:

+ Phương thẳng đứng

+ Chiều từ trên xuống

+ Điểm đặt gọi là trọng tâm của vật

- Công thức tính trọng lực

Dựa vào định luật II Newton, trường hợp vật rơi tự do, ta tìm được công thức của trọng lực: P=m.g

2. Trọng lượng

Trọng lượng là độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật.

- Công thức tính trọng lượng: P=m.g

Trọng lượng của một vật có thể đo bằng lực kế hoặc cân lò xo.

Lý thuyết Vật Lí 10 Bài 17: Trọng lực và lực căng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Đo trọng lượng của vật bằng lực kế

3. Phân biệt trọng lượng và khối lượng

- Trọng lượng của một vật thay đổi khi đem đến một nơi khác có gia tốc rơi tự do thay đổi.

- Khối lượng là số đo lượng vật chất của vật. Vì vậy khối lượng của một vật không thay đổi khi ta chuyển nó từ nơi này sang nơi khác.

Lý thuyết Vật Lí 10 Bài 17: Trọng lực và lực căng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

II. Lực căng

- Khi dùng hai tay kéo dãn một sợi dây cao su, ta thấy dây cao su cũng kéo tay trở lại. Khi một sợi dây bị kéo thì ở tại mọi điểm trên dây, kể cả hai đầu dây xuất hiện lực để chống lại sự kéo, lực này gọi là lực căng dây, kí hiệu T

- Đặc điểm của lực căng do sợi dây tác dụng vào vật có phương trùng với phương của sợi dây, có chiều ngược với chiều của lực do vật kéo dãn dây.

Lý thuyết Vật Lí 10 Bài 17: Trọng lực và lực căng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Một số trường hợp xuất hiện lực căng

Đánh giá

0

0 đánh giá