SBT Hoá học 12 Bài 38: Luyện tập: Tính chất hoá học của crom, đồng và hợp chất của chúng | Giải SBT Hoá học lớp 12

5.9 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Hoá học lớp 12 Bài 38: Luyện tập: Tính chất hoá học của crom, đồng và hợp chất của chúng chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hoá học 12. Mời các bạn đón xem:

Bài giảng Hóa học 12 Bài 38: Luyện tập: Tính chất hóa học của crom, đồng và hợp chất của chúng

Giải SBT Hoá học 12 Bài 38: Luyện tập: Tính chất hoá học của crom, đồng và hợp chất của chúng

Bài 38.1 trang 93 SBT Hoá học 12: Để phân biệt dung dịch H2S04 đặc, nguội và dung dịch HNO3 đặc, nguội có thể dùng kim loại nào sau đây ?

A. Cr.                      B. Al                  

C. Fe.                      D. Cu.

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết về crom, đồng và hợp chất của chúng

Lời giải:

Chọn Cu làm thuốc thử

+ Không có hiện tượng: H2SO4 đặc, nguội

+ Có khí màu nâu đỏ thoát ra: HNO3 đặc, nguội

 Chọn D.

Bài 38.2 trang 93 SBT Hoá học 12: Có hai dung dịch axit là Al(NO3)3 và HNO3 đặc, nguội. Kim loại nào sau đây có thể dùng để nhận biết hai dung dịch axit trên ?

A. Fe                        B. Al                  

C. Cr                        D. Cu

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết về crom, đồng và hợp chất của chúng

Lời giải:

Chọn Cu làm thuốc thử

+ Không có hiện tượng: Al(NO3)3

+ Có khí màu nâu thoát ra: HNO3 đặc, nguội

 Chọn D.

Bài 38.3 trang 93 SBT Hoá học 12: Cho kim loại X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng rồi lấy khí thu được để khử oxit kim loại Y. X và Y có thể là

 A. đồng và sắt.             B. sắt và đồng.

C. đồng và bạc.             D. bạc và đồng. 

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết về đồng, crom và hợp chất của chúng

Lời giải:

Cu và Ag không phản ứng với H2SO4 loãng  Loại A, C, D

 Chọn B.

Bài 38.4 trang 93 SBT Hoá học 12: Cho kim loại X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng rồi lấy khí thu được để khử oxit kim loại Y. X và Y có thể là

 A. đồng và sắt.             B. sắt và đồng.

C. đồng và bạc.             D. bạc và đồng. 

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết về đồng, crom và hợp chất của chúng

Lời giải:

Cu và Ag không phản ứng với H2SO4 loãng  Loại A, C, D

 Chọn B.

Bài 38.5 trang 93 SBT Hoá học 12: Cho 19,2 g Cu vào dung dịch loãng chứa 0,4 mol HNO3, phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thể tích khí NO (đktc) thu được là

A. 1,12 lít          B. 2,24 lít.              

C. 4,48 lít.           D. 3,36 lít.

Phương pháp giải:

So sánh số mol Cu và HNO3 suy ra chất dư và chất hết

Tính số mol NO theo chất hết, từ đó tính được thể tích khí

Lời giải:

nCu=0,3mol;nHNO3=0,4mol3Cu+8HNO33Cu(NO3)2+2NO+4H2O0,150,40,1(mol)

⟹ Cu dư

 Chọn B

Bài 38.6 trang 94 SBT Hoá học 12: Điện phân 200 ml dung dịch CuCl2 sau một thời gian người ta thu được 1,12 lít khí (đktc) ở anot. Ngâm đinh sắt sạch trong dung dịch còn lại sau khi điện phân, phản ứng xong thấy khối lượng đinh sắt tăng 1,2 gam. Nồng độ mol ban đầu của dung dịch CuCl2 là

A. 0,25M                              B. 1,5M                 C. 1,0M                 D. 0,75M

Phương pháp giải:

Từ số mol khí Cl2 tính được số mol CuCl2 tham gia phản ứng điện phân

Áp dụng tăng giảm khối lượng tính được số mol CuCl2 tham gia phản ứng với đinh sắt

Từ đó tính được số mol và nồng độ dung dịch CuCl2 ban đầu

Lời giải:

Ta có nCl2=1,1222,4=0,05(mol)

Phương trình hóa học của phản ứng là

CuCl2dpddCu+Cl2

0,05                          0,05  (mol)

nCuCl2=0,05mol

Vì sau phản ứng đem ngâm đinh sắt sạch trong dung dịch thấy khối lượng đinh sắt tăng lên  Cu2+ dư

CuCl2 + Fe  Cu + FeCl2

Nên Δm=mCumFe=8nCuCl2=1,2gamnCuCl2=0,15mol

Vậy tổng số mol CuCl2 ban đầu là : 0,05 + 0,15 = 0,2 (mol)

CMCuCl2=0,20,2=1(M)  

Bài 38.7 trang 94 SBT Hoá học 12: Viết PTHH hoàn thành chuỗi biến hoá sau :

Đồng (1) đồng (II) oxit(2) đồng (II) clorua(3) đồng (I) clorua (4) đồng (II) clorua (5)  đồng (II) hidroxit (6) đồng (II) nitrat (7)  khí nito (IV) oxit

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết về crom, đồng và hợp chất của chúng.

Lời giải:

(1)Cu+O2t02CuO

(2) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

(3) CuCl2 + Cu → 2CuCl

(4)2CuCl+Cl2t02CuCl2

(5) CuCl2 + NaOH → Cu(OH)2 ↓+ 2NaCl

(6) Cu(OH)2 + 2HNO3→Cu(NO3)2 + 2H2O

(7)Cu(NO3)2t0CuO+2NO2+12O2.

Bài 38.8 trang 94 SBT Hoá học 12: Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2S04 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Tính V

Phương pháp giải:

Viết phương trình ion thu gọn, so sánh ion dư, ion hết trong phương trình

Tính số mol NO theo ion hết, tính thể tích khí NO

Lời giải:

Số mol các chất và ion như sau : Cu : 0,05 mol, H+ : 0,12 mol, NO3 -: 0,08 mol.

Sử dụng phương trình ion thu gọn, ta có :

3Cu + 8H+ + 2NO3+ 3e → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

H+ phản ứng hết ⟹ nNO = 0,03 (mol).

⟹ VNO = 0,672 (lít)

Bài 38.9 trang 94 SBT Hoá học 12: Tính thể tích của dung dịch K2Cr207 0,05M vừa đủ phản ứng với dung dịch chứa 0,06 mol FeSO4 trong môi trường H2SO4 dư.

Phương pháp giải:

Viết phương trình hóa học, tính số mol K2Cr2O7 theo FeSO

Từ đó tìm được thể tích của dung dịch K2Cr2O7

Lời giải:

Ta có phương trình phản ứng :

K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 3Fe2(SO4)3 + 7H2O

0,01 ←     0,06 (mol)

⟹ VK2Cr2O7 = 0,2 lít = 200 (ml)

Bài 38.10 trang 94 SBT Hoá học 12: So sánh tính chất lí, hoá học giữa các hợp chất của crom (III) với các hợp chất của nhôm.

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết về crom và nhôm.

Lời giải:

- Tính chất lí học:

Hợp chất của Cr (III)

Hợp chất của nhôm

-  Cr2O3: chất rắn, màu lục thẫm, không tan

- Cr(OH)3 : kết tủa màu lục xám

- Muối Cr(III) hay gặp trong trong phèn crom- kali

CrCl3: màu tím; Cr2(SO4)3: màu hồng

- Al2O3: Chất rắn màu trắng, cứng , không tan trong nước

- Al(OH)3: Kết tủa keo trắng

- Muối nhôm hay gặp trong phèn nhôm

- Tính chất hóa học:

Các hợp chất của Cr(III) có tính chất lưỡng tính giống như hợp chất của nhôm.

Bài 38.11 trang 94 SBT Hoá học 12: Viết phương trình hoá học của các phản ứng trong sơ đồ chuyển hoá sau :

Cr→Cr203 →Cr2(S04)3 → Cr(OH)3 → NaCrO2

 

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết về crom và các hợp chất của crom.

Lời giải:

4Cr+3O2t02Cr2O3

Cr2O+ 3H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3H2O

Cr2(SO4)+ NaOH → Cr(OH)3 + Na2SO4

Cr(OH)+ NaOH → NaCrO2 + 2H2O.

Bài 38.12 trang 94 SBT Hoá học 12: Amoni đicromat khi được nung nóng tạo ra crom(III) oxit, nitơ và nước. Viết phương trình hoá học của phản ứng và cho biết nó thuộc loại phản ứng gì ?

Phương pháp giải: Dựa vào lí thuyết về crom và hợp chất.

Lời giải:

(NH4)2Cr2O7t0Cr2O3+N2+4H2O

Phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử nội phân tử.

Bài 38.13 trang 94 SBT Hoá học 12: Cho 41,4 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Cr2O3 và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH đặc (dư), sau phản ứng được chất rắn có khối lượng 16 gam. Để khử hoàn toàn 41,4 gam X bằng phản ứng nhiệt nhôm phải dùng 10,8 gam Al. Xác định thành phần % theo khối lượng của Cr2O3 trong hỗn hợp X. Giả thiết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.

Phương pháp giải:

Chất rắn sau phản ứng với NaOH là Fe2O3, tính số mol Fe2O3

Từ số mol Al và Fe2O3 suy ra số mol Cr2O3

Tính được khối lượng Cr2O3 và phần trăm khối lượng của nó.

Lời giải:

Chất rắn dư sau phản ứng với kiềm là Fe2O3 ⟹ nFe2O3 = 0,1 mol

Trong phản ứng nhiệt nhôm, chỉ có Fe2O3 và Cr2O3 bị khử. Số mol Al phản ứng là 0,4 mol.

⟹ số mol Cr2O3là : nAl2nFe2O3pu2=0,40,22=0,1mol

%mCr2O3=152.0,141,4.100=36,71%.

 

Đánh giá

0

0 đánh giá