SBT Hoá học 12 Bài 36: Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc | Giải SBT Hoá học lớp 12

6.1 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Hoá học lớp 12 Bài 36: Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hoá học 12. Mời các bạn đón xem:

Bài giảng Hóa học 12 Bài 36: Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc

Giải SBT Hoá học 12 Bài 36: Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc

Bài 36.1 trang 87 SBT Hoá học 12: Để làm sạch một loại thuỷ ngân có lẫn tạp chất là Zn, Sn và Pb cần khuấy loại thuỷ ngân này trong

A. dung dịch Zn(NO3)2.           

B. dung dịch Sn(NO3)2.

C. dung dịch Pb(NO3)2.           

D. dung dịch Hg(NO3)2.

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết về niken, kẽm, chì, thiếc

Lời giải:

Để làm sạch một loại thủy ngân có lẫn chất là Zn, Sn, Pb cần khuấy loại thủy ngân này trong dung dịch Hg(NO3)2

Zn + Hg(NO3)2  Zn(NO3)2 + Hg

Sn + Hg(NO3)2  Sn(NO3)2 + Hg

Pb + Hg(NO3)2  Pb(NO3)2 + Hg

 Chọn D.

Bài 36.2 trang 87 SBT Hoá học 12: Hai mẫu kẽm có khối lượng bằng nhau. Cho một mẫu tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl tạo ra 6,8 g muối. Cho mẫu còn lại tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 thì khối lượng muối được tạo ra là

A.16,1 g.                                  B. 8,05 g.

C. 13,6 g.                                 D. 7,42 g. 

Phương pháp giải:

Tính số mol muối ZnCl2, suy ra số mol Zn

Từ số mol Zn suy ra số mol ZnSO4, từ đó tính được khối lượng ZnSO4

Lời giải:

Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2

nZnCl2=6,8136=0,05molnZn=0,05mol

Zn + H2SO4  ZnSO4 + H2

nZnSO4=nZn=0,05molmZnSO4=0,05.161=8,05gam

 Chọn B.

Bài 36.3 trang 88 SBT Hoá học 12: Cho 20,4 g hỗn hợp Mg, Zn, Ag vào cốc đựng 600 ml dung dịch HCl 1M (vừa đủ). Sau khi phản ứng kết thúc, thêm dần NaOH vào để đạt được kết tủa tối đa. Lọc kết tủa và nung nóng ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được a gam chất rắn. Giá trị của a là

A. 23,2.            B. 25,2.                 

C.27,4.             D. 28,1

Phương pháp giải:

Chỉ có Mg và Zn phản ứng với HCl, từ số mol HCl tính được tổng số mol Mg và Zn

Suy ra số mol O trong oxit

Bảo toàn khối lượng cho oxit, tìm được a.

Lời giải:

Chỉ có Mg, Zn tác dụng:

M¯+2HClM¯Cl2+H20,30,6(mol)

Tổng số mol Mg, Zn là 0,3 mol.

M¯M¯OmO=0,3.16=4,8(g)a=20,4+4,8=25,2(g)

 Chọn B.

Bài 36.4 trang 88 SBT Hoá học 12: Ngâm một bản kẽm vào 0,2 lít dung dịch AgNO3. Sau khi phản ứng kết thúc lấy bản kẽm ra, sấy khô, thấy khối lượng bản kẽm tăng 15,1 g. Nồng độ mol của dung dịch AgNO3 là

A. 0,5M              B. 1M                    

C.0,75M             D.1,5M

Phương pháp giải:

Áp dụng tăng giảm khối lượng suy ra số mol AgNO3, từ đó tính được nồng độ mol của AgNO3

Lời giải:

Zn+2AgNO3Zn(NO3)2+2Ag 

Cứ 65g Zn chuyển vào dung dịch ⟶ 2.108 g Ag

Khối lượng thanh Zn tăng 216 – 65 = 151 (g)

2 mol AgNO3 phản ứng ⟶ tăng 151 g

0,2 mol AgNO3 phản ứng tăng 15,1 gam

CM=0,20,2=1M .

 Chọn B.

Bài 36.5 trang 88 SBT Hoá học 12: Nhận định nào dưới đây không đúng ?

A. Hỗn hợp PbS, CuS có thể tan hết trong dung dịch HCl

B. Hỗn hợp Na, Al có thể tan hết trong dung dịch NaCl.

C. Hỗn hợp Fe3O4, Cu có thể tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng.

D. Hỗn hợp Cu, KNOcó thể tan hết trong dung dịch HCl.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết về niken, kẽm, chì, thiếc.

Lời giải:

PbS và CuS là chất không tan ngay trong cả môi trường axít.

 Chọn A.

Bài 36.6 trang 88 SBT Hoá học 12: Các hợp chất trong dãy nào dưới đây đều có tính lưỡng tính ?

A. Cr(OH)3, Fe(OH)2, Mg(OH)2   

B. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Mg(OH)2.

C. Cr(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2.

D. Cr(OH)2, Al(OH)3, Zn(OH)2.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết về niken, kẽm, thiếc, chì

Lời giải:

A. Fe(OH)2 và Mg(OH)2 không có tính lưỡng tính

B. Mg(OH)2 không có tính lưỡng tính

D. Cr(OH)2 không có tính lưỡng tính

 Chọn C.

Bài 36.7 trang 88 SBT Hoá học 12: Có các nhận định sau :

1. Ag, Au không bị oxi hoá trong không khí, dù ở nhiệt độ cao.

2. Ag, Au tác dụng được với axit có tính oxi hoá mạnh như HNO3 đặc nóng.

3. Zn, Ni tác dụng với không khí, nước ở nhiệt độ thường.

4. Ag, Au chỉ có số oxi hoá +1, còn Ni, Zn chỉ có số oxi hoá +2

5. Au bị tan trong nước cường toan.

Những nhận định không đúng là

A. 2, 3,4                                         B. 1,2, 3.

C. 2, 4, 5                                        D. 3, 4, 5. 

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết về niken, kẽm, chì, thiếc

Lời giải:

2. Au không tác dụng được với axit có tính oxi hóa mạnh

3. Zn và Ni tác dụng với không khí và nước ở nhiệt độ cao

4. Au có số oxi hóa +3.

 Chọn A.

Bài 36.8 trang 89 SBT Hoá học 12: Có thế phân biệt 2 kim loại Al và Zn bằng 2 thuốc thử là

A. dung dịch NaOH và dung dịch HCl.

B. dung dịch NH3 và dung dịch NaOH.

C. dung dịch NaOH và khí CO2.

D. dung dịch HCl và dung dịch NH3.

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học khác nhau của 2 kim loại và hợp chất của chúng

Lời giải:

Cho 2 kim loại tác dụng với dung dịch HCl thu được 2 dung dịch muối

2Al + 6HCl  2AlCl3 + 3H2

Zn + 2HCl  ZnCl+ H2

Sục đến dư khí NH3 vào 2 dung dịch đó

+ Xuất hiện kết tủa: AlCl3  Al

+ Xuất hiện kết tủa sau đó kết tủa tan: ZnCl2  Zn

 Chọn D.

Bài 36.9 trang 89 SBT Hoá học 12: Có các dung dịch CaCl2, ZnS04, Al2(SO4)3, CuCl2, FeCl3. Dùng thuốc thử nào dưới đây đế phân biệt được các dung dịch trên ?

A.Dung dịch NaOH                         

B. Dung dịch BaCl2.

C. Dung dịch NH3.                          

D. Dung dịch NaOH và CO2.

Phương pháp giải:

Dùng thuốc thử là dung dịch NH3

Lời giải:

Sục từ từ đến dư khí NH3 vào ống nghiệm chứa các thuốc thử cần nhận biết

+ Không có hiện tượng CaCl2

+ Xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan, thu được dung dịch không màu: ZnSO4

+ Xuất hiện kết tủa màu trắng keo: Al2(SO4)3

+ Xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan, thu được dung dịch màu xanh lam: CuCl2

+ Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ: FeCl3

 Chọn C.

Bài 36.10 trang 89 SBT Hoá học 12: Những bức tranh cổ thường được vẽ bằng bột “trắng chì” có công thức là Pb(OH)2.PbCO3, lâu ngày thường bị xám đen. Để phục hồi những bức tranh đó người ta phun lên bức tranh nước oxi già H2O2, bức tranh sẽ trắng trở lại. Viết phương trình hoá học của phản ứng để giải thích việc làm trên.

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết về chì và các hợp chất của nó.

Lời giải:

Pb(OH)2.PbCO3 lâu ngày tác dụng dần với khí H2S có trong không khí tạo ra PbS màu đen :

Pb(OH)2 + H2S →PbS↓+ 2H2O

Phun dung dịch H2O2 sẽ làm cho PbS chuyển thành PbSO4 màu trắng :

PbS + 4H2O2 → PbSO4↓ + 4H2O.

Bài 36.11 trang 89 SBT Hoá học 12: Có hỗn hợp bột các kim loại Al và Zn. Trình bày phương pháp hoá học tách riêng từng kim loại và viết phương trình hoá học của các phản ứng đã dùng.

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết về nhôm và kẽm.

Lời giải:

- Hoà tan hỗn hợp vào dung dịch HCl dư :

2Al + 6HCl →2AlCl3 + 3H2

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NH3 dư :

HCl (dư) + NH3 → NH4Cl

AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 ↓+ 3NH4Cl

ZnCl2 + 2NH3 + 2H2O → Zn(OH)2↓ + 2NH4Cl

Zn(OH)2 + 4NH3 → [Zn(NH3)4](OH)2

Lọc tách Al(OH)3, nhiệt phân thu được Al2O3 rồi điện phân nóng chảy.

Nước lọc cho tác dụng với dung dịch HCl thu được Zn(OH)2, nhiệt phân thành ZnO rồi khử bằng H2.

Bài 36.12 trang 89 SBT Hoá học 12: Các quá trình oxi hoá và khử xảy ra ở các điện cực có giống nhau không nếu điện phân dung dịch NiSO4 với

a)  Các điện cực trơ (Pt) 

b) Các điện cực tan (Ni) 

Phương pháp giải:

Dựa vào lý thuyết điện phân.

Lời giải:

Khi điện phân dung dịch NiSO4 với :

Điện cực trơ :

Ở catot xảy ra sự khử các ion Ni2+ thành Ni kim loại.

Ở anot xảy ra sự oxi hoá các phân tử H2O sinh ra khí O2.

Điện cực tan :

Ở catot xảy ra sự khử các ion Ni2+ thành Ni kim loại.

Ở anot xảy ra sự oxi hoá điện cực Ni thành các ion Ni2+ .

Bài 36.13 trang 89 SBT Hoá học 12: Cho 100 g hợp kim của Zn và Cu tác dụng với dung dịch HCl dư. Khí sinh ra trong phản ứng đã khử hoàn toàn một lượng Fe2O3 (làm giảm là 9,6 g so với ban đầu). Xác định thành phần phần trăm của hợp kim.

Phương pháp giải:

Từ khối lượng Fe2O3 giảm tính được khối lượng O trong oxit, suy ra số mol O trong oxit, suy ra số mol H2 sinh ra

Theo phương trình suy ra số mol Zn, tính được khối lượng Zn và phần trăm khối lượng Zn trong hỗn hợp

Suy ra phần trăm khối lượng Cu trong hỗn hợp

Lời giải:

Hợp kim Zn và Cu phản ứng với HCl thì chỉ có Zn phản ứng tạo khí còn Cu không phản ứng.

Các phản ứng hóa học xảy ra:

Zn +  2HCl → ZnCl2  + H2↑ (1)

3H2 + Fe2O3  →  2Fe + 3H2O  (2)

Theo đề, khí sinh ra trong phản ứng đã khử hoàn toàn một lượng Fe2O3 (làm giảm là 9,6 g so với ban đầu) → m giảm = m O trong oxit = 9,6 → n O trong oxit  = 0,6 mol

→ n Fe2O3 = 0,6: 3= 0,2 mol →theo (2) n H2 = 3n Fe2O3 = 0,6 mol

Theo (1) n Zn = n H2 = 0,6 mol → m Zn = 0,6.65= 39g

→ % m Zn = 39% → % m Cu= 61%.

Bài 36.14 trang 89 SBT Hoá học 12: Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc bỏ phần dung dịch thu được m gam chất rắn. Tính phần trăm khối lượng của Zn trong hỗn hợp.

Phương pháp giải:

Gọi x, y là số mol Fe và Zn

Do khối lượng chất rắn sau và trước phản ứng bằng nhau, suy ra mối quan hệ giữa x và y

Tính % khối lượng Zn trong hỗn hợp

Lời giải:

Vì CuSO4 dư nên Zn và Fe phản ứng hết. Gọi x, y là số mol Fe và Zn

Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

x          →                       x (mol)

Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu

y →                             y (mol)

Vì khối lượng chất rắn trước và sau phản ứng bằng nhau

⟹ 56x + 65y = 64x + 64y  => y = 8x

⟹ %mZn=65y56x+65y.100=65.8x56x+65.8x.100=90,72%

Bài 36.15 trang 89 SBT Hoá học 12: Cho 11,9 gam hỗn hợp Al, Zn tác dụng hết với dung dịch HCl thu được dung dịch X và một lượng H2 vừa đủ để khử 32 gam CuO. Tính tổng khối lượng muối tạo ra trong dung dịch X.

Phương pháp giải:

Từ số mol CuO suy ra số mol H2 và HCl.

Áp dụng bảo toàn khối lượng cho phản ứng, tính được khối lượng của muối

Lời giải:

CuO + H2  Cu + H2O

nCuO = 0,4 mol → nH2 = 0,4 ⟹ nHCl = 0,8 mol

Áp dụng ĐLBTKL ta tính được khối lượng muối theo cách tổng quát sau :

mmuối = m KL + m HCl – m H2 = 11,9+ 0,8.36,5 - 0,4.2 = 40,3 (gam)

Đánh giá

0

0 đánh giá