Lý thuyết GDQP 10 Bài 1 (Kết nối tri thức 2024): Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

11 K

Với tóm tắt lý thuyết GDQP lớp 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDQP 10.

GDQP lớp 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

Phần 1. Lý thuyết GDQP 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

I. Lịch sử, bản chất, truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam

1. Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam

a) Những năm đầu cách mạng

- Một số đội vũ trang đã ra đời như: Tự vệ đỏ, Du lịch Nam Kì, Du kích Bắc Sơn, các đội cứu quốc quân,... đây là những đội vũ trang đầu tiên của Việt Nam do Đảng lãnh đạo.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

Đội du kích Bắc Sơn (Ảnh tư liệu)

- Theo Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944 Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập

- Nghệ thuật quân sự của ta trong giai đoạn này chủ yếu vận dụng lối đánh du kích, bí mật, nhanh chóng, di chuyển linh hoạt.

- Tháng 4/1945, Hội nghị quân sự Bắc Kì của Đảng đã quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang trong nước thành Việt Nam Giải phóng quân.

b) Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (9/1945 – 1954)

- Tên gọi qua các thời kì:

+ Vệ quốc đoàn (11/1945 - 5/1946);

+ Quân đội Quốc gia Việt Nam (5/1946 – 1950)

+ Quân đội nhân dân Việt Nam từ năm 1950 đến nay.

- Quân đội ta vừa chiến đấu vừa trưởng thành qua các thời kì, từng bước đánh địch cấp quy mô: tiểu đoàn, trung đoàn, đại đoàn và chiến dịch.

- Quân đội ta cùng toàn thể dân tộc góp phần làm nên chiến thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

Biểu tượng của chiến thắng Điện Biên Phủ (1954)

c) Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)

- Quân đội ta không ngừng trưởng thành và lớn mạnh.

- Nghệ thuận quân sự của ta đã có sự phát triển.

- Quân đội ta góp phần quan trọng cùng toàn thể dân tộc làm nên chiến thắng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, thống nhất nước nhà

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

Xe tăng của Quân Giải phóng tiến vào dinh Độc lập (30/4/1975)

d) Sau khi đất nước thống nhất

- Quân đội nhân dân Việt Nam được xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại

- Quân đội ta là nòng cốt bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam.

2. Bản chất của Quân đội nhân dân Việt Nam

- Quân đội nhân dân Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân; tính nhân dân và dân tộc sâu sắc.

- Quân đội ta đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối và trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam; luôn trung thành với Đảng, Tổ uốc, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.

3. Truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam

- Trung thành vô hạn với Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, với Đảng, Nhà nước và nhân dân

- Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng.

- Gắn bó máu thịt với nhân dân, quân với dân một ý chí

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

Quân đội nhân dân tham gia hỗ trợ nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

Trong công tác phòng – chống dịch Covid-19

- Đoàn kết nội bộ, cán bộ, chiến sĩ bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, thương yêu giúp đỡ nhau

- Kỉ luật tự giác, nghiêm minh, độc lập tự chủ, tự lực tự cường, cần kiệm, tôn trọng và bảo vệ của công.

- Sống trong sach, lành mạnh, có văn hóa, trung thực, khiêm tốn, giải dị, lạc quan.

- Đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung, chí nghĩa chí tình.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia lực lượng giữ gìn hòa bình tại Nam Su-đan

II. Lịch sử, bản chất, truyền thống của công an nhân dân Việt Nam

1. Lịch sử Công an nhân dân Việt Nam

a) Thời kì hình thành (1930 – 1945)

- Đảng ta đã thành lập các đội Tự vệ đỏ, Tự vệ công nông, Danh dự trừ gian, Danh dự Việt Minh,... để ngăn chặn, làm thất bại các hoạt động phá hoại của địch, bảo vệ thành quả cách mạng.

- Ngày 19/8/1945 Công an nhân dân được thành lập, có nhiệm vụ cùng với các lực lượng khác bảo vệ thành quả cách mạng

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

Đội trinh sát - Sở Công an Bắc Bộ điều tra khám phá vụ án

số 7 phố Ôn Như Hầu, Hà Nội ngày 12/7/1946

b) Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (9/1945 – 1954)

- Công an nhân dân bảo vệ an ninh, an toàn cho chính quyền cách mạng, nhân dân, các lực lượng tham gia chiến đấu cùng với các lực lượng khác và nhân dân cả nước làm nên chiến thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.

c) Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)

- Công an nhân dân góp phần ổn định an ninh, khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, giữ gìn và phát triển lực lượng ở miền Nam, tham gia đánh bại các chiến lược của đế quốc Mỹ.

- Từ năm 1973 – 1975, Công an nhân dân Việt Nam cùng cả nước dốc sức giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

Công an Hà Nội bắt phi công Mỹ, năm 1972

d) Đất nước thống nhất

- Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá cách mạng của các thế lực thù địch

- Cùng với lực lượng quân đội và Dân quân tự vệ làm nòng cốt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

Hình ảnh những chiến sĩ công an đang trấn áp tội phạm

2. Bản chất của Công an nhân dân Việt Nam

- Công an nhân dân Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân; tính nhân dân và dân tộc sâu sắc.

- Công an nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối và trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam; luôn trung thành với Đảng, Tổ uốc, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.

3. Truyền thống của Công an nhân dân Việt Nam

- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhân dân Việt Nam.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

- Chiến đấu anh dũng không ngại hi sinh vì nền độc lập, tự do, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, vì an ninh Tổ quốc.

- Công an nhân dân từ nhân dân mà ra, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân để làm việc và chiến đấu thắng lợi.

- Công an nhân dân không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với các cấp, các ngành, các lực lượng;

- Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung, có nghĩa, có tình.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

Trung tướng Nguyễn Thanh Sơn trao trang thiết bị y tế của Bộ Công an Việt Nam hỗ trợ Bộ Công an nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

III. Lịch sử, truyền thống của dân quân tự vệ

1. Lịch sử Dân quân tự vệ

a) Thời kì hình thành (1930 – 1945)

- 28/3/1935 Đảng Cộng sản Đông Dương đã thông qua “Nghị quyết về Đội tự vệ”. 

-  Ngày 28/3/1935 đã trở thành ngày truyền thống của lực lượng Dân quân tự vệ.

-Lúc đầu lực lượng chỉ có các đội nhỏ, lẻ vừa chiến đấu vừa không ngừng trưởng thành. Đến tháng 8/1945 phát triển đến vài chục nghìn người, giành thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa và giành chính quyền tháng 8/1945

b) Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (9/1945- 1954)

- 19/12/1946, hưởng ứng Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lực lượng Dân quân tự vệ ngày càng phát triển, làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, thực hiện chiến tranh du kích ở địa phương.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

Cảm tử quân sẵn sàng lao bom ba càng diệt địch, năm 1946

c) Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)

- Dân quân tự vệ ở miền Bắc  tăng gia sản xuất chi viện cho miền Nam 

-Dân quân du kích ở miền Nam đánh địch bằng mọi vũ khí, vận dụng các hình thức chiến thuật phong phú, sáng tạo, lần lượt đánh bại các chiến lược của Mỹ.

d) Từ năm 1975 đến nay

- Dân quân tự vệ  phát triển cả về số lượng, chất lượng, biên chế trang bị hoạt động ngày càng gắn chặt với xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, xây dựng khu vực phòng thủ, tăng cường quốc phòng, an ninh ở địa phương.

 2. Truyền thống của lực lượng Dân quân tự vệ

- Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Dân quân tự vệ đã hết lòng trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với sự nghiệp cách mạng của Đảng.

- Trong chiến tranh cách đánh du kích của Dân quân tự vệ đã trở thành di sản vô giá trong kho tàng Nghệ thuật quân sự Việt Nam.

- Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gồm: Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ.

Lý thuyết GDQP 10 Kết nối tri thức Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

Phần 2. Bài tập trắc nghiệm GDQP 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

Câu 1. Khi mới thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân có sự tham gia của

A. 31 chiến sĩ.

B. 32 chiến sĩ.

C. 33 chiến sĩ.

D. 34 chiến sĩ.

Đáp án đúng: D

Khi mới thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân có sự tham gia của 34 chiến sĩ, biên chế thành 3 tiểu đội, do Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy ( SGK - Trang 5, 6)

Câu 2. Tháng 5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh 71/SL thành lập

A. Việt Nam Cứu quốc quân.

B. Quân đội nhân dân Việt Nam.

C. Việt Nam Giải phóng quân.

D. Quân đội quốc gia Việt Nam.

Đáp án đúng: D

Tháng 5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh 71/SL thành lập Quân đội quốc gia Việt Nam ( SGK - Trang 6)

Câu 3.Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam?

A. Gắn bó máu thịt với nhân dân, quân với dân một ý chí.

B. Kỉ luật tự giác, nghiêm minh, độc lập tự chủ, tự lực tự cường.

C. Tinh thần tự lực, tự cường, không có sự đoàn kết quốc tế.

D. Đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung, chí nghĩa chí tình.

Đáp án đúng: C

Truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam, gồm:

- Trung thành vô hạn với Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, với Đảng, Nhà nước và nhân dân.

- Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng.

- Gắn bó máu thịt với nhân dân, quân với dân một ý chí.

- Đoàn kết nội bộ, cán bộ, chiến sĩ bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, thương yêu giúp đỡ nhau.

- Kỉ luật tự giác, nghiêm minh, độc lập tự chủ, tự lực tự cường, cần kiệm, tôn trọng và bảo vệ của công.

- Sống trong sach, lành mạnh, có văn hóa, trung thực, khiêm tốn, giải dị, lạc quan.

- Đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung, chí nghĩa chí tình.

Câu 4. Ngày truyền thống của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam là ngày nào?

A. Ngày 22/12.

B. Ngày 19/8.

C. Ngày 18/9.

D. Ngày 22/5.

Đáp án đúng: B

Ngày truyền thống của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam là Ngày 19/8 ( SGK - Trang 7)

Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng truyền thống của Công an nhân dân Việt Nam?

A. Chiến đấu anh dũng không ngại hi sinh vì Tổ quốc.

B. Gắn bó chặt chẽ với nhân dân, vì nhân dân phục vụ.

C. Tự lực, tự cường, không có sự đoàn kết quốc tế.

D. Đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung, có nghĩa, có tình.

Đáp án đúng: C

Truyền thống của Công an nhân dân Việt Nam, gồm:

- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhân dân Việt Nam.

- Chiến đấu anh dũng không ngại hi sinh vì nền độc lập, tự do, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, vì an ninh Tổ quốc.

- Công an nhân dân từ nhân dân mà ra, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân để làm việc và chiến đấu thắng lợi.

- Công an nhân dân không ngừng tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với các cấp, các ngành, các lực lượng;

- Nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, thuỷ chung, có nghĩa, có tình.

Câu 6. Lực lượng Vũ trang nhân dân Việt Nam bao gồm mấy thành phần?

A. 2 thành phần.

B. 3 thành phần.

C. 4 thành phần.

D. 5 thành phần.

Đáp án đúng: B

Lực lượng Vũ trang nhân dân Việt Nam gồm 3 thành phần: Quân đội nhân dân; Công an nhân dân và Dân quân tự vệ ( SGK - Trang 5)

Câu 7. Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập theo chỉ thị của?

A. Võ Nguyên Giáp.

B. Hồ Chí Minh.

C. Văn Tiến Dũng.

D. Phạm Văn Đồng.

Đáp án đúng: B

Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập theo chỉ thị của Hồ Chí Minh( SGK - Trang 5)

Câu 8. Tháng 4/1945, Hội nghị Quân sự Bắc Kì của Đảng quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang trong nước thành

A. Việt Nam Cứu quốc quân.

B. Quân đội nhân dân Việt Nam.

C. Việt Nam Giải phóng quân.

D. Quân đội quốc gia Việt Nam.

Đáp án đúng: C

Tháng 4/1945, Hội nghị Quân sự Bắc Kì của Đảng quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang trong nước thành Việt Nam Giải phóng quân. ( SGK - Trang 6)

Câu 9. Ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày nào?

A. Ngày 22/12.

B. Ngày 19/8.

C. Ngày 18/9.

D. Ngày 22/5.

Đáp án đúng: A

Ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày 22/12. ( SGK - Trang 6)

Câu 10.Từ tháng 11/1945 đến tháng 5/1946, quân đội Việt Nam mang tên là

A. Vệ quốc đoàn.

B. Cứu quốc quân.

C. Quốc dân quân.

D. Cận vệ Đỏ.

Đáp án đúng: A

Từ tháng 11/1945 đến tháng 5/1946, quân đội Việt Nam mang tên là Vệ quốc đoàn.

Câu 11. Ngày truyền thống của lực lượng Dân quân tự vệ là ngày nào?

A. Ngày 22/12.

B. Ngày 19/8.

C. Ngày 28/3.

D. Ngày 22/5.

Đáp án đúng: C

Ngày truyền thống của lực lượng Dân quân tự vệ là Ngày 28/3( SGK - Trang 9)

Câu 12. Ngày 28/3/1935 Đảng cộng sản Đông Dương đã thông qua văn kiện nào dưới đây?

A. “Nghị quyết về đội tự vệ”

B. “Toàn dân kháng chiến”.

C. “Cương lĩnh chính trị”.

D. “Đề cương văn hóa Việt Nam”.

Đáp án đúng: A

Ngày 28/3/1935 Đảng cộng sản Đông Dương đã thông qua “Nghị quyết về đội tự vệ” (SGK - Trang 9)

Câu 13. Cách đánh truyền thống của lực lượng Dân quân tự vệ Việt Nam là

A. đánh công kiên.

B. đánh hiệp đồng binh chủng.

C. đánh du kích.

D. đánh cận chiến.

Đáp án đúng là: C

Trong chiến tranh giải phóng, cánh đánh du kích của Dân quân tự vệ đã trở thành di sản vô giá trong kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Câu 14. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về đặc điểm của Dân quân tự vệ Việt Nam?

A. Do các địa phương tự tổ chức và chỉ có nghĩa vụ bảo vệ địa phương

B. Là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát li sản xuất, công tác.

C. Là một thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.

D. Có truyền thống: trung thành với Tổ quốc, với nhân dân…

Đáp án đúng: A

- Đặc điểm của Dân quân tự vệ Việt Nam:

+ Là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát li sản xuất, công tác.

+ Là một thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.

+ Có truyền thống: trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với sự nghiệp cách mạng của Đảng

Câu 15. Theo quy định trong Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi) năm 2019, độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ của công dân nam (trong thời bình) là

A. từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi.

B. từ đủ 20 tuổi đến hết 47 tuổi.

C. từ đủ 25 tuổi đến hết 50 tuổi.

D. từ đủ 20 tuổi đến hết 50 tuổi.

Đáp án đúng: A

Khoản 1 Điều 8, Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi) năm 2019 quy định về độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình, như sau: Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Giáo dục quốc phòng - An ninh lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

LT GDQP 10 Bài 1: Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam

LT GDQP 10 Bài 2: Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam

LT GDQP 10 Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy

LT GDQP 10 Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông

LT GDQP 10 Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

Đánh giá

0

0 đánh giá