SBT Hoá học 12 Bài 34: Crom và hợp chất của crom | Giải SBT Hoá học lớp 12

6.4 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Hoá học lớp 12 Bài 34: Crom và hợp chất của crom chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hoá học 12. Mời các bạn đón xem:

Bài giảng Hóa học 12 Bài 34: Crom và hợp chất của Crom

Giải SBT Hoá học 12 Bài 34: Crom và hợp chất của crom

Bài 34.1 trang 80 SBT Hoá học 12: Cho biết Cr có z = 24. Cấu hình electron của ion Cr3+ là .

A. [Arl3d6.                       B. [Ar]3d5.

C. [Ar]3d4.                       D. [Ar]3d3.

Phương pháp giải:

Viết cấu hình electron của Cr, suy ra cấu hình electron của Cr3+

Lời giải:

Cấu hình electron của Cr: [Ar]3d54s1

Cấu hình electron của Cr3+: [Ar]3d3

 Chọn D.

Bài 34.2 trang 80 SBT Hoá học 12: Muốn điều chế được 6,72 lít khí Cl2 (đktc) thì khối lượng K2Cr2O7 tối thiểu cần lấy để cho tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư là

A. 26,4 g.                        B. 27,4 g.

C. 28,4 g.                        D. 29,4 g.

Phương pháp giải:

Viết phương trình hóa học

Từ số mol Cl2 tính được số mol K2Cr2O7, suy ra khối lượng

Lời giải:

K2Cr2O7+14HCl2KCl+2CrCl3+3Cl2+7H2O0,16,7222,4=0,3(mol)mK2Cr2O7=294.0,1=29,4(g)

 Chọn D.

Bài 34.3 trang 80 SBT Hoá học 12: Khối lượng K2Cr2O7 cần lấy để tác dụng đủ với 0,6 mol FeSO4 trong dung dịch (có H2SO4 làm môi trường) là

A. 26,4 g.                B. 27,4 g.              

C.28,4 g.                 D. 29,4 g.

Phương pháp giải:

Viết phương trình phản ứng

Từ số mol FeSO4 suy ra số mol của K2Cr2O7, từ đó tính khối lượng của K2Cr2O7

Lời giải:

K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4  3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O

    0,1            0,6

mK2Cr2O7=0,1.294=29,4gam

 Chọn D.

Bài 34.4 trang 80 SBT Hoá học 12: Hoà tan 58,4 g hỗn hợp muối khan AlCl3 và CrCl3 vào nước, thêm dư dung dịch NaOH sau đó tiếp tục cho thêm nước clo, rồi lại thêm dư dung dịch BaCl2 thu được 50,6 g kết tủa. Thành phần phần trăm khối lượng của hỗn hợp muối ban đầu là

A. 45,7% AlCl3 và 54,3% CrCl3.

B. 46,7% AlCl3 và 53,3% CrCl3.

C. 47,7% AlCl3 và 52,3% CrCl3.

D. 48,7% AlCl3 và 51,3% CrCl3

Phương pháp giải:

Viết phương trình phản ứng

Từ số mol kết tủa, suy ra số mol CrCl3, từ đó tính được khối lượng CrCl3

Tính % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu

Lời giải:

AlCl3+3NaOHAl(OH)3+3NaClCrCl3+3NaOHCr(OH)3+3NaClAl(OH)3+NaOHNaAlO2+2H2OCr(OH)3+NaOHNaCrO2+2H2O2NaCrO2+3Cl2+8NaOH2Na2CrO4+6NaCl+4H2ONa2CrO4+BaCl2BaCrO4+2NaCl

nBaCrO4=50,6253=0,2mol

Bảo toàn nguyên tố Cr: nCrCl3=nBaCrO4=0,2molmCrCl3=0,2.158,5=31,7gam

%mCrCl3=31,758,4.100=54,28%%mAlCl3=100%54,28%=45,72%

 Chọn A

Bài 34.5 trang 81 SBT Hoá học 12: Nhận định nào dưới đây không đúng ?

A. Crom là kim loại chuyển tiếp, thuộc chu kì 4, nhóm VIB, ô số 24 trong bảng tuần hoàn.

B. Crom là nguyên tố d, có cấu hình electron : [Ar]3d54s1, có 1 electron hoá trị.

C. Khác với những kim loại nhóm A, Cr có thể tham gia liên kết bằng electron ở cả phân lớp 4s và 4d.

D. Trong các hợp chất, crom có số oxi hoá biến đổi từ +1 đến +6, trong đó phổ biến là các mức +2, +3, +6.

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết về crom và hợp chất của crom

Lời giải:

Crom là nguyên tố d, có cấu hình electron là [Ar]3d54s1, có 6 electron hóa trị.

 Chọn B.

Bài 34.6 trang 81 SBT Hoá học 12: Trong các cấu hình electron của nguyên tử và ion crom sau đây, cấu hình electron nào đúng ?

A. 24Cr: [Ar]3d44s2.       

B.24Cr2+ : [Ar]3d34s1

C.24Cr2+ : [Ar]3d24s2.        

D. 24Cr3+ : [Ar]3d3

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết về crom và hợp chất của crom

Lời giải:

Cấu hình electron của Cr: [Ar]3d54s1

Cấu hình electron của Cr2+: [Ar]3d4

Cấu hình electron của Cr3+: [Ar]3d3

 Chọn D.

Bài 34.7 trang 81 SBT Hoá học 12: Trong các câu sau, câu nào không đúng ?

A. Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt.

B. Crom là kim loại chỉ tạo được oxit bazơ. 

C. Crom có những tính chất hoá học giống nhôm.

D. Crom có những hợp chất giống hợp chất của lưu huỳnh.

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết về crom và hợp chất của crom

Lời giải:

Cr có oxit axit là CrO3

 Chọn B.

Bài 34.8 trang 81 SBT Hoá học 12: Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng còn hợp chất Cr(VI) có tính oxi hoá mạnh.

B.  Các hợp chất Cr2O3, Cr(OH)3, CrO, Cr(OH)2 đều có tính chất lưỡng tính.

C. Các hợp chất CrO, Cr(OH)2 tác dụng được với dung dịch HCl còn CrO3 tác dụng được với dung dịch NaOH.

D. Thêm dung dịch kiềm vào muối đicromat, muối này chuyển thành muối cromat.

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết về crom và hợp chất của crom

Lời giải:

CrO và Cr(OH)2 không có tính lưỡng tính

 Chọn B.

Bài 34.9 trang 81 SBT Hoá học 12: Cho dung dịch chứa 0,5 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,2 mol CrCl2 rồi để trong không khí đến phản ứng hoàn toàn. Khối lượng kết tủa cuối cùng thu được là

A. 10,3 g.          B. 20,6 g.                

C. 8,6 g.            D. 17,2 g.

Phương pháp giải:

Tính số mol NaOH phản ứng với CrCl2, suy ra số mol NaOH dư

Cr(OH)2 bị oxi hóa thành Cr(OH)3, tính số mol Cr(OH)3

Tính số mol Cr(OH)3 bị NaOH dư hòa tan, từ đó tính số mol Cr(OH)3 còn lại và tính khối lượng

Lời giải:

CrCl2 + 2NaOH  Cr(OH)2 + 2NaCl

0,2         0,4                      0,2

4Cr(OH)2 + O2 + 2H2 4Cr(OH)3

0,2                                                   0,2

Cr(OH)3 + NaOH  NaCrO2 + 2H2O

0,1             0,5 – 0,4

Vậy Cr(OH)3 còn lại 0,2 – 0,1 = 0,1 mol

Khối lượng kết tủa thu được là : 0,1.103 = 10,3 gam

 Chọn A.

Bài 34.10 trang 82 SBT Hoá học 12: Hiện tượng nào dưới đây đã miêu tả không đúng ?

A. Thổi khí NH3 qua CrO3 đốt nóng thấy chất rắn chuyển từ màu đỏ sang màu lục thẫm.

B. Nung Cr(OH)2 trong không khí thấy chất rắn chuyển từ màu lục xám sang màu lục thẫm.

C. Thêm lượng dư NaOH vào dung dịch K2Cr2O7 thì dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.

D. Thêm lượng dư NaOH và Cl2 vào dung dịch CrCl2 thì dung dịch màu xanh chuyển sang màu vàng.

Phương pháp giải:

Dựa vào lí thuyết về crom và hợp chất của crom

Lời giải:

Nung Cr(OH)2 trong không khí thấy chất rắn chuyển từ màu vàng sang màu lục thẫm

4Cr(OH)2 + O2 + 2H2 4Cr(OH)3

 Chọn B.

Bài 34.11 trang 82 SBT Hoá học 12: Có các phương trình hoá học sau :

1. CrO + 2HCl → CrCl2 + H2O

2. CrClO + 2NaOH → Cr(OH)2 + 2NaCl

3. 4Cr(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Cr(OH)3

4. Cr(OH)2 + 2HCl → CrCl2 + 2H2O

5. 4CrCl2 + 4HCl + O2 → 4CrCl3 + 2H2O

Những phản ứng minh hoạ tính khử của hợp chất crom (II) là

A. 1,2.                       B. 3, 5.              

C.3,4.                        D. 2, 4.

Phương pháp giải:

Hợp chất Crom (II) thể hiện tính khử khi sau phản ứng Crom có số oxi hóa tăng (+3, +6)

Lời giải:

Phản ứng minh họa tính khử của hợp chất crom (II) là phản ứng 3,5

 Chọn B.

Bài 34.12 trang 82 SBT Hoá học 12: Thể tích của dung dịch K2Cr2O7 0,05M vừa đủ phản ứng với dung dịch chứa 0,06 mol FeSO4 trong môi trường H2SO4 dư là 

A. 100 ml.           B. 150 ml.              

C. 200 ml.           D. 250 ml.

Phương pháp giải:

Viết phương trình phản ứng

Từ số mol FeSO4 suy ra số mol của K2Cr2O7, từ đó tính thể tích của K2Cr2O7

Lời giải:

K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4  3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O

0,01            0,06

VK2Cr2O7=0,010,05=0,2lit=200ml

 Chọn C.

Bài 34.13 trang 83 SBT Hoá học 12: Để oxi hóa hoàn toàn 0,01 mol CrCl3 thành K2CrO4 bằng Cl2 khi có mặt KOH, lượng tối thiểu Cl2 và KOH tương ứng là

A. 0,03 mol và 0,04 mol       

B. 0,03 mol và 0,08 mol

C. 0,015 mol và 0,08 mol

D. 0,015 mol và 0,04 mol

Phương pháp giải:

Viết phương trình và tính toán theo phương trình

Lời giải:

2CrCl3 + 3Cl2 + 16KOH  2K2CrO4+ 12KCl + 8H2O

0,01       0,015    0,08

 Chọn C.

Bài 34.14 trang 83 SBT Hoá học 12: Cho sơ đồ các chuỗi phản ứng sau :

1) Cr2O3 → A1 → A2 → A3 → A4 → A5 → A6 → A→ Cr2O3

SBT Hoá học 12 Bài 34: Crom và hợp chất của crom | Giải SBT Hoá học lớp 12 (ảnh 1)

 

Biết rằng :

- A1 ….. A7 là các đơn chất hoặc hợp chất của crom.

- X1... X3 là các hợp chất của crom.

Hãy viết PTHH (có ghi điều kiện) theo các chuỗi phản ứng trên.

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất của crom và hợp chất của chúng.

Lời giải:

Dựa vào chất đã cho để suy luận theo sơ đồ các chuỗi phản ứng

Các chất A1…..A7 có thể là

A1: Cr                   A4: Cr(OH)3

A2 : CrCl2             A5: NaCrO2

A3 : Cr(OH)2         A6: Na2CrO4         A7: Na2Cr2O7

Các chất X1. . . X3 có thể là :

X1: CrCl3     X2 : Cr(OH)3         X3 : NaCrO2

Bài 34.15 trang 83 SBT Hoá học 12: Viết phương trình hoá học của các phản ứng trong quá trình chuyển hoá sau :

Cr(1)CrCl3(2)Cr(OH)3(3)NaCrO2(4)Na2CrO4(5)Na2Cr2O7

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất của crom và hợp chất của chúng.

Lời giải:

(1) 2Cr + 3Cl2 → 2CrCl3

(2) CrCl3 + 3NaOH → Cr(OH)3 + 3NaCl

(3) Cr(OH)3 + NaOH → NaCrO2 + 2H2O

(4) 2NaCrO2 + 8NaOH + 3Br2 → 2Na2CrO4 + 6NaBr + 8H2O

(5) 2NaCrO4 + H2SO4 → Na2SO4 + Na2Cr2O7 + H2O.

Bài 34.16 trang 83 SBT Hoá học 12: Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch chứa 9,02 g hỗn hợp muối Al(NO3)3 và Cr(NO3)3 cho đến khi lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Tách kết tủa ra khỏi dung dịch, rửa và nung đến khối lượng không đổi thu được 2,54 g chất rắn. Tính phần trăm khối lượng các muối trong hỗn hợp ban đầu.

Phương pháp giải:

Viết phương trình hóa học

Gọi số mol Al(NO3)3 và Cr(NO3)3 là x và y

Lập hệ phương trình tổng khối lượng muối

Lập phương trình khối lượng kết tủa

Giải hệ phương trình tìm ra x, y suy ra khối lượng mỗi muối và % khối lượng mỗi muối

Lời giải:

Các phương trình hoá học :

Al(NO3)+ 3NaOH → Al(OH)3↓+ 3NaNO3               ( 1 )

Cr(NO3)3 + 3NaOH → Cr(OH)3↓ + 3NaNO3        (2)

2Al(OH)3t0A12O3+3H2O(3)2Cr(OH)3t0Cr2O3+3H2O(4)

Gọi x là số mol Al(NO3)3 và y là số mol Cr(NO3)3.

Ta có hệ pt: 213x + 238y = 9,02

102.x2+152.y2=2,54

→ x=y = 0,02

→ m Al(NO3)3 = 213.0,02= 4,26g→ %m Al(NO3)3 = 47,23%

%Cr(NO3)3 = 52,77%.

Đánh giá

0

0 đánh giá