Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Vật lí lớp 9 Bài 23: Từ phổ - Đường sức từ chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Vật lí 9. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Vật lí 9 Bài 23: Từ phổ - Đường sức từ
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết: Các đường sức từ có chiều nhất định. Chúng là những đường cong đi ra cực bắc, đi vào cực nam của nam châm.
Lời giải:
Dùng mũi tên đánh dấu chiều của các đường sức từ đi qua các điểm A, B, C. Từ đó vẽ kim nam châm qua các điểm đó. Như hình dưới đây:
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết: Các đường sức từ có chiều nhất định, ở bên ngoài thanh nam châm chúng là những đường cong đi ra từ cực bắc đi vào cực nam của nam châm.
Lời giải:
Căn cứ vào sự định hướng của kim nam châm đã cho, vẽ chiều của đường sức từ đi qua C. Từ đó xác định cực Bắc, cực Nam của thanh nam châm và chiều của đường sức từ còn lại. Hình dưới đây:
A. có chiều từ cực Nam đến cực Bắc bên ngoài thanh nam châm.
B. có độ mau thưa tùy ý.
C. bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm.
D. có chiều đi từ cực Bắc đến cực Nam của thanh nam châm.
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết: Các đường sức từ có chiều nhất định, ở bên ngoài thanh nam châm chúng là những đường cong đi ra từ cực bắc đi vào cực nam của nam châm.
Lời giải chi tiết
Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước sao cho đi ra từ cực bắc đi vào cực nam của nam châm.
Chọn đáp án: D
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết: Các đường sức từ có chiều nhất định, ở bên ngoài thanh nam châm chúng là những đường cong đi ra từ cực bắc đi vào cực nam của nam châm.
Lời giải:
- Trên hình (a): Đầu A của thanh nam châm là cực Nam.
- Trên hình (b): Đầu 2 của nam châm chữ U là cực Bắc.
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết: Các đường sức từ có chiều nhất định, ở bên ngoài thanh nam châm chúng là những đường cong đi ra từ cực bắc đi vào cực nam của nam châm.
Lời giải:
Chiều của đường sức từ và cực của nam châm được mô tả như hình dưới đây:
A. Đường 1
B. Đường 2
C. Đường 3
D. Đường 4
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về đường sức từ.
Lời giải:
Trong các đường sức từ ở trên đường sức từ số 3 vẽ sai.
Chọn đáp án: C
A. Điểm 1
B. Điểm 2
C. Điêm 3
D. Điểm 4.
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết: Nơi nào từ trường mạnh thì đường sức từ dày, nơi nào từ trường yếu thì đường sức từ thưa.
Lời giải:
Lực từ tác dụng lên kim nam châm đặt ở điểm 1 là mạnh nhất
Chọn đáp án: A
A. Chiều chuyển động của thanh nam châm đặt ở điểm đó.
B. Hướng của lực từ tác dụng lên cực Bắc của một kim nam châm đặt tại điểm đó.
C. Hướng của lực từ tác dụng lên vụn sắt đặt tại điểm đó.
D. Hướng của dòng điện trong dây dẫn đặt tại điểm đó.
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết: Các đường sức từ có chiều nhất định, ở bên ngoài thanh nam châm chúng là những đường đi ra từ cực bắc và đi vào ở cực nam của nam châm.
Lời giải:
Chiều của đường sức từ cho ta biết về từ trường tại điểm đó: Hướng của lực từ tác dụng lên cực Bắc của một kim nam châm đặt tại điểm đó.
Chọn đáp án: B
A. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng yếu, chỗ càng thưa thì từ trường càng mạnh.
B. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh, chỗ càng thưa thì từ trường càng yếu.
C. Chỗ đường sức từ càng thưa thì dòng điện đặt ở đó có cường độ càng lớn.
D. Chỗ đường sức từ càng mau thì dây dẫn đặt ở đó càng bị nóng lên nhiều.
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết: Nơi nào từ trường mạnh thì đường sức từ dày, nơi nào từ trường yếu thì đường sức từ thưa.
Lời giải:
Độ mau, thưa của các đường sức từ trên cùng một hình vẽ cho ta biết chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh, chỗ càng thưa thì từ trường càng yếu.
Chọn đáp án: B