SBT Hoá học 12 Bài 17: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại | Giải SBT Hoá học lớp 12

5.3 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Hoá học lớp 12 Bài 17: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hoá học 12. Mời các bạn đón xem:

Bài giảng Hóa học 12 Bài 17: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại

Giải SBT Hoá học 12 Bài 17: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại 

Bài 17.1 trang 35 SBT Hoá học 12: Liên kết kim loại là liên kết được hình thành do

A. Các đôi electron dùng chung giữa 2 nguyên tử.

B. Sự nhường cặp electron chưa tham gia liên kết của nguyên tử  này cho nguyên tử kia để tạo thành liên kết giữa hai nguyên tử.

C. Lực hút tĩnh điện giữa ion dương và ion âm.

D. Sự tham gia của các electron tự do giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể.

Lời giải:

Liên kết kim loại: là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của electron tự do.
=> Chọn D

Bài 17.2 trang 35 SBT Hoá học 12: Những nhóm nguyên tố nào dưới đây ngoài nguyên tố kim loại còn có nguyên tố phi kim?

A. Tất cả các nguyên tố f.

B. Tất cả các nguyên tố d.

C. Tất cả các nguyên tố s ( trừ nguyên tố H).

D. Tất cả các nguyên tố p.

Lời giải:

Nguyên tố p có thể là kim loại hoặc phi kim

=> Chọn D

Bài 17.3 trang 35 SBT Hoá học 12: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử (dễ bị oxi hóa thành ion dương) vì:

A. Nguyên tử kim loại thường có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng.

B. Nguyên tử kim loại có năng lượng ion hóa nhỏ.

C. Kim loại có xu hướng thu thêm electron để đạt cấu hình của khí hiếm.

D. Nguyên tử kim loại có độ âm điện lớn.

Lời giải:

Nguyên tử phi kim thường có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng

Phi kim có xu hướng thu thêm electron để đạt cấu hình của khí hiếm

Nguyên tử phi kim có độ âm điện lớn.

=> Chọn B

Bài 17.4 trang 35 SBT Hoá học 12: Cho các kim loại: Na, Ca, Fe, Zn, Cu, Ag. Những kim loại không khử được nước , dù ở nhiệt độ cao là:

A. Fe, Zn, Cu, Ag.

B.Cu, Ag.

C. Na, Ca, Cu, Ag.

D. Fe, Cu, Ag.

Lời giải:

Cu, Ag không khử được nước, dù ở nhiệt độ cao

=> Chọn B

Bài 17.5 trang 35 SBT Hoá học 12: Cho a mol Mg và b mol Zn vào dung dịch chứa c mol Cu2+ và d mol Ag+. Biết rằng a<c+d2. Để thu được một dung dịch chứa ba ion kim loại thì mối quan hệ giữa b và a, c, d là

A.b>ca

B.b<ca

C.b>ca+d2

D.b<ca+d2

Phương pháp giải:

- Dung dịch chứa ba ion kim loại => Cu2+ dư

- Viết phương trình hóa học

- Tính theo phương trình hóa học

Lời giải:

Dung dịch chứa ba ion kim loại => Ag+ phản ứng hết

 Mg+2Ag+Mg2++2Ag

 Zn+2Ag+Zn2++2Ag

nMg,Znpư=;nAg+2=d2

nMg,Zncònli=a+bd2

Dung dịch chứa ba ion kim loại => Cu2+ dư

=> c>a+bd2

=> b<ca+d2

=> Chọn D

Bài 17.6 trang 35 SBT Hoá học 12: M là kim loại trong số các kim loại sau: Cu Ba, Zn, Mg. Dung dịch muối MCl2 phản ứng với dung dịch Na2CO3 hoặc Na2SO4 tạo kết tủa, nhưng không tạo kết tủa khi phản ứng với dung dịch NaOH. Kim loại M là

A. Mg                             B. Cu

C. Ba                              D. Zn

Phương pháp giải:

Dung dịch muối MCl2 không tạo kết tủa khi phản ứng với dung dịch NaOH => Ba thỏa mãn

Lời giải:

Dung dịch muối MCl2 phản ứng với dung dịch Na2CO3 hoặc Na2SO4 tạo kết tủa, nhưng không tạo kết tủa khi phản ứng với dung dịch NaOH => Kim loại là Ba

BaCl2+Na2CO3BaCO3()+2NaCl

BaCl2+Na2SO4BaSO4()+2NaCl

BaCl2+NaOH phản ứng không xảy ra

=> Chọn C

Bài 17.7 trang 36 SBT Hoá học 12: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 155.Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33. Nguyên tố đó là

A. bạc.                                  B. đồng,

C. chì.                                   D. sắt.

Phương pháp giải:

- P+E+N= 155 ( lưu ý P=E)

- P+E-N=33

=> Tìm P => số hiệu nguyên tử = P => tên kim loại

Lời giải:

{2P+N=1552PN=33

{N=61P=47

=> Z=47=> kim loại Ag

=> Chọn A

Bài 17.8 trang 36 SBT Hoá học 12: Một nguyên tử có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 40. Đó là nguyên tử của nguyên tố nào sau đây ?

Ạ. Canxi                               B. Bari

C. Nhôm                               D. Sắt

Phương pháp giải:

N + P + E = 40 ( P=E)=> N= 40-2P

P ≤ N ≤ 1,5P

=> Giải bất phương trình tìm P 

Lời giải:

N + P + E = 40; N + 2P = 40

N = 40 – 2P; P ≤ N ≤ 1,5P

11,43 ≤ P ≤13,33 

Có hai trường hợp : P = 12 ⟹ N = 16 (loại)

P= 13 ⟹ N = 14 ⟹ Al.

=> Chọn C

Bài 17.9 trang 36 SBT Hoá học 12: Những tính chất vật lí chung của kim loại ( tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim) gây ra do:

A. Khối lượng nguyên tử kim loại.

B. Cấu trúc mạng tinh thể.

C. Tính khử của kim loại.

D. Các electron tự do trong kim loại.

Lời giải:

Những tính chất vật lí chung của kim loại ( tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim) gây ra do các electron tự do trong kim loại

=> Chọn D

Bài 17.10 trang 36 SBT Hoá học 12: Dãy sắp xếp nào dưới đây đúng theo thứ tự giảm dần bán kính nguyên tử và ion?

A.Ne>Na+>Mg2+

B.Na+>Ne>Mg2+

A.Na+>Mg2+>Ne

A.Mg2+;>Ne>Na+

Lời giải:

Ne,Na+,Mg2+ có cùng cấu hình e do điện tích hạt nhân tăng dần do đó lực hút giữa hạt nhân và e tăng lên => Bán kính giảm dần

=> Chọn A

Bài 17.11 trang 36 SBT Hoá học 12: Nguyên tử Na và Cl có các lớp electron là: (Na) 2/8/1; (Cl) 2/8/7. Trong phản ứng hóa học các nguyên tử Na và Cl đạt được cấu hình bền với 8e ở lớp ngoài cùng bằng cách:

A. Hai nguyên tử góp chung electron.

B. Nguyên tử Na nhường 1e cho nguyên tử Clo để lớp electron ngoài cùng của nguyên tử Na và Cl đều có 8e.

C. Nguyên tử Cl nhường 7e cho nguyên tử Na để cho lớp electron ngoài cùng của nguyên tử Cl và Na đều có 7e.

D. Tùy điều kiện của phản ứng mà nguyên tử Na nhường e hoặc nguyên tử Cl nhường e.

Lời giải:

Các nguyên tử trong phân tử có xu hướng đạt cấu hình e bền vững của khí hiếm 

=> Nguyên tử Na nhường 1e cho nguyên tử Clo để lớp electron ngoài cùng của nguyên tử Na và Cl đều có 8e

=> Chọn B

Bài 17.12 trang 36 SBT Hoá học 12: Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố kim loại : K, Ca, Al, Fe, Cu, Cr. Có nhận xét gì về cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố 

 

Lời giải: 

Nguyên tố

Z

Cấu hình e

K

19

1s22s22p63s23p64s1

Ca

20

1s22s22p63s23p64s2

Al

13

1s22s22p63s23p1

Fe

26

1s22s22p63s23p63d64s2

Cu

29

1s22s22p63s23p63d104s1

Cr

24

1s22s22p63s23p63d54s1

Trong nguyên tử Cr và Cu một electron trong lớp có năng lượng thấp 4s điền vào lớp có năng lượng cao hơn 3d, chúng có cấu hình lớp ngoài cùng là 3d5 4s1 và 3d10 4s1

Bài 17.13 trang 36 SBT Hoá học 12: Hãy so sánh số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại nhóm IA, IIA và phi kim nhóm VIA, VIIA.

 

Lời giải:

- Số e ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại nhóm IA, IIA là 1,2 của phi kim nhóm VIA, VIIA là 6,7.

Bài 17.14 trang 36 SBT Hoá học 12: Dựa vào khối lượng riêng của kim loại, hãy tính thể tích mol kim loại và ghi kết quả vào bảng sau: 

Tên kim loại Khối lượng riêng (g/cm3) Thể tích mol (cm3/mol)
Kali (K) 0,86  
Natri (Na) 0,97  
Magie (Mg) 1,74  
Nhôm (AI) 2,70  
Kẽm (Zn) 7,14  
Sắt (Fe) 7,87  
Đồng (Cu) 8,92  
Bạc (Ag) 10,50  
Vàng (Au) 19,30  

 

Phương pháp giải: 

- Áp dụng công thức  d=mV => 1d=Vm=VM×n

- Thể tích mol Md=Vmol

Lời giải:

Tên kim loại

Khối lượng riêng (g/cm3 )

Thê tích mol (cm3 /mol)

Kali (K)

0,86

45,46

Natri (Na)

0,97

23,70

Magie (Mg)

1,74

13,79

Nhôm (AI)

2,70

9,99

Kẽm (Zn)

7,14

9,16

Sắt (Fe)

7,87

7,10

Đồng (Cu)

8,92

7,12

Bạc (Ag)

10,50

10,27

Vàng (Au)

19,30

10,20

Đánh giá

0

0 đánh giá