SBT Địa lí 9 Bài 15: Thương mại và du lịch | Giải SBT Địa lí lớp 9

1.6 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Địa lí lớp 9 Bài 15: Thương mại và du lịch chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 9. Mời các bạn đón xem:

SBT Địa lí 9 Bài 15: Thương mại và du lịch

Câu 1 trang 38 SBT Địa lí 9: Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng.

a) Vùng có tổng mức bán lẻ hàng hoá lớn nhất nước ta hiện nay là

A. Đông Nam Bộ.                                             

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng.

b) Nước ta trở thành thành viên chính thức của WTO vào năm

A. 2006.                                      C. 2008.

B. 2007.                                      D. 2009.

Trả lời:

a) Vùng có tổng mức bán lẻ hàng hoá lớn nhất nước ta hiện nay là Đông Nam Bộ.                                             

Chọn: A

b) Nước ta trở thành thành viên chính thức của WTO vào năm 2007.

Chọn: B

Câu 2 trang 38 SBT Địa lí 9: Cho bảng 15.1:SBT Địa lí 9 Bài 15: Thương mại và du lịch | Giải SBT Địa lí lớp 9 (ảnh 1)

a) Nhận xét về các bạn hàng xuất - nhập khẩu của nước ta.

b) Vì sao nước ta lại buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á - Thái Bình Dương?

Trả lời:

a) Qua bảng ta thấy, các bạn hàng xuât – nhập khẩu của chúng ta là những tổ chức lớn trên thế giới với các đặc điểm và yêu cầu khác nhau, có những thị trường thân quen gần gũi như ASEAN cũng có những thị trường khó tính như EU, điều này cho thấy các sản phẩm xuất khẩu của nước ta rất đa dạng và chất lượng đang ngày càng cải thiện.

Mặt khác, ta thấy rằng:

- Thị trường nhập khẩu của chúng ta chủ yếu từ các quốc gia APEC đạt tới 69924,6 triệu USD.

- Thị trường xuất khẩu chủ yếu của chúng ta là cho các quốc gia EU đạt tới 11385,5 triệu USD.

Do đó chứng tỏ tính đa dạng và năng động của Việt Nam tuy nhiên cũng thấy rõ rằng chúng ta vẫn còn đang phải nhập khẩu rất lớn từ thị trường quốc tế.

b) Nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương vì:

- Vị trí địa lí thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá.

- Các mối quan hệ có tính truyền thống.

- Thị hiếu người tiêu dùng có nhiều điểm tương đồng.

- Tiêu chuẩn hàng hoá không cao, phù hợp với trình độ sản xuất còn thấp ở Việt Nam,…

Câu 3 trang 39 SBT Địa lí 9: Dựa vào sự hiểu biết của mình, hãy kể tên:

a) 5 bãi biển đẹp ở nước ta, lần lượt từ Bắc vào Nam.

b) 5 vườn quốc gia.

c) 5 di sản thế giới ở nước ta.

d) 5 lễ hội cổ truyền ở nước ta.

e) 5 làng nghề truyền thống ở nước ta.

Trả lời:

a) 5 bãi biển đẹp ở nước ta là: Biển Cửa Lò, Biển Mĩ Khê, Biển Nha Trang, Biển Phan Thiết, Biển Vũng Tàu.

b) 5 vườn quốc gia: Ba Vì, Cúc Phương,  Phong Nha, Bạch Mã, Cát Tiên, Chàm Chim

c) 5 di sản thế giới:  Thành Nhà Hồ, Thánh địa Mỹ Sơn, Phong Nha- Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long, Quần thể di tích Cố đô Huế

d) 5 lễ hội cổ truyền: Lễ hội Lồng Tồng, Lễ hội Chùa Hương, Lễ hội đền Hùng, Lễ hội cầu Ngư, Lễ hội Katê.

e) 5 làng nghề truyền thống: Làng gốm Bát Tràng, Làng cốm Vòng, Làng tranh Đông Hồ, Làng chài Cái Bèo, Làng nem Thủ Đức.

Câu 4 trang 39 SBT Địa lí 9: Cho bảng 15.2:SBT Địa lí 9 Bài 15: Thương mại và du lịch | Giải SBT Địa lí lớp 9 (ảnh 2)

a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng của nước ta, năm 1995 và năm 2010.
b) Nhận xét về các mặt hàng xuất khẩu của nước ta.
c) Vì sao hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm tỉ trọng cao?

Trả lời:

a) Vẽ biểu đồSBT Địa lí 9 Bài 15: Thương mại và du lịch | Giải SBT Địa lí lớp 9 (ảnh 3)

b) Nhận xét:

- Các mặt hàng xuất khẩu của nước ta tương đối đa dạng và chiếm tỉ trọng khác nhau trong cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa. Tính đến năm 2010:

+ Chiếm tỉ trọng lớn nhất là hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (46,1%)

+ Tiếp đến là hàng công nghiệp nặng và khoáng sản (31%)

+ Thấp nhất là hàng nông, lâm, thủy sản (22,9%).

- Trong giai đoạn 1995 - 2010, cơ cấu giá trị xuất khẩu không ngừng thay đổi, theo hướng: tăng tỉ trọng xuất khẩu nhóm ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (tăng 17,6%), công nghiệp nặng và khoáng sản (tăng 5,7%); đồng thời giảm tỉ trọng nhóm ngành nông, lâm, thuỷ sản (giảm 23,3%).

c)  Nhóm ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm tỉ trọng cao vì đây là ngành mà nước ta có điều kiện nguồn lao động dồi dào, không cần vốn đầu tư lớn, cơ sở kĩ thuật cao nhưng lại quay vòng vốn nhanh, tận dụng được nguồn tài nguyên,…

Đánh giá

0

0 đánh giá