Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Địa lí lớp 9 Bài 10: Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 9. Mời các bạn đón xem:
SBT Địa lí 9 Bài 10: Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm
a) Hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các nhóm cây ở nước ta trong 2 năm.
b) Nhận xét sự thay đổi quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây.
Trả lời:
a) Vẽ biểu đồ
b) Nhận xét
- Diện tích trồng trọt tăng mạnh từ 10496,9 ha (năm 1995) lên 14322,4 ha (2011), tăng ở tất cả các cây:
+ Cây lương thực có hạt tăng từ 7324,3 ha lên 8769,5 ha tăng 1445,2 ha.
+ Cây công nghiệp tăng từ 1619,0 ha lên 2692,4 ha, tăng 1073,4 ha.
+ Cây khác tăng từ 1553,6 ha lên 2860,5 ha, tăng 1306,9 ha.
- Cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các nhóm cây ở nước ta năm 1995- 2011 có sự thay đổi:
+ Giảm diện tích cây lương thực giảm tỉ trọng từ 69,8% (năm 1995) xuống 61,2% (năm 2011).
+ Tăng tỉ trọng cây công nghiệp và cây khác: cây công nghiệp tăng 15,4% lên 18,8%; cây khác tăng 14,8% (năm 1995) lên 20% (năm 2011).
Như vậy cơ cấu ngành trồng trọt có sự thay đổi: xóa thế độc canh cây lúa trong trồng trọt, tăng tỉ trọng diện tích cây công nghiệp và cây khác; Giảm diện tích cây lương thực tuy nhiên cây lương thực vẫn giữa vai trò chủ đạo ngành trồng trọt của nước ta.
a) Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng đàn gia súc gia cầm của nước ta qua các năm.
b) Dựa vào bảng số liệu 10.2 và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét và giải thích tại sao đàn gia cầm và đàn lợn tăng nhanh? Tại sao đàn trâu không tăng?
Trả lời:
a) Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm của nước ta qua các năm
b) Nhận xét
Thời kì 1990 – 2002, số lượng đàn gia súc, gia cầm của nước ta đều tăng nhưng tốc độ tăng khác nhau.
+ Đàn lợn có tốc độ tăng nhanh nhất (tăng hơn 2,2 lần), kế đó là đàn gia cầm (tăng hơn 2 lần).
+ Đàn bò tăng khá (tăng hơn 1,7 lần), đàn trâu không tăng.
Giải thích:
+ Đàn gia súc, gia cầm tăng do:
– Mức sống nhân dân được cải thiện nên nhu cầu về thực phẩm động vật tăng.
– Nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi được nâng cao.
– Chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi của Nhà nước.
+ Tốc độ tăng khác nhau do nhu cầu thị trường, điều kiện phát triển và hiệu quả của chăn nuôi.
* Đàn lợn và đàn gia cầm có tốc độ tăng nhanh hơn đàn trâu, bò do:
– Thịt lợn, trứng và thịt gia cầm là các loại thực phẩm truyền thống và phổ biến của dân cư nước ta.
– Nhờ những thành tựu của ngành sản xuất lương thực, nên nguồn thức ăn cho đàn lợn và đàn gia cầm được đảm bảo tốt hơn.
* Trâu không tăng: vì trâu được nuôi chủ yếu để lấy sức kéo, việc đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp đã ảnh hưởng tới sự phát triển của đàn trâu.