Vở bài tập Địa lí lớp 9 Bài 10: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm | Giải VBT Địa lí lớp 9

1.5 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Địa lí lớp 9 Bài 10: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm trang 27, 28 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Địa lí 9. Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Địa lí lớp 9 Bài 10: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm

Bài 1 trang 27 Vở bài tập Địa lí 9:

a) Tính cơ cấu diện tích cây trồng phân theo nhóm cây, điền kết quả vào các ô trống sau:

DIỆN TÍCH VÀ CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY NĂM 1990 VÀ NĂM 2014Vở bài tập Địa lí lớp 9 Bài 10. Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm | Giải VBT Địa lí lớp 9 (ảnh 1)

b) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích giao trồng theo nhóm cây.

c) Từ bảng số liệu và biểu đồ, nhận xét sự thay đổi về quy mô diện tích của các nhóm cây.

d) Dựa vào biểu đồ, nhận xét sự thay đổi tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây.

Phương pháp giải: Vẽ và nhận xét biểu đồ.

Trả lời:

a) Tính tỉ trọng

DIỆN TÍCH VÀ CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY NĂM 1990 VÀ NĂM 2014Vở bài tập Địa lí lớp 9 Bài 10. Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm | Giải VBT Địa lí lớp 9 (ảnh 2)

b) Vẽ biểu đồVở bài tập Địa lí lớp 9 Bài 10. Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm | Giải VBT Địa lí lớp 9 (ảnh 3)

Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích giao trồng theo nhóm cây năm 1990 và năm 2014

c) Nhận xét sự thay đổi về quy mô diện tích của các nhóm cây

- Từ năm 1990 đến năm 2014 diện tích các nhóm cây đều tăng.

- Nhóm cây lương thực tăng nhanh nhất và tăng thêm 2515,4 nghìn ha (trung bình 104,8 nghìn ha/năm).

- Nhóm cây công nghiệp tăng mạnh và tăng từ 1199,3 nghìn ha (1990) lên 2844,6 nghìn ha (2014). Tức là tăng thêm 1645,3 nghìn ha (tăng trung bình 68,6 nghìn ha/năm).

- Nhóm cây thực phẩm, cây ăn quả tăng chậm nhất và tăng thêm 1603,4 nghìn ha (trung bình 66,8 nghìn ha/năm).

d) Nhận xét sự thay đổi tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây

- Các nhóm cây có sự thay đổi về tỉ trọng khác nhau.

- Nhóm cây công nghiệp tăng và tăng thêm 5,9%.

- Nhóm cấy thực phẩm, cây ăn quả tăng và tăng thêm 5%.

- Nhóm cây lương thực giảm tỉ trọng và giảm đi 10,9%.

Bài 2 trang 28 Vở bài tập Địa lí 9:Vở bài tập Địa lí lớp 9 Bài 10. Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm | Giải VBT Địa lí lớp 9 (ảnh 4)

Phương pháp giải: Nhận xét và giải thích bảng số liệu.

Trả lời:

a) Nhận xét

- Từ năm 1990-2014, ngành chăn nuôi có tốc độ tăng khác nhau.

- Đàn gia cầm và đàn lợn tăng nhanh: Đàn gia cầm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Tốc độ tăng của gia cầm tăng thêm 205,5%, còn đàn lợn tăng thêm 118,3% qua 25 năm.

- Đàn bò có tốc độ tăng trung bình là 167,9% so với năm 1990. Nghĩa là tăng thêm 67,9%.

- Đàn trâu có xu hướng giảm nhẹ và giảm 12%.

b) Tại sao đàn gia cầm và đàn lợn tăng nhanh?

Đàn gia cầm và đàn lợn tăng nhanh trong những năm gần đây là do:

- Nhờ những thành tựu của ngành sản xuất lương thực, nên nguồn thức ăn cho đàn lợn và đàn gia cầm được đảm bảo tốt hơn.

- Nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi từ tự nhiên đến công nghiệp, bán công nghiệp ngày càng phong phú, đa dạng và các dịch vụ thú y phát triển.

- Chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi của Nhà nước và đẩy mạnh hướng ra xuất khẩu các sản phẩm từ chăn nuôi.

- Mức sống nhân dân được cải thiện nên nhu cầu về thực phẩm động vật tăng. Đồng thời, thịt lợn và gia cầm là khẩu phần thức ăn hàng ngày của người dân Việt Nam.

c) Tại sao đàn trâu không tăng?

Trâu được nuôi chủ yếu để lấy sức kéo trong nông nghiệp, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Việc đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp, đưa các loại máy cày – bừa,… vào trong sản xuất nông nghiệp đã ảnh hưởng tới sự phát triển của đàn trâu trên cả nước và đó cũng là nguyên nhân khiến đàn trâu ở nước ta những năm qua không tăng mà còn có xu hướng giảm đi.

Đánh giá

0

0 đánh giá