Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Địa lí lớp 9 Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 9. Mời các bạn đón xem:
SBT Địa lí 9 Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp
a) Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng.
b) Các cây công nghiệp được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ là
A. cà phê, chè, đậu tương.
B. cao su, đậu tương, hồ tiêu, điều.
C. cao su, cà phê, chè, thuốc lá.
D. đậu tương, hồ tiêu, chè.
c) Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt đang thay đổi theo hướng
A. tăng tỉ trọng cây lương thực; giảm tỉ trọng cây công nghiệp và các cây ăn quả, rau đậu.
B. giảm tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp; tăng tỉ trọng các cây ăn quả, rau đậu.
C. Giảm tỷ trọng cây lương thực và tăng tỉ trọng cây công nghiệp
D.Tăng tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp; giảm tỉ trọng các cây ăn quả, rau đậu
Trả lời:
a) Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long.
Chọn: A
b) Các cây công nghiệp được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ là cao su, đậu tương, hồ tiêu, điều.
Chọn: B
c) Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt đang thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng cây lương thực và tăng tỉ trọng cây công nghiệp
Chọn: C
Nhận xét về vai trò của cây lúa ở nước ta.
Trả lời:
Qua bảng, ta thấy cây lúa chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu diện tích và sản lượng cây lương thực có hạt của cả nước. Cụ thể:
- Năm 1995 trong tổng diện tích cây lương thực có hạt diện tích cây lúa chiếm 92,4% trong khi sản lượng đạt tới 95,5% tổng sản lượng cây lương thực có hạt ở nước ta.
- Năm 2010 trong tổng diện tích cây lương thực có hạt diện tích cây lúa chiếm 86,9% trong khi sản lượng đạt tới 89,6% tổng sản lượng cây lương thực có hạt ở nước ta.
Mặc dù tỉ trọng có xu hướng giảm nhẹ, nhưng diện tích và sản lượng lúa không ngừng tăng trong giai đoạn trên. Do đó, có thể nói, cây lúa đóng vai trò chủ chốt trong việc cung cấp nguồn lương thực quốc gia.
a) Nhận xét sự biến động về diện tích, năng suất, sản lượng và bình quân lúa theo đầu người ở nước ta.
b) Nguyên nhân nào dẫn đến sự biến động đó?
Trả lời:
a) Trong giai đoạn 1980 - 2010 sản xuất lúa của nước ta nhìn chung đều tăng về diện tích, năng suất, sản lượng và bình quân lương thực theo đầu người.
- Về diện tích lúa có sự biến động tăng từ 5600 nghìn ha (1980) lên 7504 nghìn ha (năm 2002), tuy nhiên có sự giảm nhẹ đến năm 2010 là 7489,4 nghìn ha.
- Năng suất lúa cả năm tăng mạnh, tăng liên tục 2,6 lần.
- Sản lượng lúa cả năm tăng 3,4 lần.
- Sản lượng lúa bình quân đầu người tăng 2,1 lần.
b) Nguyên nhân:
- Trong giai đoạn 1980 - 2010 sản xuất lúa của nước ta nhìn chung đều tăng về diện tích, năng suất, sản lượng và bình quân lương thực theo đầu người do:
+ Áp dụng những tiến bộ về khoa học kĩ thuật trong sản xuất lúa: đưa các giống lúa mới có năng suất cao, ngắn ngày, chống chịu sâu bệnh tốt; cơ giới hóa nông nghiệp; các dịch vụ như phân bón, thuốc trừ sâu,….
+ Do nước ta thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình làm cho sản lượng lương thực bình quân đầu người ngày càng tăng.
- Hiện nay diện tích lúa có xu hướng biến động nhe do 1 số diện tích lúa kém hiệu quả được chuyển đổi sang mục đích khác như: trồng các cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản, xây dựng khu công nghiệp,…
Trả lời:
Nhận xét tình hình phát triển của ngành chăn nuôi ở nước ta.
Trả lời:
Trong giai đoạn 1990-1010 số lượng đàn gia súc gia cầm của chúng ta có xu hướng tăng:
- Số lượng trâu tăng từ 2854,1 nghìn con (năm 1990) lên 2877,0 nghìn con (năm 2010) tăng 229 nghìn con.
- Số lượng bò từ 3116,9 nghìn con (năm 1990) lên 5808,3 nghìn con (năm 2010) tăng 2691,4 nghìn con.
- Số lượng lợn từ 12260,5 nghìn con (năm 1990) lên 27373,3 nghìn con (năm 2010) tăng 15112,8 nghìn con.
- Số lượng gia cầm tăng từ 107,4 triệu con (năm 1990) lên 300,5 triệu con (năm 2010) tăng 193,1 triệu con.
Vì vậy ngành chăn nuôi của nước ta ngày càng phát triển.