20 câu trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 24 (Chân trời sáng tạo 2024): Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật

3.8 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 24: Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Sinh học 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 24: Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 24: Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật

 Phần 1. Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 24: Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật

Câu 1: Vi sinh vật tổng hợp lipid bằng cách liên kết các phân tử nào sau đây?

A. Các phân tử glucose.

B. Các phân tử amino acid.

C. Glucose và acid béo.

D. Glycerol và acid béo.

Đáp án đúng là: D

Vi sinh vật tổng hợp lipid bằng cách liên kết glycerol và các acid béo.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình tổng hợp nucleic acid của vi sinh vật?

A. Quá trình tổng hợp DNA, RNA ở vi sinh vật diễn ra tương tự ở mọi tế bào sinh vật.

B. Các phân tử nucleic acid được tạo ra nhờ sự liên kết của các đơn phân là nucleotide.

C. Vi sinh vật không có khả năng tự tổng hợp nucleotide mà phải thu nhận từ thức ăn.

D. Một số vi sinh vật có khả năng tổng hợp 3 thành phần cấu tạo nên các nucleotide.

Đáp án đúng là: C

Một số vi sinh vật có khả năng tổng hợp 3 thành phần: nitrogenous base, đường 5 carbon và phosphoric acid tạo đơn phân nucleotide rồi liên kết các nucleotide tạo nên phân tử nucleic acid hoàn chỉnh.

Câu 3: Vi sinh vật dị dưỡng phân giải các hợp chất hữu cơ nhằm

A. lấy nguồn nguyên liệu cho các hoạt động sống của chúng.

B. loại bỏ các chất hữu cơ dư thừa giúp làm sạch môi trường sống.

C. tạo ra các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người.

D. tạo ra các chất khoáng góp phần cải tạo chất lượng của đất.

Đáp án đúng là: A

Vi sinh vật dị dưỡng phân giải các hợp chất hữu cơ nhằm lấy nguồn nguyên liệu cho các hoạt động sống của chúng.

B, C, D là những ứng dụng từ quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ.

Câu 4: Cho các phát biểu sau:

(1) Quá trình phân giải các hợp chất carbohydrate xảy ra bên trong cơ thể vi sinh vật.

(2) Quá trình phân giải các hợp chất carbohydrate sử dụng các enzyme do vi sinh vật tiết ra.

(3) Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân giải các hợp chất carbohydrate ở vi sinh vật là glucose.

(4) Đường đơn được vi sinh vật hấp thụ và phân giải theo con đường hiếu khí, kị khí hoặc lên men.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng khi nói về quá trình phân giải các hợp chất carbohydrate ở vi sinh vật là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: B

Các phát biểu đúng là: (2) và (4).

(1) Sai. Quá trình phân giải các hợp chất carbohydrate xảy ra cả bên ngoài và bên trong cơ thể vi sinh vật.

(3) Sai. Glucose không phải là sản phẩm cuối cùng của quá trình phân giải các hợp chất carbohydrate ở vi sinh vật.

Câu 5: Cho các sản phẩm sau:

(1) Rượu

(2) Sữa chua

(3) Nước mắm

(4) Nước trái cây lên men

Trong số các sản phẩm trên, số sản phẩm của quá trình lên men rượu là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: B.

Các sản phẩm của lên men rượu là: (1) và (4).

Câu 6: Ở vi khuẩn và tảo, hợp chất mở đầu cần cho việc tổng hợp tinh bột và glycogen là

A. lactose.

B. amino acid.

C. ADP.

D. ADP – glucose.

Đáp án đúng là: D

Ở vi khuẩn và tảo, hợp chất mở đầu cần cho việc tổng hợp tinh bột và glycogen là ADP – glucose.

Câu 7: Gôm là

A. một số loại protein mà vi sinh vật tiết vào môi trường.

B. một số amino acid mà vi sinh vật tiết vào môi trường.

C. một số polysaccharide mà vi sinh vật tiết vào môi trường.

D. một số enzyme mà vi sinh vật tiết vào môi trường.

Đáp án đúng là: C

Gôm là một số polysaccharide mà vi sinh vật tiết vào môi trường.

Câu 8: Cho một số vai trò sau:

(1) Bảo vệ tế bào vi sinh vật khỏi bị khô.

(2) Lưu trữ và bảo quản thông tin di truyền.

(3) Ngăn cản sự tiếp xúc của vi sinh vật với virus.

(4) Là nguồn dự trữ carbon và năng lượng của vi sinh vật.

Trong các vai trò trên, gôm có bao nhiêu vai trò đối với vi sinh vật?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: C

Gôm có vai trò bảo vệ tế bào vi sinh vật khỏi bị khô, ngăn cản sự tiếp xúc với virus, đồng thời, là nguồn dữ trữ carbon và năng lượng.

Câu 9: Để tổng hợp protein, vi sinh vật đã thực hiện liên kết các amino acid bằng loại liên kết nào sau đây?

A. Liên kết peptide.

B. Liên kết hóa trị.

C. Liên kết hydrogen.

D. Liên kết glycoside.

Đáp án đúng là: A

Để tạo thành phân tử protein, các amino acid được liên kết với nhau bằng liên kết peptide.

Câu 10: Cho các thành tựu sau đây:

(1) Sản xuất amino acid bổ sung vào thực phẩm

(2) Sản xuất mì chính

(3) Sản xuất sinh khối (hoặc protein đơn bào)

(4) Sản xuất chất thay huyết tương dùng trong y học

Trong các thành tựu trên, số thành tựu là ứng dụng của quá trình tổng hợp protein ở vi sinh vật là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: C

Thành tựu là ứng dụng của quá trình tổng hợp protein ở vi sinh vật là: (1), (2) và (3).

(4) Sai. Sản xuất chất thay huyết tương dùng trong y học là ứng dụng của quá trình tổng hợp polysaccharide.

Câu 11: Để phân giải nucleic acid, vi sinh vật cần tạo ra enzyme nào sau đây?

A. Protease.

B. Lipase.

C. Nulease.

D. Amylase.

Đáp án đúng là: C

Để phân giải nucleic acid, vi sinh vật cần tạo ra enzyme nuclease.

Câu 12: Sản xuất nước mắm là ứng dụng của quá trình nào sau đây ở vi sinh vật?

A. Phân giải carbohydrate.

B. Phân giải protein.

C. Phân giải lipid.

D. Phân giải nucleic acid.

Đáp án đúng là: B

Quá trình phân giải protein tạo ra các amino acid nhờ enzyme protease do vi sinh vật tiết ra và được ứng dụng trong sản xuất nước mắm, nước tương,…

Câu 13: Vai trò nào sau đây không phải là vai trò của vi sinh vật đối với tự nhiên?

A. Chuyển hóa vật chất trong tự nhiên.

B. Làm sạch môi trường.

C. Cải thiện chất lượng đất.

D. Tăng sức đề kháng cho vật nuôi.

Đáp án đúng là: D

Tăng sức đề kháng cho vật nuôi là ứng dụng của vi sinh vật trong chăn nuôi.

Câu 14: Cho các ứng dụng sau:

(1) Sản xuất protein đơn bào.

(2) Sản xuất rượu, sữa chua, dưa muối.

(3) Sản xuất chất kháng sinh.

(4) Sản xuất acid amin.

Những ứng dụng nào từ quá trình tổng hợp của vi sinh vật?

A. (1); (3); (4).

B. (2); (3); (4).

C. (1); (2); (4).

D. (1); (2); (3).

Đáp án đúng là: A

(2) Sản xuất rượu, sữa chua, dưa muối là ứng dụng của quá trình phân giải của vi sinh vật.

Câu 15: Có bao nhiêu quá trình sau đây là tác hại của quá trình phân giải ở vi sinh vật?

(1) Phân giải đường làm chua dưa muối.

(2) Phân giải protein trong làm nước mắm và tương.

(3) Phân giải protein của đồ ăn.

(4) Phân giải cellulose ở các mặt hàng tre nứa.

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 1.

Đáp án đúng là: A

Quá trình là tác hại của quá trình phân giải ở vi sinh vật: (3) và (4).

Phần 2. Lý thuyết Sinh học 10 Bài 24: Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật

I. Quá trình tổng hợp ở vi sinh vật

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 24 (Chân trời sáng tạo): Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật (ảnh 1)

1. Tổng hợp carbohydrate

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 24 (Chân trời sáng tạo): Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật (ảnh 2)

Một số loại polysaccharide vi sinh vật tiết vào môi trường gọi là gôm, có vai trò bảo vệ tế bào vi sinh vật khỏi bị khô, ngăn cản sự tiếp xúc với virus, đồng thời là nguồn dự trữ carbohydrate.

2. Tổng hợp protein

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 24 (Chân trời sáng tạo): Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật (ảnh 3)

Hầu hết các enzyme từ thực vật và động vật đều có thể sản xuất tư vi sinh vật như amylase, protease. pectinase ...

Sản xuất sinh khối: Tảo xoắn Spirulina là nguồn thực phẩn chức năng ...

Sản xuất amino acid bổ sung vào thực phẩm

Tăng độ ngon ngọt của các món ăn: glutamic acid ở dạng glutamate - mì chính.

3. Tổng hợp lipid

Vi khuẩn tổng hợp lipid bằng cách liên kết glycerol với acid béo. 

4. Tổng hợp nucleic acid

DNA, RNA được tổng hợp tương tự ở mọi tế bào sinh vật, các phân tử nucleic acid được tạo nên nhờ sự liên kết các nucleotide. 

II. Quá trình phân giải ở vi sinh vật

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 24 (Chân trời sáng tạo): Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật (ảnh 4)

1. Phân giải các hợp chất carbohydrate

Xảy ra ở bên ngoài cơ thể sinh vật nhờ enzyme phân giải polysaccharide chúng tiết ra. Đường đơn được tạo ra sẽ được chúng hấp thụ và phân giải theo con đường hiếu khí, kị khí hoặc lên men.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 24 (Chân trời sáng tạo): Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật (ảnh 5)

2. Phân giải protein

Phân giải protein tạo ra các amino acid nhờ enzyme protease do vi sinh vật tiết ra và được ứng dụng trong sản xuất nước mắm, nước tương ...

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 24 (Chân trời sáng tạo): Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật (ảnh 6)

3. Phân giải lipid

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 24 (Chân trời sáng tạo): Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật (ảnh 7)

4. Phân giải nucleic acid

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 24 (Chân trời sáng tạo): Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật (ảnh 8)

III. Vai trò của vi sinh vật

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 24 (Chân trời sáng tạo): Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật (ảnh 9)

Sơ đồ tư duy quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 24 (Chân trời sáng tạo): Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật (ảnh 10)

Xem thêm các bài trắc nghiệm Sinh học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 23: Thực hành: Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 24: Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 25: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 26: Công nghệ vi sinh vật

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 27: Ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn

Đánh giá

0

0 đánh giá