20 câu trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 7 (Chân trời sáng tạo 2024): Thực hành: Xác định một số thành phần hóa học của tế bào

3.2 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 7: Thực hành: Xác định một số thành phần hóa học của tế bào sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Sinh học 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 7: Thực hành: Xác định một số thành phần hóa học của tế bào. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 7: Thực hành: Xác định một số thành phần hóa học của tế bào

Câu 1: Khi nhỏ thuốc thử Lugol vào dịch lọc củ khoai tây,sẽ quan sát được hiện tượng nào sau đây?

A.Dung dịch chuyển sang màu đỏ gạch.

B. Dung dịch chuyển sang màu vàng.

C. Dung dịch chuyển sang màu xanh đen.

D. Dung dịch không đổi màu.

Đáp án đúng là: C

Dịch lọc của củ khoai tây có chứa tinh bột. Tinh bột có phản ứng màu đặc trưng với thuốc thử iodine. Khi dùng thuốc thử Lugol, trong thuốc thử này có thành phần là iodine và potassium iodine (KI) nên sẽ phản ứng với tinh bột làm xuất hiện màu xanh đen hoặc xanh tím.

Câu 2:Chuẩn bị 1 lát cắt của quả chuối xanh và 1 lát cắt của quả chuối chín, sau đó, nhỏ lên mỗi lát cắt một giọt thuốc thử Lugol và quan sát. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng sẽ xảy ra?

A.Ở lát cắt của quả chuối xanh, xuất hiện màu xanh tím còn ở lát cắt của quả chuối chín, không hoặc rất ít xuất hiện màu xanh tím.

B.Ở lát cắt của quả chuối xanh, không hoặc rất ít xuất hiện màu xanh tím còn ở lát cắt của quả chuối chín, xuất hiện màu xanh tím.

C.Ở lát cắt của quả chuối xanh, xuất hiện màu xanh tím còn ở lát cắt của quả chuối chín, xuất hiện màu đỏ gạch.

D.Ở lát cắt của quả chuối xanh, xuất hiện màu đỏ gạch còn ở lát cắt của quả chuối chín, xuất hiện màu xanh tím.

Đáp án đúng là: A

Chuối xanh chứa hàm lượng tinh bột cao còn chuối chín tinh bột được chuyển hóa thành đường → Khi nhỏ dung dịch Lugol, ở lát cắt của quả chuối xanh, xuất hiện màu xanh tím còn ở lát cắt của quả chuối chín, không hoặc rất ít xuất hiện màu xanh tím.

Câu 3:Dung dịch nào sau đây được sử dụng để xác định sự có mặt của protein trong tế bào?

A. Benedict.

B. Lugol.

C.BaCl2.

D. CuSO4.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D

Để xác định sự có mặt của của protein trong tế bào, có thể sử dụng dung dịch CuSO4.

Câu 4:Khi nhỏ dung dịch CuSO4 1 % vào dung dịch lòng trắng trứng gà, sẽ quan sát thấy hiện tượng chuyển từ màu xanh sang màu xanh tím hoặc tím đỏ. Nguyên nhân của hiện tượng này là do

A.các liên kết peptide của protein trong lòng trắng trứng gà tạo phức chất với Cu2+ trong dung dịch CuSO4.

B.các amino acid của protein trong lòng trắng trứng gà tạo phức chất với Cu2+ trong dung dịch CuSO4.

C.các liên kết peptide của protein trong lòng trắng trứng gà tạo phức chất với SO42- trong dung dịch CuSO4.

D.các amino acid của protein trong lòng trắng trứng gà tạo phức chất với SO42- trong dung dịch CuSO4.

Đáp án đúng là: A

Các liên kết peptide được hình thành giữa các amino acid của protein có phản ứng màu Biuret đặc trưng với Cu2+ trong dung dịch CuSO4 tạo thành phức chất có màu xanh tím hoặc tím đỏ.

Câu 5: Có thể sử dụng mẫu vật nào sau đây để tiến hành thí nghiệm xác định sự có mặt của lipid trong tế bào?

A. Lá rau muống.

B. Quả chuối.

C. Lòng trắng trứng.

D. Hạt lạc.

Đáp án đúng là: D

Hạt lạc chứa nhiều lipid nên có thể sử dụng làm mẫu vật để thí nghiệm xác định sự có mặt của lipid.

Câu 6: Để nhận biết sự có mặt của glucose, ta có thể sử dụng dung dịch hóa chất nào sau đây?

A. Benedict.

B.Iodine.

C.AgCl.

D.AgNO3.

Đáp án đúng là: A

Khi sử dụng dung dịch benedict, glucose sẽ khử Cu2+ thành Cu+ tạo kết tủa Cu2O màu đỏ gạch.

Câu 7: Khi cho thuốc thử benedict vào dịch lọc từ quả nho và đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn, sẽ quan sát được hiện tượng nào sau đây?

A.Xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch.

B.Xuất hiện kết tủa màu trắng sữa.

C. Dung dịch chuyển sang màu xanh đen.

D. Dung dịch chuyển sang màu trắng sữa.

Đáp án đúng là: A

Dịch lọc từ quả nho có chứa glucose. Khi sử dụng dung dịch benedict, glucose sẽ khử Cu2+ thành Cu+ tạo kết tủa Cu2O màu đỏ gạch.

Câu 8:Thuốc thử nào sau đây được sử dụng để xác định sự có mặt có tinh bột?

A. Benedict.

B. Lugol.

C.Mg(NH4)2.

D.BaCl2.

Đáp án đúng là: B.

Dung dịch lugol được sử dụng để kiểm tra sự có mặt của tinh bột. Khi gặp dung dịch lugol, tinh bột sẽ có phản ứng màu đặc trưng (xuất hiện màu xanh đen hoặc xanh tím).

Câu 9: Cho các mẫu vật sau:

(1) Khoai lang

(2) Chuối chín

(3) Khoai tây

(4) Rau muống

(5) Trứng

Số mẫu vật có thể sử dụng để thực hiện thí nghiệm sự có mặt của tinh bột là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án đúng là: A

Các mẫu vật có chứa nhiều tinh bột, có thể thực hiện thí nghiệm chứng minh sự có mặt của tinh bột là:(1),(3).

Câu 10: Cho các bước thực hiện thí nghiệm sau:

(1) Gọt vỏ củ khoai tây, cắt thành những khối nhỏ rồi cho vào cối sứ.

(2) Quan sát kết quả thí nghiệm.

(3) Nghiền nhỏ với 10ml nước cất sau đó lọc để bỏ phần bã và giữ lại dịch lọc.

(4) Cho dịch lọc vào ống nghiệm sau đó nhỏ vài giọt dung dịch Lugol.

Trình tự các bước thực hiện thí nghiệm để xác định sự có mặt của tinh bột trong tế bào 

A. (1) → (2) → (3) → (4).

B. (1) → (3) → (4) → (2).

C. (2) → (1) → (3) → (4).

D. (2) → (4) → (1) → (3).

Đáp án đúng là: B

Các bước thực hiện thí nghiệm xác định sự có mặt của tinh bột là:

Bước 1: Gọt vỏ củ khoai tây, cắt thành những khối nhỏ rồi cho vào cối sứ.

Bước 2: Nghiền nhỏ với 10ml nước cất sau đó lọc để bỏ phần bã và giữ lại dịch lọc.

Bước 3: Cho dịch lọc vào ống nghiệm sau đó nhỏ vài giọt dung dịch Lugol.

Bước 4: Quan sát kết quả thí nghiệm.

Câu 11: Sau khi sấy khô mẫu lá tươi, ta thấy khối lượng lá sau khi sấy sẽ

A.lớn hơn trước khi sấy.

B.nhỏ hơn trước khi sấy.

C.không thay đổi.

D.bằng 0.

Đáp án đúng là: B

L sau khi sấy bị mất nước nên khối lượng nhỏ hơn trớc khi sấy.

Câu 12: Tại sao sau khi sấy lá cây, khối lượng lá sẽ giảm so với trước khi sấy?

A. Do sau khi sấy lá bị mất nước.

B. Do sau khi sấy lá bị mất cellulose.

C. Do sau khi sấy lá bị mất lipid.

D. Do sau khi sấy lá bị mất protein.

Đáp án đúng là: A

Sau khi sấy lá bị mất nước nên khối lượng giảm.

Câu 13:Cho các phát biểu sau:

(1) Khi dùng dung dịch AgNO3 để nhận biết nguyên tố Cl trong tế bào sẽ quan sát thấy hiện tượng kết tủa trắng hoặc kết tủa trắng chuyển sang đen khi đưa ra ngoài ánh sáng.

(2) Khi dùng dung dịch AgNO3 để nhận biết nguyên tố P trong tế bào sẽ quan sát thấy hiện tượng kết tủa vàng.

(3) Khi dùng dung dịch Na2CO3 để nhận biết nguyên tố Ca trong tế bào sẽ quan sát thấy hiện tượng kết tủa đỏ gạch.

(4) Khi dùng dung dịch BaCl2 để nhận biết nguyên tố S trong tế bào sẽ quan sát thấy hiện tượng kết tủa đỏ gạch không tan trong dung dịch HCl.

Số phát biểu đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: B

Các phát biểu đúng là:(1) và (2).

(3) Sai. Khi dùng dung dịch Na2CO3 để nhận biết nguyên tố Ca trong tế bào sẽ quan sát thấy hiện tượng kết tủa trắng.

(4) Khi dùng dung dịch BaCl2 để nhận biết nguyên tố S trong tế bào sẽ quan sát thấy hiện tượng kết tủa trắng không tan trong dung dịch HCl.

Câu 14:Tại sao các loại hoa quả chín như nho, chuối sẽ tốt cho người ốm?

A. Do trong các loại quả này có chứa nhiều protein cung cấp cho cơ thể.

B. Do trong các loại quả này có chứa nhiều lipid cung cấp cho cơ thể.

C. Do trong các loại quả này có chứa nhiều glucose cung cấp cho cơ thể.

D. Do trong các loại quả này có chứa nhiều cellulose cung cấp cho cơ thể.

Đáp án đúng là: C

Trong các loại quả chn như nho, chuối,… có chứa nhiều glucose cung cấp năng lượng nhanh chóng cho cơ thể. Do đó, khi người ốm sử dụng những loại quả này sẽ giúp phục hồi cơ thể nhanh chóng hơn.

Câu 15: Tại sao khi ăn quá nhiều các thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa sẽ có nguy cơ mắc bệnh Gout?

A. Do các thực phẩm này chứa nhiều protein.

B. Do các thực phẩm này chứa nhiều tinh bột.

C. Do các thực phẩm này chứa nhiều chất xơ.

D. Do các thực phẩm này chứa nhiều chất béo.

Đáp án đúng là: A

Trong thịt, cá, trứng, sữa có nhiều protein (chất đạm) nên khi ăn quá nhiều có thể sẽ gây nguy cơ bị bệnh Gout – một bệnh xảy ra do sự rối loạn chuyển hóa acid uric trong cơ thể.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Sinh học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 7: Thực hành: Xác định một số thành phần hóa học của tế bào

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 8: Tế bào nhân sơ

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 9: Tế bào nhân thực

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 10: Thực hành: Quan sát tế bào

Đánh giá

0

0 đánh giá