20 câu trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 6 (Chân trời sáng tạo 2024): Các phân tử sinh học trong tế bào

9.8 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Sinh học 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào

 Phần 1. Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào

Câu 1: Carbohydrate không có chức năng nào sau đây?

A. Là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể.

B. Là nguồn cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể.

C. Là vật liệu cấu trúc xây dựng tế bào và cơ thể.

Đáp án đúng là: D

Carbohydrate là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào cũng như tham gia cấu tạo nên nhiều thành phần của tế bào và cơ thể.

Câu 2: Cho các phát biểu sau về vai trò của các carbohydrate trong tế bào và cơ thể:

(1) Tinh bột là nguồn năng lượng dự trữ ở các loài thực vật.

(2) Glycogen là nguồn năng lượng dự trữ ở cơ thể động vật và nấm.

(3) Glucose là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho hô hấp tế bào.

(4) Lactose là đường sữa, được sản xuất để cung cấp cho các con non.

Số phát biểu đúng là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 1.

Đáp án đúng là: C

Cả 4 phát biểu trên đều đúng.

Câu 3: Tại saonên ăn nhiều loại rau xanh khác nhau trong khi thành phần chính của các loại rau là cellulose – chất mà con người không thể tiêu hóa được?

A. Vì cellulosegiúp thức ăn di chuyển trơn tru trong đường ruột đồng thời cũng giúp cuốn trôi những chất cặn bã bám vào thành ruột ra ngoài.

B. Vì cellulose đóng vai trò như chất cảm ứng kích thích các enzyme tiêu hóa hoạt động nhờ đó thức ăn được tiêu hóa nhanh và triệt để hơn.

C. Vì cơ thể người có thể hấp thu và sử dụng trực tiếp cellulose để làm nguồn dự trữ năng lượng mà không cần thông qua sự tiêu hóa.

D. Vì cơ thể người có thể hấp thu và sử dụng trực tiếp cellulose để làm nguồn nguyên liệu cấu trúc tế bào mà không cần thông qua sự tiêu hóa.

Đáp án đúng là: A

Cellulosekích thích các tế bào niêm mạc ruột tiết ra dịch nhầygiúp thức ăn di chuyển trơn tru trong đường ruột đồng thời cũng giúp cuốn trôi những chất cặn bã bám vào thành ruột ra ngoài.

Câu 4: Các vận động viên chơi thể thao thường ăn chuối chín vào giờ giải lao vì

A. chuối chín có chứa hàm lượng đường glucose cao.

B. chuối chín có chứa hàm lượng đường saccharose cao.

C. chuối chín có chứa hàm lượng đường lactose cao.

C. chuối chín có chứa hàm lượng tinh bột cao.

Đáp án đúng là: A

Trong chuối chín có chứa hàm lượng đường glucose cao. Khi các vận động viên ăn chuối chín, đường được hấp thụ và nhanh chóng được phân giải để bổ sung năng lượng đã bị tiêu hao cho cơ thể sau quá trình chơi thể thao.

Câu 5: Lipid không có đặc điểm nào sau đây?

A. Có cấu trúc đa phân.

B. Không tan trong nước.

C. Tan trong dung môi hữu cơ.

D. Có cấu trúc phân tử đa dạng.

Đáp án đúng là: A

Lipid không có cấu trúc đa phân.

Câu 6:Các phân tử hữu cơ do sinh vật sống tạo thành được gọi là

A. phân tử sinh học.

B. đại phân tử.

C. đa phân tử.

D. phân tử hóa học.

Đáp án đúng là: A

Phân tử sinh học là các phân tử hữu cơ do sinh vật sống tạo thành.

Câu 7: Cho các phân tử sau đây:

(1) Carbohydrate.

(2) Lipid.

(3) Protein.

(4) Nucleic acid.

Trong các phân tử trên, số phân tử là phân tử sinh học có vai trò quan trọng trong tế bào là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: D

Các phân tử sinh học có vai trò quan trọng trong tế bào là: carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid.

Câu 8: Dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia carbohydrate thành 3 nhóm: đường đơn, đường đôi và đường đa?

A. Khối lượng phân tử.

B. Độ tan trong nước.

C. Số loại đơn phân có trong phân tử.

D. Số lượng đơn phân có trong phân tử.

Đáp án đúng là: D

Dựa vào số lượng đơn phân có trong phân tử mà carbohydrate được chia thành 3 loại: đường đơn, đường đôi, đường đa.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các loại carbohydrate?

A. Trong tế bào, loại đường đơn phổ biến chỉ có đường 6 carbon.

B. Saccharose là loại đường đa có nhiều trong thực vật như mía và củ cải đường.

C. Lactose là loại đường đôi có nhiều trong mầm lúa mạch, kẹo mạch nha.

D. Các loại đường đa phổ biến ở sinh vật gồm tinh bột, cellulose, glycogen, chitin.

Đáp án đúng là: D

A. Sai. Trong tế bào, loại đường đơn phổ biến gồm đường 5 carbon và đường 6 carbon.

B. Sai. Saccharose là loại đường đôi.

C. Sai. Lactose là loại đường đôi có nhiều trong sữa người người và động vật.

Câu 10: Cho các loại carbohydrate sau:

(1) Ribose.

(2) Glucose.

(3) Fructose.

(4) Saccharose.

(5) Maltose.

(6) Galactose.

Trong số các carbohydrate trên, số carbohydrate thuộc nhóm đường đôi là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án đúng là: A

Có 2 carbohydrate thuộc nhóm đường đôi là: (4) Saccharose, (5) Maltose.

Câu 11: Chất nào dưới đây là lipid phức tạp?

A. Mỡ.

B. Dầu.

C. Sáp.

D. Phospholipid.

Đáp án đúng là: D

Mỡ, dầu, sáp là lipid đơn giản.

Phospholipid là lipid phức tạp.

Câu 12: Cho các vai trò sau:

(1) Là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

(2) Tham gia cấu trúc màng sinh chất.

(3) Tham gia điều hòa sinh sản ở động vật.

(4) Xúc tác cho các phản ứng sinh học.

Số vai trò đúng với vai trò của lipid trong tế bào và cơ thể là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 1.

Đáp án đúng là: B

Các vai trò đúng là: (1), (2), (3).

Câu 13: Đơn phân cấu tạo nên protein là

A. nucleotide.

B. amino acid.

C. glucose.

D. maltose.

Đáp án đúng là: B

Amino acid là đơn phân cấu tạo nên protein.

Câu 14: Đại phân tử sinh học chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong cơ thể sinh vật là

A. carbohydrate.

B. lipid.

C. proten.

D. nucleic acid.

Đáp án đúng là: C

Protein là đại phân tử sinh học chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong cơ thể sinh vật.

Câu 15: Về mặt dinh dưỡng, các amino acid được chia thành 2 nhóm là

A. amino acid no và amino acid không no.

B. amino acid đơn giản và amino acid phức tạp.

C. amino acid có lợi và amino acid có hại.

D. amino acid thay thế và amino acid không thay thế.

Đáp án đúng là: D

Về mặt dinh dưỡng, amino acid được chia thành 2 nhóm: amino acid thay thế và amino acid không thay thế.

Câu 16: Cho các phát biểu sau:

(1) Cấu trúc bậc 1 của phân tử protein là các amino acid liên kết với nhau bằng liên kết peptide tạo thành chuỗi polypeptide dạng mạch thẳng.

(2) Cấu trúc bậc 2 của phân tử protein là chuỗi polypeptide ở dạng co xoắn hoặc gấp nếp.

(3) Cấu trúc không gian bậc 3 của phân tử protein là chuỗi polypeptide ở dạng xoắn hoặc gấp nếp tiếp tục co xoắn.

(4) Cấu trúc không gian bậc 4 của phân tử protein là hai hay nhiều chuỗi polypeptide bậc 3 kết hợp với nhau.

Số phát biểu đúng với các bậc cấu trúc của phân tử protein là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 1.

Đáp án đúng là: C

Cả 4 phát biểu đều đúng với các bậc cấu trúc của phân tử protein.

Câu 17: Thịt bò, thịt lợn, thịt gà đều được cấu tạo từ protein nhưng chúng lại khác nhau về nhiều đặc tính là do

A. có sự khác nhau về số lượng, thành phần và trật tự các amino acid.

B. có sự khác nhau về số lượng, thành phần và trật tự các nucleotide.

C. có sự khác nhau về số lượng, thành phần và trật tự các đường đơn.

D. có sự khác nhau về số lượng, thành phần và trật tự các đường đôi.

Đáp án đúng là: A

Do protein cấu tạo nên thịt bò, thịt lợn và thịt gà có sự khác nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các amino acid nên chúng có cấu trúc khác nhau.

Câu 18: Các loại nucleotide cấu tạo nên phân tử DNA khác nhau ở

A. loại base.

B.loại đường.

C. số gốc phosphate.

D. vị trí liên kết của đường với base.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A

Các loại nucleotide chỉ khác nhau về thành phần basenên người ta đặt tên các loại nucleotide theo tên của base.

Câu 19: DNA khác RNA ở điểm là

A. thường có cấu trúc mạch đơn.

B. có khối lượng phân tử nhỏ hơn.

C. đơn phân chứa đường C5H10O4.

D. có cấu trúc theo nguyên tắc bổ sung.

Đáp án đúng là: C

Nucleotide của DNA chứa đường C5H10O4 còn nucleotide của RNA chứa đường C5H10O5.

Câu 20: DNA có chức năng là

A. cấu tạo nên ribosome là nơi tổng hợp protein.

B. làm mạch khuôn cho quá trình tổng hợp protein.

C. vận chuyển đặc hiệu amino acid tới ribosome.

D. lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

Đáp án đúng là: D

Phần 2. Lý thuyết Sinh học 10 Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào

I. Khái quát về phân tử sinh học

Phân tử sinh học là những phân tử hữu cơ được tạo ra từ tế bào và cơ thể sinh vật.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Các phân tử sinh học trong tế bào (ảnh 1)

Các phân tử sinh học chính bao gồm protein, lipid, carbohydrate, nucleic acid. Ngoài ra các phân tử nhỏ là các sản phẩm trao đổi chất như aldehyde, alcohol, vitamin, hormone …

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Các phân tử sinh học trong tế bào (ảnh 2)

II. Các phân tử sinh học trong tế bào

1. Carbohydrate

a) Đặc điểm chung:

Carbohydrate được cấu tạo từ ba loại nguyên tố C, H và O trong đó tỉ lệ H : O là 2 : 1 (giống với nước). Carbohydrate được chia thành 3 nhóm:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Các phân tử sinh học trong tế bào (ảnh 3)

b) Các loại đường đơn:

Là loại carbohydrate đơn giản với công thức phân tử là CnH2nOn, gọi là đường đơn, hay đường khử.

Ba loại đường này đều có vị ngọt và dễ tan trong nước.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Các phân tử sinh học trong tế bào (ảnh 4)

c) Các loại đường đôi:

Đường đôi do hai phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng leien kết glycosidic. Loại đường đô iphoro biến nhất là saccharose, maltose và lactose. Ba loại đường đôi này đều tan trong nước và có vị ngọt.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Các phân tử sinh học trong tế bào (ảnh 5)

d) Các loại đường đa:

Dường đa (polysaccharide) là gồm nhiều các phân tử đường đơn liên kết với nhau.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Các phân tử sinh học trong tế bào (ảnh 6)

e) Vai trò của carbohydrate:

  • Là nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống (chủ yếu là glucose)
  • Là nguồn năng lượng dự trữ của cơ thể (tinh bột ở thực vật và glycogen ở nấm và động vật)
  • Tham gia cấu tạo nên một số thành phần của tế bào và cơ thể: thành tế bào thực vật (cellulose), thành tế bào nấm và vỏ ngoài của côn trùng (chitin), thành tế bào vi khuẩn (peptidoglycan). 
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Các phân tử sinh học trong tế bào (ảnh 7)
  • Tham gia cấu tạo màng sinh chất và vận chuyển các chất (ribose, deoxyribose)

2. Lipid

a) Đặc điểm chung:

Lipid là một nhóm chất rất đa dạng về cấu trúc nhưng có đặc tính chung là kị nước nhưng tan trong dung môi hữu cơ. 

 b) Lipid đơn giản:

 Gồm 3 loại: mỡ (ở động vật), dầu (ở thực vật) và sáp. 

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Các phân tử sinh học trong tế bào (ảnh 8)

c) Lipid phức tạp:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Các phân tử sinh học trong tế bào (ảnh 9)
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Các phân tử sinh học trong tế bào (ảnh 10)

3. Protein

a) Đặc điểm chung của protein:

Protein là đại phân tử chiếm tỉ lệ lớn nhất trong cơ thể sinh vạt, chúng là sản phẩm cuối cùng của gene tham gia thực hiện nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể.

Protein được cấu tạo đa phân, gồm nhiều đơn phân là các amino acid.

Có khoảng 20 loại amino acid chính tham gia cấu tạo nên protein. Có những amino acid con người và động vật không tự tổng hợp được gọi là amino acid không thay thế (lysine, tryptophan …)

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Các phân tử sinh học trong tế bào (ảnh 11)

b) Các bậc cấu trúc của protein:

Protein có cấu trúc không gian 3 chiều đặc trưng được hình thành từ 4 bậc cấu trúc:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Các phân tử sinh học trong tế bào (ảnh 13)
  • Cấu trúc bậc 1: Trình tự các amino acid trong một chuỗi polypeptide, các amino acid liên kết với nhau bằng liên kết peptide.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Các phân tử sinh học trong tế bào (ảnh 15)

  • Cấu trúc bậc 2: Chuỗi polypeptide cuộn xoắn lại hoặc gấp nếp.

  • Cấu trúc bậc 3: Chuỗi polypeptide cuộn xoắn lại hoặc gấp nếp tạo nên cấu trúc không gian ba chiều đặc trưng do có sự tương tác đặc thù giữa các nhóm chức của các amino acid trong chuỗi polypeptide.

  • Cấu trúc bậc 4: Hai hay nhiều chuỗi polipeptit liên kết với nhau.

Cấu trúc của protein có thể bị phá hủy khi chịu tác động của nhiệt độ cao, kim loại nặng, ... gây biến tính.

c) Vai trò của protein:

Protein tham gia hầu hết các hoạt động sống của tế bào: xúc tác các phản ứng (enzyme), cấu trúc nên tế bào, tham gia vận chuyển các chất qua màng, truyền tin, miễn dịch, sinh sản …

4. Nucleic acid

a) Đặc điểm chung:

Nucleic acid là các đại phân tử sinh học cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhều đơn phân là nucleotide gồm 3 thành phần: 1 đường pentose (deoxyribose và ribose) + 1 nitrogenous base (A, G, T, C, U) + 1 gốc phosphate.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Các phân tử sinh học trong tế bào (ảnh 16)

b) Cấu tạo và chức năng của DNA:

Cấu tạo của DNA: cấu trúc xoắn kép gồm 2 mạch polynucleotide song song và ngược chiều nhau, xoắn trái sang phải. Mỗi chu kì xoắn có 10 cặp nucleotide. Hai mạch polynucleotide liên kết với nhau theo nguyên tác bổ sung:

  • A liên kết với T bằng 2 liên kết hydrogen
  • G liên kết với X bằng 3 liên kết hydrogen
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Các phân tử sinh học trong tế bào (ảnh 17)

DNA có tính đa dạng và đặc thù cho số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp nucleotide.

DNA có vai trò lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền. 

c) Cấu tạo và chức năng của RNA:

Có 3 loại RNA là:

  • mRNA (RNA thông tin): dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã, truyền đạt thông tin di trueyefn từ DNA đến ribosome.
  • tRNA (RNA vận chuyển): vận chuyển các amino acid đến ribosome để dịch mã
  • rRNA (RNA ribosome): là thành phần chủ yếu cấu tạo nên ribosome.

Cấu tạo của 3 loại RNA nhưu sau:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Các phân tử sinh học trong tế bào (ảnh 18)

Sơ đồ tư duy các phân tử sinh học:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Các phân tử sinh học trong tế bào (ảnh 19)

Xem thêm các bài trắc nghiệm Sinh học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 7: Thực hành: Xác định một số thành phần hóa học của tế bào

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 8: Tế bào nhân sơ

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 9: Tế bào nhân thực

Đánh giá

0

0 đánh giá