20 câu trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 1 (Chân trời sáng tạo 2024): Giới thiệu khái quát chương trình môn Sinh học

4.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 1: Giới thiệu khái quát chương trình môn Sinh học sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Sinh học 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 1: Giới thiệu khái quát chương trình môn Sinh học. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 1: Giới thiệu khái quát chương trình môn Sinh học

 Phần 1. Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 1: Giới thiệu khái quát chương trình môn Sinh học

Câu 1: Ngành nghề liên quan đến Sinh học nào sau đây thuộc nhóm ngành Sinh học cơ bản?

A. Nông nghiệp.

B. Công nghệ thực phẩm.

C. Khoa học môi trường.

D. Dược học.

Đáp án đúng là: D.

Nhóm ngành sinh học cơ bản: dược học.

Nhóm ngành ứng dụng sinh học: nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, khoa học môi trường,…

Câu 2: Ngành Khoa học môi trường mang lại thành tựu nào sau đây?

A. Chế tạo và sản xuất nhiều vật liệu, dụng cụ, thiết bị phục vụ cho việc bảo vệ môi trường.

B. Phát triển nhiều kĩ thuật mới nhằm nâng cao sức khỏe và kéo dài tuồi thọ cho con người.

C. Phát triển nhiều kĩ thuật hiện đại nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và giảm chi phí sản xuất.

D. Phát triển nhiều kĩ thuật nhằm xác định tình trạng sức khỏe, tình trạng tổn thương trong các vụ tai nạn giao thông, tai nạn lao động để giải quyết các vụ án dân sự.

Đáp án đúng là: A

Ngành Khoa học môi trường có vai trò đưa ra các biện pháp xử lí môi trường, chế tạo và sản xuất nhiều vật liệu, dụng cụ, thiết bị phục vụ cho việc bảo vệ môi trường.

Câu 3: Ngành nghề liên quan đến sinh học nào sau đây thuộc nhóm ngành ứng dụng sinh học?

A. Y học.

B. Dược học.

C. Pháp y.

D. Khoa học môi trường.

Đáp án đúng là: D

Ngành Khoa học môi trường thuộc nhóm ngành ứng dụng sinh học.

Ngành y học, dược học, pháp y thuộc nhóm ngành Sinh học cơ bản.

Câu 4: Ngành nghề nào sau đây có vai trò sản xuất các loại vaccine, enzyme, kháng thể, thuốc,… nhằm phòng và chữa trị nhiều bệnh ở người?

A. Y học.

B. Dược học.

C. Pháp y.

D. Công nghệ thực phẩm.

Đáp án đúng là: B

Dược học là ngành có vai trò sản xuất các loại vaccine, enzyme, kháng thể, thuốc,…. nhằm phòng và chữa trị nhiều bệnh ở người.

Câu 5: Nhận định nào sau đây không thể hiện vai trò của Sinh học đối với phát triển bền vững?

A. Góp phần bảo vệ đa dạng sinh học.

B. Góp phần quản lí và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.

C. Góp phần tăng cường ứng dụng nhiên liệu hóa thạch vào đời sống và sản xuất.

D. Góp phần xây dựng các mô hình sinh thái để bảo vệ và khôi phục môi trường sống.

Đáp án đúng là: C

Sinh học góp phần tạo ra các nguồn năng lượng sinh học, hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch góp phần phát triển bền vững.

Câu 6: Đối tượng nghiên cứu của Sinh học là

A. sự biến đổi của các chất trong đời sống tự nhiên.

B. vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng trong đời sống.

C. các cá thể sống cũng như mối quan hệ giữa các cá thể sống với nhau và với môi trường.

D. các sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên và ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến cuộc sống con người.

Đáp án đúng là: C

Đối tượng nghiên cứu của Sinh học là các cá thể sống cũng như mối quan hệ giữa các cá thể sống với nhau và với môi trường.

Câu 7. Trong các lĩnh vực sau đây, có bao nhiêu lĩnh vực thuộc ngành Sinh học?

(1) Di truyền học.

(2) Sinh học tế bào.

(3) Khoa học Trái Đất.

(4) Vi sinh vật học.

(5) Hóa học.

(6) Công nghệ Sinh học.

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Đáp án đúng là: B

Các lĩnh vực nghiên cứu của Sinh học là: (1), (2), (4), (6).

Câu 8: Mục tiêu nào dưới đây không đúng khi nói về mục tiêu học tập môn Sinh học?

A. Môn Sinh học giúp chúng ta hiểu rõ được sự hình thành và phát triển của thế giới sống.

B. Môn Sinh học giúp chúng ta hình thành và phát triển năng lực sinh học như nhận thức sinh học, tìm hiểu thế giới sống,…

C. Môn Sinh học giúp chúng ta có thái độ đúng đắn đối với thiên nhiên; biết yêu và tự hào về thiên nhiên, quê hương, đất nước;…

D. Môn Sinh học giúp chúng ta tìm ra phương pháp khai thác tài nguyên triệt để góp phần phát triển kinh tế.

Đáp án đúng là: D

A, B, C là các mục tiêu học tập môn Sinh học.

D không phải là mục tiêu học tập môn Sinh học vì phải khai thác hợp lí nguồn tài nguyên để phát triển bền vững.

Câu 9: Trong các nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về vai trò của Sinh học?

(1) Làm thay đổi mạnh mẽ nền nông nghiệp.

(2) Làm thay đổi mạnh mẽ nền công nghiệp.

(3) Giúp giảm tỉ lệ bệnh tật ở người.

(4) Giúp đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của con người.

(5) Giúp gia tăng tuổi thọ cho con người.

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án đúng là: D

Vai trò của Sinh học là các nhận định: (1), (2), (3), (4), (5).

Câu 10: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của Sinh học trong tương lai?

A. Góp phần tìm ra biện pháp để xử lí ô nhiễm môi trường hiệu quả.

B. Tìm ra phương pháp chữa trị nhiều bệnh nguy hiểm đối với con người.

C. Tăng cường sử dụng sinh vật làm thí nghiệm trong nghiên cứu y học.

D. Góp phần chế tạo các năng lượng sinh học.

Đáp án đúng là: C

Trong tương lai, Sinh học có thể kết hợp với Tin học trên các phần mềm chuyên dụng, các mô hình mô phỏng nhằm hạn chế việc sử dụng các sinh vật làm thí nghiệm.

Câu 11: Khi nghiên cứu và ứng dụng sinh học, hành vi nào sau đây không trái với đạo đức sinh học?

A. Nhân bản vô tính con người.

B. Xét nghiệm giới tính thai nhi nhằm sinh con theo ý muốn.

C. Sử dụng con người để thử nghiệm thuốc vì mục đích lợi nhuận.

D. Thông báo trước cho người tham gia thí nghiệm về những rủi ro có thể xảy ra.

Đáp án đúng là: D

Việc thông báo trước cho người tham gia thí nghiệm về những rủi ro có thể xảy ra là cần thiết trước khi tiến hành xin sự đồng ý tự nguyện của người tham gia thí nghiệm.

Câu 12: Hoạt động nào sau đây không thể hiện vai trò của Sinh học đối với sự phát triển kinh tế?

A. Tạo ra giống vật nuôi, cây trồng có chất lượng tốt, chi phí thấp.

B. Chế tạo, cải tiến các thiết bị máy móc thay thế con người trong sản xuất.

C. Tạo ra nhiều chế phẩm enzyme nhằm ứng dụng trong công nghệ thực phẩm.

D. Xét nghiệm DNA và dấu vân tay nhằm xác định quan hệ huyết thống.

Đáp án đúng là: D

Xét nghiệm DNA và dấu vân tay nhằm xác định quan hệ huyết thống là hoạt động pháp y có ý nghĩa trong điều tra tội phạm, ổn định tình hình an ninh xã hội,… không có ý nghĩa trực tiếp với phát triển kinh tế.

Câu 13: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về mối quan hệ giữa sự phát triển của sinh học và sự phát triển của kinh tế, công nghệ?

A. Sự phát triển của Sinh học góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế.

B. Sự phát triển của Sinh học thúc đẩy cho việc nghiên cứu công nghệ.

C. Sự phát triển kinh tế, công nghệ là nền tảng cho sự phát triển Sinh học.

D. Sự phát triển kinh tế, công nghệ hoàn toàn là thành tựu của sự phát triển Sinh học.

Đáp án đúng là: D

Sự phát triển của Sinh học là động lực góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, công nghệ. Ngược lại, sự phát triển của kinh tế, công nghệ là nền tảng cho sự phát triển của Sinh học.

Câu 14: Những hiểu biết về não bộ mang lại bao nhiêu lợi ích cho con người trong các lợi ích sau đây?

(1) Chủ động đưa ra các phương pháp cải thiện trí nhớ.

(2) Tư vấn và chữa trị các vấn đề về tâm lí.

(3) Tạo ra các sinh vật biến đổi gen mang lại lợi ích cho con người.

(4) Nhân nhanh giống cây trồng bằng nuôi cấy mô.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: B

Các lợi ích của việc hiểu biết về não bộ con người đem lại là: (1) và (2).

Câu 15: Sự phát triển của sinh học góp phần bảo vệ môi trường được thể hiện qua bao nhiêu thành tựu trong các thành tựu sau đây?

(1) Sử dụng vi sinh vật để xử lí dầu tràn trên biển.

(2) Sử dụng liệu pháp gen để chữa trị các bệnh di truyền.

(3) Phân hủy rác để tạo phân bón sinh học.

(4) Sản xuất xăng sinh học.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: C

Sự phát triển của sinh học góp phần bảo vệ môi trường được thể hiện qua các thành tựu là: (1), (3), (4).

Phần 2. Lý thuyết Sinh học 10 Bài 1: Giới thiệu khái quát chương trình môn Sinh học

I. Đối tượng, lĩnh vực nghiên cứu và mục tiêu môn sinh học

1. Đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học

  • Sinh học là ngành khoa học nghiên cứu về sự sống. 

  • Đối tượng nghiên cứu: là các sinh vật và các cấp độ tổ chức của thế giới sống.

  • Một số lĩnh vực nghiên cứu của ngành Sinh học: di truyền học, sinh học tế bào, vi sinh vật học, giải phẫu học ...

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 1 (Chân trời sáng tạo): Giới thiệu khái quát chương trình môn Sinh học (ảnh 1)

 

2. Mục tiêu của môn Sinh học

  • Tìm hiểu cấu trúc và sự vận hành của các cấp độ tổ chức sống

  • Điều khiển và tối ưu được nguồn tài nguyên sinh học (sinh vật) và phi sinh học (đất, nước, không khí, ánh sáng mặt trời…).
  • Phục vụ cho sự phát triển bền vững của xã hội
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 1 (Chân trời sáng tạo): Giới thiệu khái quát chương trình môn Sinh học (ảnh 2)

II. Vai trò của Sinh học

Sinh học có vai trò quan trọng trong sự phát triển mọi mặt của đời sống như:

  • Giúp giảm tỷ lệ bệnh tật, gia tăng đáng kể tuổi thọ của con người

  • Cải thiện môi trường chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh

  • Phát hiện giá trị dinh dưỡng trong thực phẩm và các hoạt chất giúp điều trị bệnh

  • Giúp ta biết trân trọng và gìn giữ sự đa dạng của sinh giới.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 1 (Chân trời sáng tạo): Giới thiệu khái quát chương trình môn Sinh học (ảnh 3)

III. Sinh học trong tương lai

Ứng dụng công nghệ sinh học góp phần tạo ra các sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng.

Các loại thuốc mới và thực phẩm chức năng được sản xuất để ứng dụng trong việc điều trị bệnh.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 1 (Chân trời sáng tạo): Giới thiệu khái quát chương trình môn Sinh học (ảnh 4)

 

Bảo vệ môi trường cũng là vấn đề cần đặt lên hàng đầu. Cong người chủ động dùng vi sinh vật để xử lĩ chất thải, tạo xăng sinh học ...

Sinh học đóng vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu y học: liệu pháp gene trong điều trị bệnh, trị liệu bằng tế bào gốc ...

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 1 (Chân trời sáng tạo): Giới thiệu khái quát chương trình môn Sinh học (ảnh 5)

 

IV. Các ngành nghề liên quan đến sinh học

Hiểu biết về Sinh học giúp ích rất nhiều cho các nghề nghiệp sau này như: ngành Y - dược học; ngành Pháp y; ngành nông - lâm - ngư nghiệp; ngành Công nghệ thực phẩm …

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 1 (Chân trời sáng tạo): Giới thiệu khái quát chương trình môn Sinh học (ảnh 6)

V. Sinh học với sự phát triển bền vững và những vấn đề xã hội

1. Sinh học với phát triển bền vững

Việc phổ biến các kiến thức sinh học cơ bản liên quan đến bảo vệ sự đa dạng sinh vật, khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý …

Nghiên cứu sinh học góp phần cung cấp cơ sở khoa học giúp chính phủ có những chiến lược phát triển kinh tế phù hợp.

2. Mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội

a) Sinh học và vấn đề đạo đức sinh học:

Nghiên cứu sinh học làm nảy sinh vấn đề đạo đức gọi là đạo đức sinh học. VD: những ai có quyền biết thông tin về giải trình tự gen của người bệnh …

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 1 (Chân trời sáng tạo): Giới thiệu khái quát chương trình môn Sinh học (ảnh 7)

b) Sinh học và sự phát triển kinh tế, công nghệ:

Tuy vậy, những ứng dụng của sinh học đã đem lại giá trị kinh tế vô cùng to lớn cho con người. VD: Tạo giống vật nuôi, cây trồng có năng suất cao từ phương pháp gây đột biến …

Nghiên cứu sinh học giúp phát triển các công nghệ mô phỏng sinh vật để tối ưu hóa máy móc.

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 1 (Chân trời sáng tạo): Giới thiệu khái quát chương trình môn Sinh học (ảnh 8)

Sơ đồ tư duy giới thiệu khái quát môn Sinh học:

Đánh giá

0

0 đánh giá