Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Địa lí lớp 12 Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:
SBT Địa lí 12 Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
Câu 1 trang 124 SBT Địa lí 12:
Quan sát lược đồ vùng Đông Nam Bộ dưới đây, hãy điền:
- Tên các tỉnh, thành phố được đánh dấu trong lược đồ:
- Tên các vùng tiếp giáp trong lược đồ:
- Tên các trung tâm kinh tế trong lược đồ:
Trả lời:
- Tên các tỉnh, thành phố được đánh dấu trong lược đồ:
1. Bình Phước
2. Tây Ninh
3. Bình Dương
4. Đồng Nai
5. Tp Hồ Chí Minh
6. Bà Rịa-Vũng Tàu
- Tên các vùng tiếp giáp trong lược đồ:
+ Vùng A: Tây Nguyên.
+ Vùng B: Duyên Hải Nam Trung Bộ.
+ Vùng C: Đồng bằng sông Cửu Long.
- Tên các trung tâm kinh tế trong lược đồ:
+ Trung tâm a: Thủ Dầu Một.
+ Trung tâm b: Biên Hòa.
+ Trung tâm c: TP. Hồ Chí Minh.
+ Trung tâm d: Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Nhân tố nào đã giúp cho Đông Nam Bộ khai thác lãnh thổ theo chiều sâu?
- Trình bày phương hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của Đông Nam Bộ?
Trả lời:
- Khái niệm: Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở đẩy mạnh đầu tư vốn, khoa học công nghệ, nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và kinh tế - xã hội, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường
* Giải thích tại sao ĐNB khai thác theo chiều sâu
- Trước hết vùng này có diện tích tự nhiên hẹp 2,3 triệu ha mà dân số khá đông, gần 9 triệu người.
- Tài nguyên thiên nhiên không phong phú đa dạng, đặc biệt là khoáng sản.
- ĐNB là vùng rất hấp dẫn với đầu tư hợp tác nước ngoài và các xí nghiệp liên doanh đầu tư hợp tác nước ngoài đang làm việc trong vùng.
- ĐNB hiện nay đã và đang hình thành cơ cấu công nghiệp, nông nghiệp hoàn chỉnh bậc nhất, với nhiều ngành mũi nhọn nhất cả nước và đang có khả năng đạt những chỉ tiêu phát triển công nghiệp cao nhất cả nước.
- Ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên là hai vấn đề cần được giải quyết trong quá trình phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ.
* Nhân tố giúp cho Đông Nam Bộ khai thác lãnh thổ theo chiều sâu: Những ưu thế về vị trí địa lí, về nguồn lao động lành nghề, cơ sở vật chất kĩ thuật, lại có những chính sách phát triển phù hợp, thu hút được các nguồn đầu tư trong và ngoài nước,...
* Trình bày phương hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của Đông Nam Bộ
Trong công nghiệp:
- Tăng cường và cải thiện phát triển nguồn năng lượng.
+ Các nhà máy thủy điện : Trị An (400 MW) trên sông Đồng Nai, Thác Mơ ,Cần Đơn trên Sông Bé.
+ Các nhà máy điện tuốc bin khí được xây dựng và mở rộng gồm :Phú Mỹ 1 , 2 , 3 , 4 (lớn nhất 4.000 MW), các nhà máy Bà Rịa, Thủ Đức và một số nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu phục vụ cho các khu chế xuất.
+ Đường dây cao áp 500 kV Hòa Bình – Phú Lâm( TP HCM)
+ Các trạm biến áp 500kV và một số mạch 500 kV được tiếp tục xây dựng như tuyến Phú Mỹ - Nhà Bè, Nhà Bè – Phú Lâm. Hàng loạt công trình 220 kV được xây dựng theo quy hoạch.
- Nâng cao, hoàn thiện cơ sở hạ tầng nhất là GTVT và TTLL.
- Mở rộng hợp tác, đầu tư với nước ngoài, chú trọng các ngành CN trọng điểm.
- Khi phát triển công nghiệp cần phải luôn quan tam đến môi trường, tránh làm tổn hại đến ngành du lịch .
Trong nông nghiệp:
- ĐNB có mùa khô sâu sắc kéo dài,có nhiều vùng trũng thấp dọc theo sông Đồng Nai, sông La Ngà bị ngập úng vào mùa mưa.Nên vấn đề thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu.
- Nhiều công trình thủy lợi đã được xây dựng:
+ Công trình thủy lợi Dầu Tiếng : thượng lưu sông Saigon (Tây Ninh, lớn nhất của nước ta).
+ Dự án thủy lợi Phước Hòa (Bình Dương – Bình Phước): giúp chia một phần nước của sông Bé cho sông Saigon , cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất.
- Nhờ giải quyết nước tưới cho các vùng khô hạn về mùa khô và tiêu nước cho vùng thấp dọc sông Đồng Nai và sông La Ngà: diện tích đất trồng trọt tăng, hệ số sử dụng đất trồng hằng năm cũng tăng và khả năng bảo đảm lương thực, thực phẩm của vùng cũng khá hơn.
Trong khu vực dịch vụ:
Các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng.
Cùng với việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, các hoạt động dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng. Đó là các hoạt động dịch vụ thương mại, ngân hàng, tín dụng, thông tin, hàng hải, du lịch,…
Vùng Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về sự tăng trưởng nhanh và phát triển có hiệu quả các ngành dịch vụ.
A. có cơ cấu kinh tế phát triển nhất.
B. có số dân ít nhất.
C. có nhiều thiên tai nhất.
D. có GDP thấp nhất.
Trả lời:
Đông Nam Bộ là vùng có nền kinh tế phát triển nhất: tỉ trọng nông - lâm - ngư nghiệp chỉ chiếm 6,2%, công nghiệp - xây dựng chiếm tới 65,1% và dịch vụ chiếm 28,7%.
Chọn A.
A. Có tổng GDP lớn nhất.
B. Có giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất.
C. Có GDP bình quân đầu người lớn nhất.
D. Có mật độ dân số lớn nhất.
Trả lời:
Thước đo của sự phát triển: GDP, GDP/người, giá trị sản xuất công nghiệp => D không đúng.
Chọn D.
A. tiềm năng đất badan và đất xám phù sa cổ tập trung thành vùng.
B. khí hậu cận xích đạo, có sự phân mùa.
C. ít có các thiên tai.
D. mạng lưới sông ngòi dày đặc, có nhiều hồ lớn.
Trả lời:
Nhân tố quan trọng nhất để Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta là tiềm năng đất badan và đất xám phù sa cổ tập trung thành vùng.
Chọn A.
A. Là vùng chuyên canh cao su lớn nhất nước ta.
B. là vùng chuyên canh cà phê lớn thứ hai cả nước.
C. Là vùng chuyên canh điều lớn nhất cả nước.
D. Là vùng chuyên canh dừa lớn nhất cả nước.
Trả lời:
Đông Nam Bộ không phải là vùng chuyên canh dừa lớn nhất cả nước. -> D không đúng.
Chọn D.
Câu 7 trang 126 SBT Địa lí 12: Vấn đề năng lượng của vùng Đông Nam Bộ sẽ được giải quyết theo hướngA. phát triển nguồn điện và mạng lưới điện.
B. nhập điện từ nước ngoài.
C. sử dụng điện nguyên tử.
D. sử dụng nguồn địa nhiệt.
Trả lời:
Vấn đề năng lượng của vùng Đông Nam Bộ sẽ được giải quyết theo hướng phát triển nguồn điện và mạng lưới điện.
Chọn A.
A. cà phê. B. cao su.
C. hồ tiêu. D. chè.
Trả lời:
Cây công nghiệp quan trọng số 1 của vùng Đông Nam Bộ là cao su.
Chọn B.
- Trình bày cơ cấu ngành của các trung tâm công nghiệp:
+ TP. Hồ Chí Minh:
+ Thủ Dầu Một:
- Giải thích vì sao TP. Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta?
Trả lời:
* Trình bày cơ cấu ngành của các trung tâm công nghiệp:
- TP. Hồ Chí Minh: Công nghiệp sản xuất ô tô, luyện kim đen, luyện kim màu, cơ khí, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, điện tử, đóng tàu, dệt may, hóa chất – phân bón và nhiệt điện.
- Thủ Dầu Một: Công nghiệp cơ khí, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, điện tử, dệt may, hóa chất – phân bón.
* Giải thích
TP. Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta vì hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế xã hội:
- Về vị trí địa lí:
+ Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: TP. Hồ Chí Minh là trung tâm của Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
+ Nằm gần các cảng biển lớn và thông ra vùng biển phía Đông rộng lớn, có ý nghĩa giao lưu quốc tế vô cùng quan trọng (cảng TP. Hồ Chí Minh).
+ Nằm gần các vùng giàu có về nguyên, nhiên liệu (Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long).
- Về tự nhiên: khí hậu nhiệt đới, địa hình đồng bằng rộng lớn bằng phẳng thuận lợi để xây dựng các nhà máy xí nghiệp; nguồn nước dồi dào.
- Về kinh tế - xã hội:
+ Là nơi có dân cư tập trung đông đúc của cả nước, có trình độ dân trí cao và năng động. Đây vừa là lực lượng sản xuất vừa là thị trường tiêu thụ lớn.
+ Là thành phố đô thị từ lâu nên cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện, có sức hút mạnh các nguồn đầu tư trong và ngoài nước.
+ Nhà nước đang thực hiện chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp ở thành phố lớn này. Đây cũng là nơi đầu tiên được áp dụng các thành quả công nghệ hiện đại nhất.
+ Là các trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn của cả nước.
+ Là một trong hai đầu mối giao thông vận tải lớn nhất cả nước (Hà Nội ở phía Bắc, TP. Hồ Chí Minh ở miền Nam) => rất thuận lợi cho hoạt động vận chuyển nguyên nhiên liệu, sản phẩm,...
Trả lời:
Đông Nam Bộ có khả năng phát triển tổng hợp kinh tế biển dựa trên cơ sở khả năng phát triển của từng ngành cụ thể.
* Khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa: Trữ lượng dầu khí lớn nhất cả nước, đã và đang được khai thác tại các mỏ như Hồng Ngọc, Rạng Đông, Rồng và Bạch Hổ.
* Khai thác và nuôi trồng hải sản
- Khai thác hải sản tại các ngư trường với nguồn lợi thủy hải sản phong phú.
- Nuôi trồng thuỷ hải sản (ven bờ và hải đảo).
* Du lịch biển - đảo
- Có một số bãi biển (Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải…) có giá trị đối với du lịch. Có thể phát triển du lịch biển - đảo.
- Nguồn nước khoáng (Bình Châu…), khu dự trữ sinh quyển (Cần Giờ) có khả năng thu hút khách.
* Giao thông vận tải biển
- Khả năng xây dựng và mở rộng hệ thống cảng (ở thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu).
- Khả năng mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế.