Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Địa Lí lớp 12 Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ lớp 12.
Giải bài tập Địa Lí Lớp 12 Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
Trả lời câu hỏi giữa bài
Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 177 SGK Địa lí 12: Hãy xác định trên bản đồ Hành chính Việt Nam vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ. Nêu bật những thuận lợi về vị trí địa lí trong phát triển nền kinh tế mở của vùng.
Phương pháp giải:
Đọc bản đồ.
Phân tích.
Trả lời:
* Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ:
- Phạm vi lãnh thổ: vùng có diện tích là 23,6 nghìn kim2, bao gồm: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Phía Đông giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Nam giáp biển Đông, phía Tây Nam giáp đồng bằng sông Cửu Long.
* Ý nghĩa vị trí địa lí:
- Giáp Tây Nguyên - vùng có thế mạnh về cây công nghiệp, lâm nghiệp và thủy điện, duyên hải Nam Trung Bộ - vùng có ngành thủy sản phát triển và giáp với Đồng bằng sông Cửu Long - vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm của nước ta giúp cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ.
- Giáp Cam-pu-chia, giao lưu, buôn bán thuận lợi bằng các tuyến quốc lộ 22 (qua cửa khẩu Mộc Bài), quốc lộ 13 (qua cửa khẩu Hoa Lư).
- Phía Nam giáp biển Đông với các cảng biển lớn, thuận lợi phát triển các ngành kinh tế biển và giao lưu phát triển kinh tế xã hội với các vùng trong cả nước và các nước trên thế giới.
Phương pháp giải:
Trả lời:
Những nhân tố giúp Đông Nam Bộ tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu trong phân công lao động giữa các vùng trong nước:
- Là vùng có nền kinh tế phát triển năng động nhất cả nước, thu hút lao động dồi dào, đặc biệt là lao động trẻ.
- Có thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nước, tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng…nên nguồn lao động phần lớn có trình độ chuyên môn cao, từ công nhân lành nghề đến các bác sĩ, nhà khoa học, kinh doanh…
- Là vùng thu hút đầu tư về khoa học kĩ thuật ở trong nước và quốc tế, được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học tiên tiến nhất.
- Có cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt về giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
- Đời sống người dân khá cao, các ngành dịch vụ phát triển mạnh mẽ.
Phương pháp giải:
Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng đối với sự phát triển công nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ:
- Tăng nguồn vốn đầu tư vào các ngành sản xuất là thế mạnh của vùng, từ đó được đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng hiện đại nhất.
- Đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, đồng thời hạn chế ô nhiễm môi trường,...
- Mở rộng sản xuất, giải quyết việc làm cho người dân.
- Thúc đẩy các ngành sản xuất khác phát triển.
Câu hỏi và bài tập (trang 182 SGK Địa lí 12)
Bài 1 trang 182 SGK Địa Lí 12: Hãy nêu các thế mạnh của vùng Đông Nam Bộ trong việc phát triển tổng hợp nền kinh tế.
Phương pháp giải:
- Vị trí địa lí:
+ Giáp Tây Nguyên - vùng có thế mạnh về cây công nghiệp, lâm nghiệp và thủy điện, duyên hải Nam Trung Bộ - vùng có ngành thủy sản phát triển và giáp với Đồng bằng sông Cửu Long - vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm của nước ta giúp cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ.
+ Giáp Cam-pu-chia, giao lưu, buôn bán thuận lợi bằng các tuyến quốc lộ 22 (qua cửa khẩu Mộc Bài), quốc lộ 13 (qua cửa khẩu Hoa Lư).
+ Phía Nam giáp biển Đông với các cảng biển lớn, thuận lợi phát triển các ngành kinh tế biển và giao lưu phát triển kinh tế xã hội với các vùng trong cả nước và các nước trên thế giới.
+ Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên được Nhà nước tập trung phát triển và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Tự nhiên:
+ Đất xám cổ bạc màu trên phù sa cổ, đất badan màu mỡ chiếm 40% diện tích là điều kiện hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm.
+ Khí hậu cận xích đạo tạo điều kiện phát triển các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều, hồ tiêu), cây ăn quả và cả cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mía, thuốc lá) trên quy mô lớn.
+ Sông ngòi: Hệ thống sông Đồng Nai cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt và có tiềm năng thủy điện.
+Sinh vật:
Vùng biển có nguồn thủy, hải sản phong phú tập trung ở các ngư trường lớn: Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Cà Mau – Kiên Giang, ven biển có nhiều vùng nước lợ thuận lợi để nuôi trồng thủy sản.
Rừng cung cấp nguồn gỗ và củi, nguyên liệu giấy.
+ Tài nguyên khoáng sản giàu có, nổi bật nhất là dầu khí ở thềm lục địa phía Nam giúp phát triển công nghiệp.
- Kinh tế - xã hội:
+ Dân cư và nguồn lao động: dân đông, nguồn lao động dồi dào và có trình độ chuyên môn cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất khĩ thuật khá hoàn thiện, có TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải của cả nước.
+ Được áp dụng nhiều chính sách phát tiển, ứng dụng sớm các thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại.
+ Thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư trong và ngoài nước (thu hút khoảng 50% vốn đầu tư nước ngoài của cả nước).
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn, cả ở trong và ngoài nước.
Trả lời:
Một số phương hướng chính để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của vùng:
- Trong công nghiệp:
+ Tăng cường phát triển công nghiệp năng lượng, đáp ứng nguồn điện và nhu cầu sản xuất công nghiệp của vùng.
+ Chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
+ Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
+ Chú trọng bảo vệ môi trường, tránh làm tổn hại đến tài nguyên du lịch – tiềm năng của vùng.
Phương pháp giải:
Trả lời:
Việc xây dựng các công trình thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên nông nghiệp của vùng:
- Đông Nam Bộ có một mùa khô kéo dài và sâu sắc, lại có các vùng thấp dọc sông Đồng Nai và sông La Ngà bị ngập úng trong mùa mưa. Do vậy, vấn đề thủy lợi ở đây có ý nghĩa hàng đầu.
- Dự án thủy lợi Phước Hòa (Bình Dương – Bình Phước) được thực hiện sẽ giúp chia một phần nước của sông Bé cho sông Sài Gòn, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
Từ đó góp phần tăng diện tích đất trồng trọt, tăng hệ số sử dụng đất trồng hằng năm và khả năng đảm bảo lương thực, thực phẩm của vùng cũng khá hơn.
Phương pháp giải:
Liên hệ.
Vận dụng.
Trả lời:
* Sự phát triển tổng hợp kinh tế biển có thể làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế của vùng:
- Hoạt động khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía Nam cùng với công nghiệp lọc, hóa dầu sẽ mang lại sự phát triển mạnh mẽ nền kinh tế của vùng. Đây được xem là ngành mũi nhọn của cả nước cũng như đối với Đông Nam Bộ, trong quá trình phát triển cần chú ý giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.
- Phát triển GTVT biển với cụm cảng Sài Gòn, Vũng Tàu…thúc đẩy hoạt động giao lưu, mở rộng phát triển kinh tế với bên ngoài, tăng cường thu hút đầu tư.
- Phát triển du lịch biển, mang lại nguôn thu ngoại tệ lớn.
- Đẩy mạnh hoạt động đánh bắt nuôi trồng thủy sản để khai thác hiệu quả thế mạnh nguồn lợi thủy sản, kết hợp phát triển công nghiệp chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm.
* Một số phương hướng khai thác tổng hợp tài nguyên biển và thềm lục địa.
- Đẩy mạnh khai thác và chế bến dầu khí, xây dựng các trung tâm lọc dầu. Phát triển cụm khí – điện – đạm Phú Mỹ.
- Tăng cường đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thủy sản ven bờ.
- Phát triển các hoạt động du lịch biển, nhất là ở Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Đẩy mạnh phát triển các cụm cảng nước sâu: cụm cảng Sài Gòn, Vũng Tàu.
- Chú ý vấn đề môi trường trong khai thác phát triển tổng hợp kinh tế biển của vùng.
Lý thuyết Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
I. Khái quát chung
a. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- Gồm 6 tỉnh/thành phố trực thuộc TW.
- Diện tích nhỏ: 23,6 nghìn km2
- Dân số: 18,3 triệu người (2020).
- Tiếp giáp Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ, Campuchia, biển Đông.
b. Đặc điểm chung
- Dẫn đầu cả nước về GDP (42%), giá trị sản xuất cn và hàng hóa xuất khẩu.
- Sớm phát triển nền kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh tế phát triển hơn so với các vùng khác.
- Đông Nam Bộ đang sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao.
- Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề tiêu biểu trong sự phát triển của vùng.
Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu được hiểu là việc nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở đẩy mạnh đầu tư vốn, khoa học công nghệ, nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và kinh tế - xã hội, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
Giảm tải mục II. Các thế mạnh, hạn chế chủ yếu của vùng
III. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu
a. Trong công nghiệp
- Công nghiệp của vùng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp cả nước.
- Các ngành công nghệ cao: Luyện kim, điện tử, chế tạo máy, tin học,...
- Việc phát triển công nghiệp đặt ra nhu cầu rất lớn về năng lượng.
* Phương hướng:
- Giải quyết vấn đề năng lượng: Xây dựng các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện, đường dây siêu cao áp 500 KV góp phần đảm bảo nhu cầu năng lượng cho vùng.
- Mở rộng quan hệ đầu tư nước ngoài, thu hút vốn đầu tư (giai đoạn 1988 - 2006 vùng chiếm > 50% số vốn đầu tư của cả nước).
- Chú ý vấn đề môi trường, sự phát triển công nghiệp cần tránh làm tổn hại đến ngành du lịch mà vùng có nhiều tiềm năng.
b. Trong dịch vụ
- Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng.
- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
- Phát triển đa dạng các hoạt động dịch vụ.
- Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về sự tăng trưởng nhanh và phát triển có hiệu quả các ngành dịch vụ.
c. Trong nông, lâm nghiệp
- Vấn đề thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu, các công trình thủy lợi được xây dựng, giải quyết vấn đề nước sinh hoạt và sản xuất, góp phần tăng hệ số sử dụng đất và khả năng đảm bảo lương thực, thực phẩm.
- Thay đổi cơ cấu cây trồng đang nâng cao hơn vị trí của vùng như: vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước.
- Cần bảo vệ vốn rừng ở thượng lưu để tránh mất nước ở các hồ chứa, giữ được mực nước ngầm cũng như phục hồi và phát triển rừng ngập mặn.
d. Trong phát triển tổng hợp kinh tế biển
Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển tổng hợp kinh tế biển:
- Đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản.
- Du lịch biển: Vũng Tàu là nơi nghỉ mát lí tưởng.
- Giao thông vận tải biển.
- Khai thác khoáng sản trên biển: dầu khí. Việc phát triển công nghiệp lọc, hóa dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phân hóa lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ.
Chú ý đến giải quyết ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển chế biến dầu mỏ.