Vở bài tập Lịch sử lớp 9 Bài 33: Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000) | Giải VBT Lịch sử lớp 9

2.1 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Lịch sử lớp 9 Bài 33: Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000) trang 125, 126 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Lịch sử 9. Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Lịch sử lớp 9 Bài 33: Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)

Bài 1 trang 125 Vở bài tập Lịch sử 9: Điền kiến thức vào bảng để thấy rõ hoàn cảnh Việt Nam và thế giới khi đất nước chuyển sang thực hiện đường lối đổi mới của Đảng từ Đại hội VI (tháng 12-1986).

Hoàn cảnh Việt Nam

Hoàn cảnh thế giới

 

 

Phương pháp giải: Xem lại mục I. Đường lối đổi mới của Đảng.

Trả lời:

Hoàn cảnh Việt Nam

Hoàn cảnh thế giới

- Những khó khăn, hạn chế trong thời gian thực hiện 2 kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1980) và (1981 - 1985) chưa được khắc phục.

- Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng.

- Cách mạng khoa học - kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ.

- Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng.

- Công cuộc “cải cách - mở cửa” của Trung Quốc bước đầu thu được nhiều thành tựu.

Bài 2 trang 125 Vở bài tập Lịch sử 9Điền kiến thức phù hợp vào cột trống bên phải về nhiệm vụ, mục tiêu của ba kế hoạch Nhà nước 5 năm (1986 - 1990), (1991- 1995) và (1996 - 2000).

 

Nhiệm vụ, mục tiêu

Kế hoạch 5 năm (1986 - 1990)

 

Kế hoạch 5 năm (1991- 1995)

 

Kế hoạch 5 năm (1996 - 2000)

 

Phương pháp giải: Xem lại mục II. Việt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986-2000)

Trả lời:

 

Nhiệm vụ, mục tiêu

Kế hoạch 5 năm (1986 - 1990)

- Tập trung sức người, sức của thực hiện bằng được nhiệm vụ, mục tiêu của ba chương trình kinh tế lớn: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

Kế hoạch 5 năm (1991- 1995)

- Đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ.

- Ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị. Đưa Việt Nam về cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng.

Kế hoạch 5 năm (1996 - 2000)

- Tiếp tục đổi mới toàn diện và đồng bộ đất nước.

- Tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc trong xã hội.

- Đảm bảo quốc phòng, an ninh.

- Cải thiện đời sống nhân dân.

Bài 3 trang 126 Vở bài tập Lịch sử 9: Điền kiến thức phù hợp vào cột trống bên phải về những thành tích đạt được trong từng kế hoạch 5 năm:

 

Thành tích

Kế hoạch 5 năm (1986 - 1990)

 

Kế hoạch 5 năm (1991- 1995)

 

Kế hoạch 5 năm (1996 - 2000)

 

Phương pháp giải: Xem lại mục II. Việt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986-2000)

Trả lời:

 

Thành tích

Kế hoạch 5 năm (1986 - 1990)

- Sản lượng lương thực - thực phẩm đáp ứng được nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu.

- Hàng hóa tiêu dùng dồi dào, đa dạng về mẫu mã, chủng loại, lưu thông tương đối thuận lợi.

- Kinh tế đối ngoại phát triển mạnh, mở rộng hơn trước về quy mô, hình thức.

Kế hoạch 5 năm (1991- 1995)

- Kinh tế tăng trưởng nhanh, mức tăng trưởng bình quân đạt 8.2%/năm.

- Lạm phát được đẩy lùi.

- Kinh tế đối ngoại phát triển, thị trường xuất nhập khẩu mở rộng, nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.

Kế hoạch 5 năm (1996 - 2000)

- Kinh tế tăng trưởng nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7%/năm

- Cơ cấu ngành kinh tế bước đầu có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

- Kinh tế đối ngoại tiếp tục phát triển mạnh

Bài 4 trang 126 Vở bài tập Lịch sử 9: Điền kiến thức phù hợp vào bảng về ý nghĩa của những thành tựu đạt được và những khó khăn tồn tại sau 15 năm (1986 - 2000) thực hiện đường lối đổi mới:

Ý nghĩa của những thành tựu đạt được

Khó khăn, tồn tại

 

 

Phương pháp giải: Xem lại mục II. Việt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986-2000)

Trả lời:

Ý nghĩa của những thành tựu đạt được

Khó khăn, tồn tại

- Đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.

- Làm thay đổi bộ mặt đất nước và cuộc sống của nhân dân.

- Tăng cường sức mạnh tổng hợp của dân tộc, củng cố vững chắc nền độc lập và chế độ xã hội chủ nghĩa.

- Góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

- Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc; hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp.

- Kinh tế nhà nước chưa được củng cố và tương xứng với vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.

- Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên.

- Các hoạt động khoa học và công nghệ chưa đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước

 

Đánh giá

0

0 đánh giá