Giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 89, 90, 91 Bài 4: Cảnh làng Dạ | Chân trời sáng tạo

8.4 K

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 trang 89, 90, 91 Bài 4: Cảnh làng Dạ sách Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ các phần Đọc, Viết, Luyện từ và câu giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2. Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 trang 89, 90, 91 Bài 4: Cảnh làng Dạ

Đọc: Cảnh làng Dạ trang 89, 90

Khởi động

Tiếng Việt lớp 3 trang 89 Câu hỏi: Chia sẻ về những điều em thấy trong tranh của bài đọc

Trả lời:

Trong tranh của bài đọc là cành núi sông rất thơ mộng cùng những vườn hoa cải vàng bên sườn đồi.  

Khám phá và luyện tập

1. Đọc và trả lời câu hỏi: 

Cảnh làng Dạ

Cảnh làng Dạ trang 89, 90 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Chân trời sáng tạo

Cảnh làng Dạ trang 89, 90 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Chân trời sáng tạo

Tiếng Việt lớp 3 trang 90 Câu 1: Trong đoạn văn thứ hai, điều gì báo hiệu mùa đông đã về?

Trả lời:

Hoa cải hương vàng hoa từng vạt ẩn hiện trong sương bên sườn đồi.

Tiếng Việt lớp 3 trang 90 Câu 2: Con suối thay đổi thế nào khi mùa đông đến?

Trả lời:

Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ.

Tiếng Việt lớp 3 trang 90 Câu 3: Mỗi sự vật sau khi được tả bằng những từ ngữ nào?

Cảnh làng Dạ trang 89, 90 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Lá chít bạc trắng

Hoa cải hương vàng hoe

Ngọn cơi già nua

Tiếng Việt lớp 3 trang 90 Câu 4: Vì sao tác giả cho rằng những cây cau sinh ra là để trang điểm cho làng Dạ?

Trả lời:

Vì chúng bất chấp tất vả sức mạnh tàn bạo của mùa đông vẫn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mại như đuôi én.

Tiếng Việt lớp 3 trang 90 Câu 5: Nói về sự thay đổi của cảnh vật nơi em ở vào một mùa trong năm.

Trả lời:

Khi vào thu, chiếc lá dần chuyển sang màu vàng hay đỏ rồi rụng dần. Bầu trời nhiều mây và nắng dịu hơn, không còn cái oi bức của mùa hè mà nắng nhạt và nhiều gió hơn. Những bông hoa sen trên đầm cũng nở rộ chào thu về.

2. Nói tiếp để được câu văn có hình ảnh so sánh

Tiếng Việt lớp 3 trang 90 Câu hỏi:

a. Những đám mây…

b. Dòng suối…

c. Hàng cây…

Trả lời:

a. Những đám mây trắng tinh như những cánh đồng bông đến vụ thu hoạch.

b. Dòng suối khô cằn như một sa mạc cạn nước.

c. Hàng cây rụng hết lá khẳng khiu như một ông cụ già nua.

Nói và nghe: Đọc - kể Nắng phương nam trang 91

Tiếng Việt lớp 3 trang 91 Câu 1: Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh.

Đọc - kể Nắng phương nam trang 91 Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 | Chân trời sáng tạo

Trả lời:

a) Đoạn 1: Đi chợ Tết

Vào một ngày giáp Tết, Uyên và các bạn rủ nhau đi chơi chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ. Họ đang ríu rít trò chuyện thì có tiếng gọi: "Nè, sắp nhỏ kia đi đâu vậy?" làm cả bọn đứng sững lại nhìn ra ngơ ngác.

b) Đoạn 2 + 3: Bức thư

Họ chợt nhận ra người gọi đó là Phương. Uyên cho Phương biết mọi người đang đi tìm một món quà để gửi ra cho Vân ở Hà Nội. Vân là một người bạn mà cả nhóm mới quen ở trại hè Nha Trang.

Phương nói "Tết ngoài Hà Nội chắc vui lắm?". Uyên nói: "Vui nhưng mà lạnh dễ sợ luôn", rồi Uyên lấy thư của Vân ra đọc cho Phương nghe. Nghe Uyên đọc thư xong, các bạn ước gửi được cho Vân một ít nắng phương Nam.

c) Đoạn 4: Món quà

Phương chợt nghĩ ra một sáng kiến sẽ tặng cho Vân một vật mà ngoài Bắc không có, đó là một cành mai. Mọi người cùng reo lên và quay lại chợ hoa, nơi một rừng hoa mai vàng thắm tươi đang rung rinh trước nắng.

Tiếng Việt lớp 3 trang 91 Câu 2: Phân vai, kể lại toàn bộ câu chuyện.

Trả lời:

- Em thực hành phân vai kể lại toàn bộ câu chuyện.

Viết sáng tạo trang 91

Tiếng Việt lớp 3 trang 91 Câu 1: Chia sẻ với bạn tình cảm, cảm xúc của em với một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơi em ở.

Trả lời:

Quê em là một làng nhỏ ven sông Hồng. Nơi đây em đã sinh ra và lớn lên trong tiếng ru của mẹ, trong hương thơm ngào ngạt của đồng lúa chín. Một vùng quê hiền hòa, yên tĩnh. Cả những vườn cau trông xanh mướt. Những hồ nước thật trong mát. Những con đường làng chạy quanh co. Con mương nước nở tím hoa bèo. Chiếc cầu nhỏ bắc ngang, dòng mương kia, nước trong như dòng sữa mẹ. Lũy tre cao ngất rì rào ca hát trưa hè. Xa xa trên đồng, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ. Em nhớ nhất những chiều được thả diều cùng đám bạn và ngắm nhìn đàn trâu no cỏ đi về. Em yêu quý và tự hào về quê hương của mình.

Tiếng Việt lớp 3 trang 91 Câu 2: Viết đoan văn ngắn (từ 7 đến 9 câu) về tình cảm, cảm xúc với một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơi em ở.

Trả lời:

Miệt vườn miền Tây Nam Bộ là nơi em sinh ra và lớn lên. Nơi đây có những con kênh chở nặng phù sa, bồi đắp cho những cánh đồng bát ngát cò bay thẳng cánh. Những vườn cây ăn trái trải dài, vườn nọ nối tiếp vườn kia. Hai bên bờ kênh là những hàng dừa nước chạy dài tít tắp. Ngày mùa, những ruộng lúa chín vàng xuộm. Bà con quê em khẩn trương thu hoạch lúa. Từng xe bò, xe máy kéo chở lúa kìn kịt về sân phơi hoặc về nhà máy sấy. Mùa lúa chín cũng là mùa sầu riêng, mùa xoài. Đường làng ngát hương lúa quyện lẫn mùi xoài ngọt, mùi thơm nồng nàn của sầu riêng. Tiếng trò chuyện gọi nhau í ới lẫn tiếng xuồng ghe máy chở lúa rộn vang cả buổi chiều. Thấp thoáng trong nắng cuối ngày, vài chú trâu còn mải mê gặm cỏ. Trên đồng rộng, bọn trẻ chúng em nô đùa, chạy nhảy thỏa thích. Người dân quê em hiền hòa và mến khách. Em thấy quê em thật thanh bình và trù phú. Em rất tự hào về sông nước Miền Tây quê hương em.

Tiếng Việt lớp 3 trang 91 Câu 3: Hoàn chỉnh, trang trí và trưng bày bài viết của em.

Trả lời:

- Em trang trí và trình bày bài viết.

Tiếng Việt lớp 3 trang 91 Vận dụng: Nói lời mời bạn về thăm quê hương hoặc nơi em ở

Trả lời:

Quê mình ở thành phố Bắc Kạn. Nơi đây có một dòng sông rất đẹp, hiền hòa chảy qua. Dọc bên bờ sông là những dãy nhà cao tầng mọc lên san sát. Đường phố lúc nào cũng đông vui nhộn nhịp. Ban đêm thành phố lung linh trong ánh đèn của các siêu thị và nhà hàng. Thành phố của mình thật là đẹp, mình rất yêu và tự hào về thành phố. Bạn về thăm quê mình để tận hưởng hết vẻ đẹp nhé, mình sẽ dẫn bạn đi thăm Hồ Ba Bể “trái tim xanh” của Vườn Quốc gia Ba Bể đó!

Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 3: Vàm Cỏ Đông

Bài 1: Hai Bà Trưng

Bài 2: Một điểm đến thú vị

Bài 3: Non xanh nước biếc

Đánh giá

0

0 đánh giá