SBT Địa lí 12 Bài 29: Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp | Giải SBT Địa lí lớp 12

1.8 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải sách bài tập Địa lí lớp 12 Bài 29: Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:

SBT Địa lí 12 Bài 29: Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

Câu 1 trang 91 SBT Địa lí 12Cho bảng số liệu sau:

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ NĂM 2013

(Đơn vị: nghìn tỉ đồng)SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 1)

Tính cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta hai năm trên.

Trả lời: 

- Bước 1: Cộng tổng của các thành phần kinh tế, ta có được 991,1 nghìn tỉ đồng (2005) và 5469,2 nghìn tỉ đồng (2013).

- Bước 2: Tính tỉ trọng của từng thành phần kinh tế bằng cách lấy thành phần kinh tế đó chia cho tổng và nhân 100%.

Ví dụ: % Nhà nước 2005 = 249,1/991,1 x 100% = 25,1%.

Tương tự, ta tính được bảng dưới đây:

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ NĂM 2013

(Đơn vị: %)SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 2)

Câu 2 trang 92 SBT Địa lí 12: Cho bảng số liệu sau:

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP (GIÁ THỰC TẾ) PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ NĂM 2013 (Đơn vị: nghìn tỉ đồng)SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 4)

Cho biết nếu vẽ biểu đồ tròn thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (giá thực tế) phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2005 và 2013 thì bán kính đường tròn năm 2013 sẽ

A. lớn hơn 2,3 lần bán kính đường tròn năm 2005.

B. lớn hơn 3,3 lần bán kính đường tròn năm 2005.

C. lớn hơn 4,3 lần bán kính đường tròn năm 2005.

D. lớn hơn 5,3 lần bán kính đường tròn năm 2005.

Trả lời: 

R2005 = 1 (đvbk).

R2013 = bán kính năm 2005 x căn bậc 2 [Tổng 2013 (Giá trị nhà nước + ngoài nhà nước + khu vực có vốn đầu tư nước ngoài) Tổng 2005 (Giá trị nhà nước + ngoài nhà nước + khu vực có vốn đầu tư nước ngoài)] = 1 x căn bậc 2 (5469,2 : 991,7) = 2,3 (đvbk)

Chọn A.

Câu 3 trang 92 SBT Địa lí 12: Cho bảng số liệu sau:

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ NĂM 2013

(Đơn vị: nghìn tỉ đồng)SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 5)

Rút ra nhận xét và giải thích về sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta.

Trả lời: 

* Nhận xét

Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 2005 đến năm 2013 có sự chuyển dịch:

- Khu vực nhà nước xu hướng ngày càng giảm và giảm 8,8%. Khu vực ngoài nhà nước tăng khá nhanh và tăng thêm 2,3%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh và tăng thêm 6,5%.

- Giai đoạn này khu vực có vốn đầu tư nước ngoài luôn chiếm tỉ trọng cao nhất (50,2% năm 2013), khu vực ngoài Nhà nước cao thứ 2 (33,5%) và thấp nhất là khu vực Nhà nước (16,3%).

* Giải thích:

- Do chính sách đa dạng hóa các thành phần kinh tế, chú trọng phát triển công nghiệp.

- Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài, nền kinh tế thị trường,...

Câu 1 trang 93 SBT Địa lí 12: Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO VÙNG CỦA NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ NĂM 2013 (Đơn vị: %)

Căn cứ vào bảng số liệu, hãy:

- Trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp của nước ta.

- Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ của nước ta.

Trả lời:

- Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực:

+ Đông Nam Bộ là vùng có nền công nghiệp phát triển nhất cả nước, giá trị sản xuất công nghiệp chiếm gần 50% trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp cả nước.

+ Đồng bằng sông Hồng có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước, chiếm tới 28,2 trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp cả nước.

Như vậy, 2 vùng chiếm tới 74% cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp cả nước.

- Các vùng còn lại, nhất là vùng núi (Tây Nguyên, TDMNBB), công nghiệp phát triển chậm, phân bố phân tán, rời rạc.

- Giai đoạn 2005-2013: cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ của nước ta có sự chuyển dịch:

+ Tăng tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng Cửu Long lần lượt là 7,9%, 0,3%, 3,2 %, 0,4%

+ Giảm tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ lần lượt là 0,1%, 11,8%.

Câu 2 trang 93 SBT Địa lí 12: Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO CÁC VÙNG Ở NƯỚC TA NĂM 2005 VÀ NĂM 2013 (Đơn vị: %)SBT Địa lí 12 Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên | Giải SBT Địa lí lớp 12 (ảnh 6)

Tại sao Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta?

Trả lời: 

- Đông Nam Bộ là vùng có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước (chiếm 45,8% giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng năm 2013) do: vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp hơn những vùng khác.

- Vị trí:

+ Tiếp giáp với đồng bằng sông Cửu Long (vựa lúa lớn nhất nước ta), vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (phát triển tập trung tổng hợp kinh tế biển), Tây Nguyên (phát triển Lâm nghiệp, thủy điện, cây công nghiệp) => Nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp. 

+ Tiếp giáp biển Đông thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển, vận chuyển hàng hóa.

+ Tiếp giáp với Cam-pu-chia giúp mở rộng thị trường sang các nước láng giềng.

- Điều kiện tự nhiên:

+ Khoáng sản: nguồn dầu khí trên thềm lục địa. Ngoài ra còn có sét, cao lanh ->cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.

+ Sông ngòi: Hệ thống sông Đồng Nai cung cấp nước cho sản xuất và phát triển thủy điện.

+ Tài nguyên sinh vật biển phong phú giúp phát triển thủy sản cung  cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

+ Tài nguyên đất, khí hậu tạo điều kiện cho Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Lao động dồi dào, trình độ chuyên môn của lao động cao.

+ Cơ sở hạ tầng hiện đại.

+ Chính sách phát triển công nghiệp phù hợp.

+ Thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước.

Đánh giá

0

0 đánh giá