Giải Địa Lí 12 Bài 29: Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

2.9 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Địa Lí lớp 12 Bài 29: Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp lớp 12.

Giải bài tập Địa Lí Lớp 12 Bài 29: Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 128 SGK Địa lí 12: Cho bảng số liệu:

Bảng 29.1. Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (giá thực tế)

(Đơn vị: tỉ đồng)

Năm

Thành phần kinh tế

1996

2005

Nhà nước

74 161

249 085

Ngoài nhà nước (tập thể, tư nhân, cá thể)

35 682

308 854

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

39 589

433 110

Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1996 và 2005. Nêu nhận xét.

Phương pháp giải:

- Sử dụng kĩ năng tính toán, xử lí số liệu thống kê.

- Tính bán kính hình tròn

- Sử dụng kĩ năng vẽ biểu đồ tròn.

- Sử dụng kĩ năng nhận xét biểu đồ và bảng số liệu.

Trả lời:

Bước 1. Xử lí số liệu (%)

- Sử dụng kĩ năng tính toán, xử lí số liệu về tỉ trọng thành phần.

- Công thức tính:

Giải Địa Lí 12 Bài 29: Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp (ảnh 1)

Tương tự ta tính được kết quả ở bảng sau:

Bảng: Cơ cấu tỉ trọng giá trị sản xuất phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 1996 và 2005 (%)

                                  Năm

Thành phần kinh tế

1996

2005

Nhà nước

49.6

25.1

Ngoài nhà nước (tập thể, tư nhân, cá thể)

23.9

31.2

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

26.5

43.7

Bước 2. Tính bán kính hình tròn (R)

- Công thức

 + Gọi bán kính đường tròn là R

 + Bán kính năm đầu tiên (R1) = 1 đơn vị bán kính

Giải Địa Lí 12 Bài 29: Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp (ảnh 2)

- Áp dụng công thức:

Giải Địa Lí 12 Bài 29: Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp (ảnh 3)

Bước 3. Vẽ biểu đồ:

- Chú ý: tên biểu đồ, chú giải, đơn vị đầy đủ

Giải Địa Lí 12 Bài 29: Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp (ảnh 4)

Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 1996 và 2005

Nhận xét:

Nhìn chung cơ cấu giá trị sản xuất theo thành phần kinh tế nước ta có sự chuyển biến theo hướng tích cực trong giai đoạn 1996 -2005.

- Khu vực nhà nước năm 1996 chiếm tỉ trọng cao nhất (49,6%) nhưng đến năm 2005 giảm xuống còn 25,1% với tỉ trọng thấp nhất.

- Khu vực ngoài nhà nước năm 1996 có tỉ trọng thấp nhất (23,9%) và đến 2005 có tỉ trọng đứng thứ hai (31.2%).

- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài mặc dù năm 1996 có tỉ trọng lớn thứ 2 (26,5%) nhưng đến năm 2005 đã vươn lên với tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất (43,7%).

Trả lời câu hỏi thảo luận số 2 trang 128 SGK Địa lí 12: Cho bảng số liệu

Bảng 29.2. Cơ cấu gía trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng lãnh thổ

(Đơn vị: %)

Năm

Vùng

1996

2005

Đồng bằng sông Hồng

17,1

19,7

Trung du và miền núi Bắc Bộ

6,9

4,6

Bắc Trung Bộ

3,2

2,4

Duyên hài Nam Trung Bộ

5,3

4,7

Tây Nguyên

1,3

0,7

Đông Nam Bộ

49,6

55,6

Đồng bằng sông Cửu Long

11,2

8,8

Không xác định

5,4

3,5

Hãy nêu nhận xét về sư chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng lãnh thổ của nước ta năm 1996 và 2005

Phương pháp giải:

- Sử dụng kĩ năng nhận xét bảng số liệu.

- Chú ý yêu cầu đề ra: làm rõ sự thay đổi trong cơ cấu của các vùng.

Trả lời:

Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng lãnh thổ nước ta năm 1996 và 2005 có sự thay đổi khác nhau.

- Vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ có xu hướng tăng tỉ trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất (từ 17,1% lên 19.7% và 49,6% lên 55.6%).

Các vùng còn lại đều giảm tỉ trọng: Trung du miền nui Bắc Bộ (từ 6,9% xuống 4,6%), Bắc Trung Bộ (3,2% xuống 2,4%), Duyên hải Nam Trung Bộ (5,3% xuống 4,7%), Tây Nguyên (1,3% xuống 0,7%), đồng bằng sông Cửu Long (11,2% xuống 8,8%).

- Đông Nam Bộ luôn chiếm tỉ trọng cao nhất (55,6% năm 2005), tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng (19,7%). Riêng hai vùng này đã chiếm khoảng 75% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.

Các vùng còn lại chiếm tỉ trọng không đáng kể, Tây Nguyên thấp nhất (0,7% năm 2005).

⟹ Có sự thay đổi như vậy trong cơ cấu là vì trong xu thế phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, tập trung khai thác lãnh thổ theo chiều sâu và phát huy thế mạnh vùng nên vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng là hai vùng với nền tảng công nghiệp từ lâu sẽ có tốc độ phát triển và tăng trưởng nhanh hơn cả so với các vùng còn lại.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 3 trang 128 SGK Địa lí 12: Dựa vào hình 26.2 (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam) và kiến thức đã học hãy giải thích tại sao Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước?
Giải Địa Lí 12 Bài 29: Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp (ảnh 5)

Phương pháp giải:

Phân tích.

Trả lời:

Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước vì vùng có nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, tự nhiên và kinh tế - xã hội:

- Về vị trí địa lí:

+ Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; có TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải lớn nhất ở miền Nam ⟶ rất thuận lợi cho hoạt động vận chuyển nguyên nhiên liệu, sản phẩm.

+ Nằm gần các cảng biển lớn và thông ra vùng biển phía Đông, có ý nghĩa giao lưu quốc tế vô cùng quan trọng. (cảng TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu).

+ Nằm gần các vùng giàu có về nguyên, nhiên liệu (Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long), Đông Nam Bộ cũng là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước.

- Về tự nhiên:

+Khoáng sản: Nổi bật là dầu khí trên thềm lục địa với trữ lượng lớn cung cấp nguyên liệu cho phát triển công nghiệp.

+ Khí hậu nhiệt đới, địa hình đồng bằng rộng lớn bằng phẳng thuận lợi để xây dựng các nhà máy xí nghiệp; nguồn nước dồi dào.

+ Sự phát triển của các ngành kinh tế khác: Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta, ngành thủy sản cũng khá phát triển giúp cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến phát triển.

- Về kinh tế - xã hội:

+ Dân cư - lao động: Là nơi có dân cư tập trung đông, có trình độ dân trí cao và năng động. Đây vừa là lực lượng sản xuất vừa là thị trường tiêu thụ lớn.

+ Cơ sở vật chất: Là thành phố đô thị từ lâu nên cơ sở vật chất kí thuật, cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện, có sức hút mạnh các nguồn đầu tư trong và ngoài nước.

+ Chính sách: Nhà nước đang thực hiện chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp thành phố lớn này. Đây cũng là nơi đầu tiên được áp dụng các thành quả công nghệ hiện đại nhất.

+ Thị trường rộng lớn cả ở trong và ngoài nước.

Đánh giá

0

0 đánh giá