20 câu Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 2 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội

6.2 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Tin học lớp 10 Bài 2: Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Tin học 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 2: Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 2: Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội

Phần 1. Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 2: Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội

Câu 1. Chọn phương án ghép đúng nói về thuật ngữ tin học trong các câu sau: Tin học là…

A. Lập chương trình cho máy tính.

B. Máy tính và các công việc liên quan đến máy tính điện tử.

C. Áp dụng máy tính trong các hoạt động xử lý thông tin.

D. Ngành khoa học về xử lý thông tin tự động dựa trên máy tính điện tử.

Đáp án đúng là: D

Tin học là một ngành khoa học công nghệ nghiên cứu về các phương pháp nhập/xuất, lưu trữ, truyền, xử lí thông tin một cách tự động dựa trên máy tính điện tử, sử dụng máy tính và ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực của xã hội.

Câu 2. Phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Máy tính tốt là máy tính nhỏ, gọn và đẹp.

B. Máy tính ra đời làm thay đổi phương thức quản lí và giao tiếp trong xã hội.

C. Các chương trình trên máy tính ngày càng đáp ứng được nhiều ứng dụng thực tế và dễ sử dụng hơn.

D. Giá thành máy tính ngày càng hạ nhưng tốc độ, độ chính xác của máy tính ngày càng cao.

Đáp án đúng là: A

Máy tính tốt là máy tính nhỏ, gọn và đẹp là sai vì tiêu chuẩn chính để đánh giá máy tính tốt là tốc độ, độ chính xác, dung lượng bộ nhớ và chất lượng màn hình.

Câu 3. Máy tính trở thành công cụ lao động không thể thiếu được trong xã hội hiện đại vì:

A. Máy tính tính toán cực kì nhanh và chính xác.

B. Máy tính là công cụ soạn thảo văn bản và cho ta truy cập vào Internet để tìm kiếm thông tin.

C. Máy tính giúp cho con người giải tất cả các bài toán khó.

D. Máy tính cho ta khả năng lưu trữ và xử lý thông tin.

Đáp án đúng là: D

Máy tính trở thành công cụ lao động không thể thiếu được trong xã hội hiện đại vì máy tính cho ta khả năng lưu trữ và xử lý thông tin. Ban đầu máy tính ra đời với mục đích giúp đỡ cho việc tính toán thuần túy. Song thông tin ngày càng nhiều và ngày càng đa dạng đã thúc đẩy con người không ngừng cải tiến máy tính để phục vụ cho nhu cầu lưu trữ và xử lí thông tin của con người.

Câu 4. Tin học là một ngành khoa học vì đó là ngành:

A. Có nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu riêng.

B. Được sinh ra trong nền văn minh thông tin.

C. Sử dụng máy tính điện tử.

D. Nghiên cứu máy tính điện tử.

Đáp án đúng là: A

Tin học là một ngành khoa học vì giống như các ngành khoa học khác nó cũng có nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu riêng.

Câu 5. Đặc điểm nổi bật của xã hội hiện nay là gì?

A. Sự ra đời của máy cơ khí.

B. Sự ra đời của máy tính điện tử.

C. Sự ra đời của máy bay.

D. Cả A, B, C.

Đáp án đúng là: B

Đặc điểm nổi bật của xã hội hiện nay là sự ra đời của máy tính điện tử vì máy tính đã xuất hiện ở khắp nơi, khắp các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, chúng hỗ trợ hoặc thay thế hoàn toàn con người.

Câu 6. Chọn nhóm từ thích hợp điền vào đoạn sau: Ngành tin học gắn liền với…… và ……máy tính điện tử.

A. Tiêu thụ, sự phát triển.

B. Sự phát triển, tiêu thụ.

C. Sử dụng, tiêu thụ.

D. Sự phát triển, sử dụng.

Đáp án đúng là: D

Ngành tin học gắn liền với sự phát triển và sử dụng máy tính điện tử để nghiên cứu cấu trúc, tính chất, phương pháp thu thập, lưu trữ, tìm kiếm, biến đổi, truyền thông tin.

Câu 7. Loại công cụ nào gắn liền với nền văn minh thông tin?

A. Máy phát điện.

B. Máy tính điện tử.

C. Đồng hồ.

D. Động cơ hơi nước.

Đáp án đúng là: B

Nhắc đến máy tính điện tử là người ta nghĩ ngay tới những khả năng tuyệt vời của nó mang lại cho con người như lưu trữ và xử lí thông tin một cách nhanh gọn, chính xác... Vì vậy nền văn minh thông tin luôn gắn liền với máy tính điện tử.

Câu 8. Trong những tình huống nào sau đây, máy tính thực thi công việc tốt hơn con người?

A. Khi dịch một tài liệu.

B. Khi thực hiện một phép toán phức tạp.

C. Khi chuẩn đoán bệnh.

D. Khi phân tích tâm lí một con người.

Đáp án đúng là: B

Các công việc con người có thể làm tốt hơn máy tính là khi phân tích tâm lí một con người, chuẩn đoán bệnh, dịch một tài liệu. Vì vậy máy tính thực thi công việc tốt hơn con người là khi thực hiện một phép toán phức tạp.

Câu 9. Phát biểu nào dưới đây về khả năng của máy tính là phù hợp nhất?

A. Lập trình và soạn thảo văn bản.

B. Công cụ xử lí thông tin.

C. Giải trí.

D. Tất cả phương án trên.

Đáp án đúng là: D

Khả năng của máy tính là:

+ Giải trí như nghe nhạc, chơi game, xem phim…

+ Công cụ xử lí thông tin: nhập xuất, lưu trữ, tìm kiếm thông tin…

+ Lập trình và soạn thảo văn bản.

Câu 10. Đặc thù của ngành tin học là gì?

A. Quá trình nghiên cứu và ứng dụng các công cụ tính toán.

B. Quá trình nghiên cứu và xử lí thông tin một cách tự động.

C. Quá trình nghiên cứu và triển khai các ứng dụng không tách rời việc phát triển và sử dụng máy tính điện tử.

D. Quá trình nghiên cứu và xử lí thông tin.

Đáp án đúng là: C

Mỗi một ngành khoa học đều có một số đặc thù riêng. Trong đó, đặc thù của ngành tin học là quá trình nghiên cứu và triển khai các ứng dụng không tách rời việc phát triển và sử dụng máy tính điện tử.

Câu 11. Những ưu việt của máy tính điện tử là gì?

A. Các máy tính có thể liên kết với nhau thành một mạng và các mạng máy tính tạo ra khả năng thu thập và xử lí thông tin rất tốt.

B. Máy tính có thể lưu trữ một lượng lớn thông tin trong một không gian rất hạn chế.

C. Máy tính có thể làm việc đến 7/24 giờ.

D. Cả A, B.

Đáp án đúng là: D

Trong quá trình hoạt động, các máy tính có thể liên kết với nhau thành một mạng và các mạng máy tính tạo ra khả năng thu thập và xử lí thông tin rất tốt, và có thể lưu trữ một lượng lớn thông tin trong một không gian rất hạn chế.

Câu 12. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Máy tính là sản phẩm trí tuệ duy nhất của con người.

B. Học tin học là học sử dụng máy tính.

C. Máy tính có thể thay thế hoàn toàn cho con người trong việc xử lý thông tin.

D. Con người phát triển toàn diện của xã hội hiện đại là con người phải có hiểu biết về tin học.

Đáp án đúng là: D

- Sản phẩm trí tuệ của con người có rất nhiều sản phẩm khác nhau ⇒ loại A.

- Học tin học là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu quá trình tự động hóa việc tổ chức, lưu trữ và xử lý thông tin của một hệ thống máy tính cụ thể hoặc trừu tượng (ảo) ⇒ loại B.

- Có nhiều loại thông tin mà chỉ con người mới có thể xử lí được, ví dụ như cảm xúc, …⇒ loại C.

Câu 13. Sức mạnh của máy tính phụ thuộc vào những yếu tố nào?

A. Khả năng tính toán nhanh của nó.

B. Giá thành ngày càng rẻ.

C. Khả năng và sự hiểu biết của con người.

D. Khả năng lưu trữ lớn.

Đáp án đúng là: C

Con người tạo ra máy tính nên sức mạnh của máy tính phụ thuộc vào khả năng và sự hiểu biết của con người.

Câu 14. Theo em, hạn chế lớn nhất của máy tính hiện nay là gì?

A. Khả năng lưu trữ còn thấp so với nhu cầu.

B. Giá thành vẫn còn đắt so với đời sống hiện nay.

C. Kết nối mạng internet còn chậm.

D. Không có khả năng tư duy toàn diện như con người.

Đáp án đúng là: D

Dù xử lí được nhiều thông tin nhưng máy tính không thể có khả năng tư duy toàn diện như con người.

Câu 15. Thiết bị nào dưới đây là thiết bị thông minh:

A. Đồng hồ kết nối với điện thoại qua Bluetooth.

B. Cân.

C. Ổ cắm.

D. Khóa đa năng.

Đáp án đúng là: A

Thiết bị thông minh là thiết bị điện tử có thể hoạt động tự chủ không cần sự can thiệp của con người, tự thích ứng với hoàn cảnh và có khả năng kết nối với các thiết bị khác để trao đổi dữ liệu.

⇒ Đồng hồ kết nối với điện thoại qua Bluetooth là thiết bị thông minh.

Phần 2. Lý thuyết Tin học 10 Bài 2: Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội

1. Thiết bị thông minh

a) Thiết bị thông minh là một hệ thống xử lí thông tin

- Thiết bị thông minh là các thiết bị điện tử có thể hoạt động một cách tự chủ trong một mức độ nhất định nhờ các phần mềm điều khiển được cài đặt sẵn.

- Chúng có khả năng tương tác với các thiết bị khác một cách tự động qua mạng không dây như Bluetooth, wifi, … để tiếp nhận, xử lí và truyền dữ liệu.

- Thiết bị thông minh: camera kết nối internet, điện thoại thông minh, máy tính bảng, …

b) Vai trò của thiết bị thông minh đối với xã hội trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư

- Đóng vai trò chủ chốt trong hệ thống IoT – một nội dung cơ bản của cuộc cách mạng công nghệ 4.0

- IoT là việc kết nối các thiết bị thông minh nhằm thu thập và xử lí thông tin một cách t động, tức thời trên diện rộng như các ứng dụng giám sát giao thông, cảnh báo thiên tai, …

2. Các thành tựu của tin học

a) Đóng góp của tin học với xã hội

Tin học được ứng dụng trong mọi lĩnh vực. Cụ thể:

- Quản lí: quản lí học sinh, sinh viên, tài khoản ngân hàng, kế toán, sản xuất, …

- Tự động hóa: Các thiết bị thông minh có thể thực hiện nhiều công việc thay cho con người, nổi bật là robot.

- Giải quyết các bài toán khoa học kĩ thuật: với khả năng tính toán nhanh chóng, chính xác, máy tính có thể hỗ trợ cho công việc tính toán, mô phỏng, kiểm nghiệm, giải mã gen, …

- Thay đổi cách thức làm việc của nhiều ngành nghề: nhiều công việc có thể được thực hiện trực tuyến như mua hàng, dạy học, ..nhiều ngành nghề thay đổi hoàn toàn công nghệ như công nghệ in, chụp ảnh, …

- Giao tiếp cộng đồng: Trao đổi thông tin nhanh chóng qua các ứng dụng thư điện tử, các trang web, các mạng xã hội như Facebook, Zalo, …

b) Một số thành tựu phát triển của Tin học

- Sự phát triển mạnh mẽ của các hệ thống phần cứng, các thiết bị số cùng các phần mềm hệ thống, phần mềm công cụ, phần mềm ứng dụng, các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, … và s phát triển mang tính bùng nổ của mạng máy tính và Internet là những yếu tố quyết định để máy tính trở thành một phần không thể thiếu trong xã hội hiện đại.

- Một số thành tựu chính giúp tin học và máy tính trở thành không thể thiếu trong xã hội hiện đại: hệ điều hành, mạng và Internet, các ngôn ngữ lập trình bậc cao, các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, …

Xem thêm các bài trắc nghiệm Tin học 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 1: Thông tin và xử lí thông tin

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 2: Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 3: Một số kiểu dữ liệu và dữ liệu văn bản

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 4: Hệ nhị phân và dữ liệu số nguyên

Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 5: Dữ liệu lôgic

Đánh giá

0

0 đánh giá