Sách bài tập Tin học 10 Bài 2 (Kết nối tri thức): Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội

1.7 K

Với giải sách bài tập Tin học 10 Bài 2: Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Tin học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Tin học lớp 10 Bài 2: Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội

Câu 2.1 trang 7 SBT Tin học 10: Em hãy chọn phương án sai.

A. Thiết bị thông minh là thiết bị số.

B. Thiết bị số là thiết bị thông minh.

C. Thiết bị thông minh có thể làm việc một cách tự chủ.

D. Thiết bị thông minh có thể tương tác với người sử dụng hay các thiết bị thông minh khác.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Không phải thiết bị số nào cũng là thiết bị thông minh. Ví dụ thẻ nhớ không phải là thiết bị thông minh.

Câu 2.2 trang 7 SBT Tin học 10: Trong các thiết bị sau đây, thiết bị nào là thiết bị thông minh?

Sách bài tập Tin học 10 Bài 2 (Kết nối tri thức): Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội  (ảnh 1)

Trả lời:

Đáp án đúng là: B, D

Robot lau nhà có khả năng tự phát hiện chướng ngại vật, tự thiết lập bản đồ và đường đi để quét cho tiết kiệm.

Máy tính xách tay là thiết bị thông minh.

Câu 2.3 trang 8 SBT Tin học 10: Em hãy kể tên các thiết bị thông minh có thể có trong trường học.

Trả lời:

Ví dụ về thiết bị thông minh trong trường học:

- Máy tính xách tay.

- Điện thoại di động.

- Camera thông minh. 

- Ti vi thông minh, có thể kết nối với Internet, kết nối bluetooth hay hiển thị hình ảnh qua giao tiếp không dây.

Câu 2.4 trang 8 SBT Tin học 10: Việc sử dụng ngôn ngữ lập trình bậc cao và hệ quản trị cơ sở dữ liệu đã tăng hiệu quả làm phần mềm như thế nào?

Trả lời:

– Việc dùng ngôn ngữ bậc cao giúp viết phần mềm gần với ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ toán học nên ít nhầm lẫn hơn và dễ sửa hơn. 

– Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu giúp thực hiện nhiều công việc như tạo lập cơ sở dữ liệu, tìm kiếm dữ liệu, cập nhật dữ liệu mà người sử dụng không cần phải tự viết đối với mỗi bài toán cụ thể.

Câu 2.5 trang 8 SBT Tin học 10: Trong tiến trình phát triển của thiết bị thông minh, điện thoại thông minh xứng đáng là một đại diện quan trọng. Em hãy nêu vai trò của điện thoại thông minh trong cuộc sống.

Trả lời:

Trong tiến trình phát triển của tin học, điện thoại thông minh xứng đáng là một thành tựu điển hình về phần cứng. 

- Ngoài khả năng nghe và gọi như một điện thoại thông thường, điện thoại thông minh còn có thêm nhiều tiện ích khác đi kèm như chụp ảnh, nhắn tin, quản lý danh bạ, ghi âm, ... 

- Điện thoại thông minh có thể coi là một máy tính thực sự với hệ điều hành được cài sẵn, có khả năng tích hợp nhiều ứng dụng hỗ trợ người sử dụng thực hiện nhiều công việc khác nhau như soạn thảo và lưu trữ các ghi chép, nhắc lịch, lướt web, thực hiện các tính toán đơn giản, chỉnh sửa và lưu trữ ảnh, ...

 - Nếu máy tính cá nhân là một đột phá cho phép mọi người dân đều có thể tiếp cận dễ dàng vi tính, dẫn đến trào lưu tin học hoá xã hội từ những năm 80 của thế kỉ XX thì điện thoại thông minh còn đi xa hơn, ở chỗ nó trở thành phương tiện cá nhân phổ thông, có thể truy cập Internet di động. Với điện thoại thông minh, người sử dụng lúc nào cũng có thể truy cập được dữ liệu, ứng dụng và tương tác với nhau trong phạm vi toàn cầu. Điện thoại thông minh đã thành phương tiện phổ thông, có ảnh hưởng lớn nhất đến tin học hoá xã hội.

Câu 2.6 (*) trang 8 SBT Tin học 10: Siêu máy tính (super computer) là một thành tựu quan trọng của Tin học. Cứ 6 tháng một lần, các nhà khoa học lại xếp hạng 500 loại máy tính mạnh nhất, mà các vị trí đầu tiên chắc chắn là các siêu máy tính. Cứ 2 năm một lần, xếp hạng máy tính mạnh nhất lại được đăng trên trang www.top500.org.

Hãy tìm hiểu qua Internet, máy tính mạnh nhất trong bảng xếp hạng gần đây là loại nào với các thông tin: tốc độ xử lí tính theo số phép tính (dấu phẩy động) thực hiện được trong một giây (flops), dung lượng của bộ nhớ trong.

Trả lời:

- Năm 2020, siêu máy tính Fugaku của Nhật Bản là máy tính mạnh nhất thế giới. Fugaku được xây dựng từ gần 159 000 nút xử lí, mỗi nút là một bộ xử lí 48 nhân (core CPU), bộ nhớ trong tổng cộng lên tới 4,85 PB đặt trong 432 tủ rack) cho tốc độ tính toán số học là 442 petaflops hay 442 triệu tỉ phép tính trong một giây.

Sách bài tập Tin học 10 Bài 2 (Kết nối tri thức): Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội  (ảnh 1)

- Không chỉ dẫn đầu về tốc độ tính toán, siêu máy tính Fugaku còn nắm giữ luôn các vị trí hàng đầu trong kiểm tra đo hiệu năng ứng dụng trong công nghiệp, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (Al) và phân tích dữ liệu lớn (big data).

Xem thêm các bài giải SBT Tin học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giải SBT Tin học 10 Bài 1: Thông tin và xử lí thông tin

Giải SBT Tin học 10 Bài 2: Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội

Giải SBT Tin học 10 Bài 3: Một số kiểu dữ liệu và dữ liệu văn bản

Giải SBT Tin học 10 Bài 4: Hệ nhị phân và dữ liệu số nguyên

Giải SBT Tin học 10 Bài 5: Dữ liệu lôgic

Đánh giá

0

0 đánh giá