Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Tin học lớp 10 Bài 1: Thông tin và xử lí thông tin sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Tin học 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 1: Thông tin và xử lí thông tin. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 1: Thông tin và xử lí thông tin
Phần 1. Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 1: Thông tin và xử lí thông tin
Câu 1. Phát biểu nào sau đây là phù hợp nhất về khái niệm bit?
A. Chính chữ số 1.
B. Một số có 1 chữ số.
C. Đơn vị đo khối lượng kiến thức.
D. Đơn vị đo lượng thông tin.
Đáp án đúng là: D
Đơn vị đo lượng thông tin cơ bản là bit. Ngoài ra còn có các đơn vị đo thông tin khác như: B, KB, MB, GB, TB, PB.
Câu 2. Mã hoá thông tin có mục đích gì?
A. Để thay đổi lượng thông tin.
B. Để chuyển thông tin về dạng câu lệnh của ngôn ngữ máy.
C. Làm cho thông tin phù hợp với dữ liệu trong máy.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng là: D
Muốn máy tính hiểu được những thông tin đưa vào máy con người cần phải mã hóa thông tin dưới dạng các câu lệnh của ngôn ngữ máy làm cho thông tin phù hợp với dữ liệu trong máy và thay đổi lượng thông tin đó.
Câu 3. Đơn vị đo lượng thông tin cơ sở là:
A. Bit.
B. GHz.
C. GB.
D. Byte.
Đáp án đúng là: A
Đơn vị đo lượng thông tin cơ bản là bit. Ngoài ra còn có các đơn vị đo thông tin khác như: B, KB, MB, GB, TB, PB.
Câu 4. Bản chất quá trình mã hóa thông tin?
A. Chuyển dãy hệ nhị phân về hệ đếm khác.
B. Đưa thông tin vào máy tính.
C. Chuyển thông tin về bit nhị phân.
D. Nhận dạng thông tin.
Đáp án đúng là: B
Mã hoá thông tin là quá trình đưa thông tin vào máy tính để lưu trữ, xử lí được thông tin, thông tin phải biến đổi thành dãy bit.
Câu 5. Chọn phát biểu đúng trong các câu sau:
A. Dữ liệu là thông tin.
B. RAM là bộ nhớ ngoài.
C. Đĩa mềm là bộ nhớ trong.
D. Một byte có 8 bits.
Đáp án đúng là: D
- Bộ nhớ trong gồm RAM và ROM → loại B.
- Bộ nhớ ngoài gồm: đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa CD, thiết bị nhớ flash… → loại C.
- Dữ liệu là thông tin được mã hóa trong máy tính → loại A.
Câu 6. Thông tin khi đưa vào máy tính, chúng đều được biến đổi thành dạng chung đó là:
A. Văn bản.
B. Âm thanh.
C. Hình ảnh.
D. Dãy bit.
Đáp án đúng là: D
Thông tin khi đưa vào máy tính, chúng đều được biến đổi thành dạng chung là các dãy bit để máy tính có thể nhận biết và xử lí được. Máy tính truy cập tới bộ nhớ theo từng nhóm bit.
Câu 7. Quá trình xử lí thông tin gồm các bước nào?
A. Tiếp nhận dữ liệu, xử lí dữ liệu, đưa ra kết quả.
B. Tiếp nhận thông tin, xử lí thông tin, đưa ra kết quả.
C. Tiếp nhận thông tin, chuyển thành dữ liệu, tính toán dữ liệu, đưa ra kết quả.
D. Cả ba đáp án đều sai.
Đáp án đúng là: A
Trong tin học, dữ liệu là thông tin được đưa vào máy tính để máy tính có thể nhận biết và xử lí được. Trong máy tính, xử lí thông tin chính là xử lí dữ liệu. Quá trình xử lí thông tin gồm ba bước: tiếp nhận dữ liệu, xử lí dữ liệu, đưa ra kết quả.
Câu 8. Thông tin là gì?
A. Các văn bản và số liệu.
B. Tất cả những gì mang lại cho chúng ta hiểu biết.
C. Văn bản, hình ảnh, âm thanh.
D. Hình ảnh, âm thanh.
Đáp án đúng là: B
Thông tin là tất cả những gì mang lại cho chúng ta hiểu biết, thông tin gắn với quá trình nhận thức.
Câu 9. Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. 1MB = 1024KB.
B. 1PB = 1024 GB.
C. 1ZB = 1024PB.
D. 1Bit = 1024B.
Đáp án đúng là: A
1MB = 210KB =1024KB
Câu 10. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quan hệ giữa thông tin và dữ liệu?
A. Dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính.
B. Thông tin là ý nghĩa của dữ liệu.
C. Thông tin và dữ liệu có tính độc lập tương đối.
D. Thông tin không có tính toàn vẹn.
Đáp án đúng là: D
Thông tin có tính toàn vẹn. Dữ liệu không đầy đủ có thể làm thông tin sai lệch, thậm chí không xác định được.
Câu 11. 1 byte có thể biểu diễn ở bao nhiêu trạng thái khác nhau:
A. 65536.
B. 256.
C. 255.
D. 8.
Đáp án đúng là: B
1 byte = 8 bit. Vậy 1 byte có thể biểu diễn các trạng thái khác nhau là 28 = 256 trạng thái.
Câu 12. Chọn câu đúng trong các câu dưới đây?
A. Dữ liệu là thông tin đã được đưa vào trong máy tính.
B. CPU là vùng nhớ đóng vai trò trung gian giữa bộ nhớ và các thanh ghi.
C. Đĩa cứng là bộ nhớ trong.
D. 8 bytes = 1 bit.
Đáp án đúng là: A
Tất cả các thông tin từ bên ngoài đưa vào trong máy tính đều được gọi là dữ liệu.
Câu 13. Hãy chọn phương án ghép đúng: Hệ đếm nhị phân được sử dụng phổ biến trong tin học vì….
A. Dễ biến đổi thành dạng biểu diễn trong hệ đếm 10.
B. Là số nguyên tố chẵn duy nhất.
C. Một mạch điện có hai trạng thái (có điện/không có điện) có thể dùng để thể hiện tương ứng "1", "0".
D. Dễ dùng.
Đáp án đúng là: C
Hệ nhị phân được chọn bởi vì nó khá dễ dàng khi phân biệt sự hiện diện hay vắng mặt của 1 tín hiệu điện tại 1 thời điểm nào đó. Điều này càng trở nên đáng giá khi máy tính phải xử lý hàng tỷ tỷ các tín hiệu này mỗi giây.
Câu 14. Chọn phát biểu sai trong các câu sau:
A. Máy tính xử lí đồng thời nhiều byte chứ không xử lí từng byte.
B. Các bộ phận của máy tính nối với nhau bởi các dây dẫn gọi là các tuyến.
C. Máy tính xử lí đồng thời một dãy bit chứ không xử lí từng bit.
D. Modem là một thiết bị hỗ trợ cho cả việc đưa thông tin vào và lấy thông tin ra.
Đáp án đúng là: A
Trong quá trình xử lí dữ liệu, máy tính chỉ xử lí từng byte.
Câu 15. Hãy chọn phương án ghép đúng: Mã hóa thông tin thành dữ liệu là quá trình…
A. Chuyển thông tin bên ngoài thành thông tin bên trong máy tính.
B. Chuyển thông tin về dạng mà máy tính có thể xử lí được.
C. Chuyển thông tin về dạng mã ASCII.
D. Thay đổi hình thức biểu diễn để người khác không hiểu được.
Đáp án đúng là: B
Để máy tính có thể xử lí được thông tin thì cần phải có một quá trình, đó là mã hóa thông tin thành dữ liệu, mà dữ liệu này phải là loại dữ liệu máy tính có thể xử lí được.
Phần 2. Lý thuyết Tin học 10 Bài 1: Thông tin và xử lí thông tin
1. Thông tin và dữ liệu
a) Quá trình xử lí thông tin
- Thông tin là tất cả những gì mang lại cho chúng ra hiểu biết, gắn với quá trình nhận thức.
- Quá trình xử lí thông tin của máy tính gồm các bước sau:
+ Bước 1: Tiếp nhận dữ liệu
Máy tính tiếp nhận dữ liệu theo hai cách thường gặp:
Cách 1: Từ các thiết bị, ví dụ tệp hình ảnh từ máy quét là dữ liệu.
Cách 2: Từ bàn phím do con người nhập, ví dụ khi soạn một văn bản, thông tin của người nhập thành dữ liệu.
+ Bước 2: Xử lí dữ liệu
Ví dụ, từ nhiệt độ trung bình của nhiều năm gần đây, các phần mềm chuyên dụng có thể cho chúng ra biết khuynh hướng Trái đất đang nóng dần lên.
+ Bước 3: Đưa ra kết quả
Máy tính có thể đưa ra theo hai cách:
Cách 1: Dữ liệu được thể hiện dưới dạng văn bản, âm thanh, … mà con người có thể hiểu được.
Cách 2: Lưu dữ liệu lên một vật mang tin như thẻ nhớ hoặc chuyển thành dữ liệu đầu vào cho một hoạt động xử lí khác.
- Dữ liệu được thể hiện dưới dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh, … mà con người có thể hiểu được.
- Lưu dữ liệu lên một vật mang tin như thẻ nhớ hoặc chuyển thành dữ liệu đầu vào cho một hoạt động xử lí khác.
b) Phân biệt dữ liệu và thông tin
- Trong tin học, dữ liệu là thông tin đã được đưa vào máy tính để máy tính có thể nhận biết và xử lí được.
- Thông tin là ý nghĩa của số liệu.
- Thông tin và dữ liệu độc lập tương đối với nhau:
- Có thể có nhiều loại dữ liệu khác nhau của một thông tin như bài vở, tệp bài soạn đều là dữ liệu của một bài giảng.
- Nếu dữ liệu không đầy đủ thì không xác định được chính xác thông tin.
Ví dụ: Dữ liệu “39oC” trong một bộ dữ liệu về thời tiết mang thông tin “trời rất nóng” nhưng dữ liệu “39oC” trong một bộ dữ liệu về bệnh án lại mang thông tin “sốt cao”.
⇒ Như vậy, thông tin có tính toàn vẹn, được hiểu đúng khi có đầy đủ số liệu, nếu thiếu dữ liệu thì có thể làm thông tin bị sai hoặc không xác định được.
- Với cùng bộ dữ liệu, cách xử lí khác nhau có thể đem lại thông tin khác nhau.
Ví dụ: Thời tiết của một ngày có thể được tổng hợp theo vùng để biết phân bố lượng mưa trong ngày hoặc làm cơ sở để dự báo thời tiết ngày hôm sau.
- Việc xử lí các bộ dữ liệu khác nhau cũng có thể đưa đến cùng một thông tin.
Ví dụ: Xử lí dữ liệu về băng tan Bắc Cực hay cường độ bão nhiệt đới đều có thể kết luận sự nóng lên của Trái Đất.
2. Đơn vị lưu trữ dữ liệu
- Máy tính không truy cập trong bộ nhớ tới từng bit mà truy cập theo từng nhóm bit.
- Các máy tính ngày nay đều tổ chức trong thành những đơn vị lưu trữ có độ dài bằng bội của byte như 2, 5 hay 8 byte.
- Các đơn vị đo dữ liệu hơn kém nhau 210=1024 lần.
Bảng 1: Các đơn vị lưu trữ dữ liệu
3. Lưu trữ, xử lí và truyền thông bằng thiết bị số
- Thiết bị số bao gồm bộ thu phát wifi, máy tính xách tay, …
- Thiết bị số có các ưu điểm:
+ Giúp xử lí thông tin với năng suất rất cao và ổn định.
+ Có khả năng lưu trữ với dụng lượng lớn, giá thành rẻ, tìm kiếm nhanh và dễ dàng.
+ Có khả năng truyền tin với tốc độ rất lớn.
+ Giúp thực hiện tự động, chính xác, chi phí thấp và tiện lợi hơn một số việc.
Xem thêm các bài trắc nghiệm Tin học 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 1: Thông tin và xử lí thông tin
Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 2: Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội
Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 3: Một số kiểu dữ liệu và dữ liệu văn bản
Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 4: Hệ nhị phân và dữ liệu số nguyên
Trắc nghiệm Tin học 10 Bài 5: Dữ liệu lôgic