Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi: N (16 tuổi) mượn xe máy của anh trai

1.4 K

Với giải Bài tập 5 trang 46 SBT Kinh tế Pháp Luật lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 13: Thực hiện pháp luật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 13: Thực hiện pháp luật

Bài tập 5 trang 46 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

- Trường hợp a. N (16 tuổi) mượn xe máy của anh trai có dung tích xi-lanh trên 50 cm3 để đi học. Trên đường đến trường, N bị chú cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe vì rẽ phải không bật đèn xi nhan. Khi kiểm tra giấy tờ, chú cảnh sát nói N còn mắc thêm lỗi là chưa đủ tuổi sử dụng xe máy nên đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với N.

1/ Em có đồng tình với việc làm của N không? Vì sao?

2/ Việc chú cảnh sát giao thông xử phạt N là hình thức nào của thực hiện pháp luật?

3/ Hình thức thực hiện pháp luật đó được sử dụng trong những trường hợp nào? Nêu ví dụ minh hoạ.

- Trường hợp b. Anh K và chị H đến Uỷ ban nhân dân phường nộp hồ sơ đăng kí kết hôn. Năm ngày sau, tại trụ sở uỷ ban, đại diện Uỷ ban nhân dân phường trao cho anh chị Giấy chứng nhận kết hôn và chính thức công nhận anh chị là vợ chồng hợp pháp.

1/ Hãy nêu điểm giống nhau giữa hành vi của anh K, chị H và Uỷ ban nhân dân phường khi thực hiện các thủ tục đăng kí kết hôn.

2/ Nêu điểm khác nhau (về chủ thể và hình thức thực hiện pháp luật) của anh K, chị H và Uỷ ban nhân dân phường khi thực hiện thủ tục đăng kí kết hôn.

Lời giải:

* Trường hợp a.

Yêu cầu số 1: Em không đồng tình với hành vi của N, vì: hành vi này vi phạm quy định của Luật giao thông đường bộ (theo Luật giao thông đường bộ, người đủ 16 tuổi trở lên được phép điều khiển xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3

Yêu cầu số 2: Việc chú cảnh sát giao thông xử phạt N là hình thức: áp dụng pháp luật

Yêu cầu số 3:

- Áp dụng pháp luật được sử dụng trong các trường hợp sau:

+ Khi cần phải áp dụng các chế tài pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật.

+ Khi quyền và nghĩa vụ pháp lí của chủ thể không mặc nhiên phát sinh, thay đổi, chấm dứt.

+ Khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lí giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật mà họ không tự giải quyết được.

+ Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước trong các trường hợp khác.

+ Khi cần kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong một số quan hệ pháp luật nhất định.

+ Khi cần phải xác định sự tồn tại hay không tồn tại của một số sự kiện thực tế nào đỏ theo quy định của pháp luật.

Ví dụ minh họa: cảnh sát giao thông xử phạt người điều khiển xe mô tô đi vào đường một chiều.

Trường hợp b.

Yêu cầu số 1: hành vi của anh K, chị H và Uỷ ban nhân dân phường khi thực hiện các thủ tục đăng kí kết hôn đều là hành vi thực hiện pháp luật.

Yêu cầu số 2: Điểm khác nhau

 

Anh K, chị H

Ủy ban nhân dân phường

Chủ thể thực hiện

Cá nhân các công dân

Cơ quan nhà nước

Hình thức thực hiện pháp luật

Sử dụng pháp luật

Áp dụng pháp luật

Xem thêm lời giải sách bài tập KTPL 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài tập 1 trang 43 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy xác định hình thức thực hiện pháp luật trong các trường hợp dưới đây:...

Bài tập 2 trang 44 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết những chủ thể dưới đây thực hiện đúng hay thực hiện không đúng pháp luật. Vì sao?...

Bài tập 3 trang 44 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hãy nêu nội dung của các hình thức thực hiện pháp luật và lấy ví dụ minh hoạ....

Bài tập 4 trang 45 SBT Kinh tế pháp luật 10Hãy phân biệt hình thức sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật về bản chất, chủ thể thực hiện, hình thức thể hiện và tính bắt buộc....

Xem thêm các bài giải SBT Kinh tế pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam

Bài 13: Thực hiện pháp luật

Bài 14: Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài 15: Nội dung cơ bản của Hiến pháp Việt Nam về chế độ chính trị

Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp

Đánh giá

0

0 đánh giá