20 câu Trắc nghiệm Công nghệ 10 Ôn tập chủ đề 5 (Cánh diều 2024): Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

3.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Công nghệ lớp 10 Ôn tập chủ đề 5: Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng sách Cánh diều. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Công nghệ 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Ôn tập chủ đề 5: Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Công nghệ 10 Ôn tập chủ đề 5: Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

Phần 1. Trắc nghiệm Công nghệ 10 Ôn tập chủ đề 5: Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

Câu 1. Nội dung của biện pháp canh tác là:

A. Làm đất, vệ sinh đồng ruộng; gieo trồng đúng thời vụ; chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí; luân canh cây trồng.

B. Dùng tay, dùng vợt bắt sâu; ngắt bỏ bộ phận cây trồng bị bệnh; dùng bẫy đèn, bẫy dính để diệt sâu hại

C. Sử dụng giống cây trồng mang gen chống chịu sâu, bệnh hại

D. Sử dụng các loài động vật, thực vật, vi sinh vật có ích và chế phẩm từ chúng để phòng trừ sâu, bệnh hại.

Đáp án đúng: A

Giải thích:

+ Biện pháp canh tác: Làm đất, vệ sinh đồng ruộng; gieo trồng đúng thời vụ; chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí; luân canh cây trồng.

+ Biện pháp cơ giới, vật lí: Dùng tay, dùng vợt bắt sâu; ngắt bỏ bộ phận cây trồng bị bệnh; dùng bẫy đèn, bẫy dính để diệt sâu hại

+ Biện pháp sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh: Sử dụng giống cây trồng mang gen chống chịu sâu, bệnh hại

+ Biện pháp sinh học: Sử dụng các loài động vật, thực vật, vi sinh vật có ích và chế phẩm từ chúng để phòng trừ sâu, bệnh hại.

Câu 2. Nội dung của biện pháp cơ giới, vật lí là:

A. Làm đất, vệ sinh đồng ruộng; gieo trồng đúng thời vụ; chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí; luân canh cây trồng.

B. Dùng tay, dùng vợt bắt sâu; ngắt bỏ bộ phận cây trồng bị bệnh; dùng bẫy đèn, bẫy dính để diệt sâu hại

C. Sử dụng giống cây trồng mang gen chống chịu sâu, bệnh hại

D. Sử dụng các loài động vật, thực vật, vi sinh vật có ích và chế phẩm từ chúng để phòng trừ sâu, bệnh hại.

Đáp án đúng: B

Giải thích:

+ Biện pháp canh tác: Làm đất, vệ sinh đồng ruộng; gieo trồng đúng thời vụ; chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí; luân canh cây trồng.

+ Biện pháp cơ giới, vật lí: Dùng tay, dùng vợt bắt sâu; ngắt bỏ bộ phận cây trồng bị bệnh; dùng bẫy đèn, bẫy dính để diệt sâu hại

+ Biện pháp sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh: Sử dụng giống cây trồng mang gen chống chịu sâu, bệnh hại

+ Biện pháp sinh học: Sử dụng các loài động vật, thực vật, vi sinh vật có ích và chế phẩm từ chúng để phòng trừ sâu, bệnh hại.

Câu 3. Nội dung của biện pháp sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh là:

A. Làm đất, vệ sinh đồng ruộng; gieo trồng đúng thời vụ; chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí; luân canh cây trồng.

B. Dùng tay, dùng vợt bắt sâu; ngắt bỏ bộ phận cây trồng bị bệnh; dùng bẫy đèn, bẫy dính để diệt sâu hại

C. Sử dụng giống cây trồng mang gen chống chịu sâu, bệnh hại

D. Sử dụng các loài động vật, thực vật, vi sinh vật có ích và chế phẩm từ chúng để phòng trừ sâu, bệnh hại.

Đáp án đúng: C

Giải thích:

+ Biện pháp canh tác: Làm đất, vệ sinh đồng ruộng; gieo trồng đúng thời vụ; chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí; luân canh cây trồng.

+ Biện pháp cơ giới, vật lí: Dùng tay, dùng vợt bắt sâu; ngắt bỏ bộ phận cây trồng bị bệnh; dùng bẫy đèn, bẫy dính để diệt sâu hại

+ Biện pháp sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh: Sử dụng giống cây trồng mang gen chống chịu sâu, bệnh hại

+ Biện pháp sinh học: Sử dụng các loài động vật, thực vật, vi sinh vật có ích và chế phẩm từ chúng để phòng trừ sâu, bệnh hại.

Câu 4. Nội dung của biện pháp sinh học là:

A. Làm đất, vệ sinh đồng ruộng; gieo trồng đúng thời vụ; chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí; luân canh cây trồng.

B. Dùng tay, dùng vợt bắt sâu; ngắt bỏ bộ phận cây trồng bị bệnh; dùng bẫy đèn, bẫy dính để diệt sâu hại

C. Sử dụng giống cây trồng mang gen chống chịu sâu, bệnh hại

D. Sử dụng các loài động vật, thực vật, vi sinh vật có ích và chế phẩm từ chúng để phòng trừ sâu, bệnh hại.

Đáp án đúng: D

Giải thích:

+ Biện pháp canh tác: Làm đất, vệ sinh đồng ruộng; gieo trồng đúng thời vụ; chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí; luân canh cây trồng.

+ Biện pháp cơ giới, vật lí: Dùng tay, dùng vợt bắt sâu; ngắt bỏ bộ phận cây trồng bị bệnh; dùng bẫy đèn, bẫy dính để diệt sâu hại

+ Biện pháp sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh: Sử dụng giống cây trồng mang gen chống chịu sâu, bệnh hại

+ Biện pháp sinh học: Sử dụng các loài động vật, thực vật, vi sinh vật có ích và chế phẩm từ chúng để phòng trừ sâu, bệnh hại.

Câu 5. Có mấy nguyên lí chính trong phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng?

A. 1       B. 2

C. 3       D. 4

Đáp án đúng: D

Giải thích: Có 4 nguyên lí chính trong phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng:

1. Trồng cây khỏe

2. Bảo tồn thiên địch

3. Thường xuyên thăm đồng ruộng

4. Nông dân trở thành chuyên gia

Câu 6. Sâu bệnh ảnh hưởng đến đời sống cây trồng như thế nào?

A. Giảm năng suất

B. Giảm chất lượng

C. Giảm tính thẩm mĩ

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án đúng: D

Giải thích: Khi bị sâu bệnh, cây trồng sinh trưởng và phát triển kém, dẫn đến giảm năng suất, chất lượng và thẩm mĩ của nông sản.

Câu 7. Giai đoạn nhộng của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa kéo dài trong thời gian bao lâu?

A. 3 ngày

B. 6 – 10 ngày

C. 20 ngày

D. 15 ngày

Đáp án đúng: B

Giải thích: giai đoạn nhộng của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa có màu nâu, sống từ 6 – 10 ngày, thường vũ hóa ban đêm.

Câu 8. Bệnh do sinh vật gây hại có nguồn gốc:

A. Trên cây

B. Trong đất

C. Các kí chủ khác trên đồng ruộng

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án đúng: D

Giải thích: Nguồn bệnh có thể tồn tại trên cây, trong đất và các kí chủ khác trên đồng ruộng.

Câu 9. Đặc điểm của bệnh do sinh vật gây hại là:

A. Có khả năng lây lan

B. Không có tính lây lan

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án đúng: A

Giải thích:

Bệnh do sinh vật gây hại có khả năng lây lan

+ Bệnh do điều kiện ngoại cảnh bất lợi không có khả năng lây lan.

Câu 10. Đặc điểm của bệnh do điều kiện ngoại cảnh bất lợi là:

A. Có khả năng lây lan

B. Không có tính lây lan

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án đúng: B

Giải thích:

Bệnh do sinh vật gây hại có khả năng lây lan

+ Bệnh do điều kiện ngoại cảnh bất lợi không có khả năng lây lan.

Câu 11. Nguyên lí đầu tiên trong phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng là:

A. Trồng cây khỏe

B. Bảo tồn thiên địch

C. Thường xuyên thăm đồng ruộng

D. Nông dân trở thành chuyên gia

Đáp án đúng: A

Giải thích: Có 4 nguyên lí chính trong phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng:

1. Trồng cây khỏe

2. Bảo tồn thiên địch

3. Thường xuyên thăm đồng ruộng

4. Nông dân trở thành chuyên gia

Câu 12. Nguyên lí thứ hai trong phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng là:

A. Trồng cây khỏe

B. Bảo tồn thiên địch

C. Thường xuyên thăm đồng ruộng

D. Nông dân trở thành chuyên gia

Đáp án đúng: B

Giải thích: Có 4 nguyên lí chính trong phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng:

1. Trồng cây khỏe

2. Bảo tồn thiên địch

3. Thường xuyên thăm đồng ruộng

4. Nông dân trở thành chuyên gia

Câu 13. Nguyên lí thứ ba trong phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng là:

A. Trồng cây khỏe

B. Bảo tồn thiên địch

C. Thường xuyên thăm đồng ruộng

D. Nông dân trở thành chuyên gia

Đáp án đúng: C

Giải thích: Có 4 nguyên lí chính trong phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng:

1. Trồng cây khỏe

2. Bảo tồn thiên địch

3. Thường xuyên thăm đồng ruộng

4. Nông dân trở thành chuyên gia

Câu 14. Nguyên lí thứ tư trong phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng là:

A. Trồng cây khỏe

B. Bảo tồn thiên địch

C. Thường xuyên thăm đồng ruộng

D. Nông dân trở thành chuyên gia

Đáp án đúng: D

Giải thích: Có 4 nguyên lí chính trong phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng:

1. Trồng cây khỏe

2. Bảo tồn thiên địch

3. Thường xuyên thăm đồng ruộng

4. Nông dân trở thành chuyên gia

Câu 15. Nhược điểm của biện pháp sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh là:

A. Số lượng giống còn hạn chế

B. Gây hại cho sức khỏe con người

C. Gây ô nhiễm môi trường

D. Tăng chi phí phòng trừ sâu, bệnh

Đáp án đúng: A

Giải thích: Vì biện pháp sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh có ưu điểm là giảm chi phí phòng trừ sâu, bệnh; không gây ô nhiễm ôi trường; an toàn cho sức khỏe con người.

Phần 2. Lý thuyết Công nghệ 10 Ôn tập chủ đề 5: Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

I. Hệ thống hóa kiến thức

- Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng

+ Tác hại của sâu, bệnh

+ Ý nghĩa của phòng trừ sâu, bệnh hại

- Sâu hại cây trồng

+ Khái niệm

+ Đặc điểm sinh học của sâu hại

+ Một số sâu hại thường gặp

- Bệnh hại cây trồng:

+ Khái niệm

+ Nguyên nhân

+ Triệu chứng

+ Một số bệnh hại thường gặp

- Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

+ Nguyên lí phòng trừ tổng hợp

+ Biện pháp phòng trừ

II. Luyện tập và vận dụng

1. Sâu, bệnh gây ra tác hại đối với cây trồng như thế nào?

2. Sâu hại cây trồng là

A   A. Động vật không xương sống thuộc lớp côn trùng chuyên gây hại cho cây trồng.

B.  B. Loại côn trùng có cấu tạo cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng.

C.  C. Động vật không xương sống thuộc ngành chân khớp, lớp côn trùng.

D   D. Động vật có xương sống chuyên gây hại cây trồng.

3. Hãy phân biệt một số loại sâu hại cây trồng theo mẫu Bảng 1 dưới đây.

Bảng 1: Phân biệt một số loại sâu hại cây trồng

TT

Tên

Đặc điểm

Trứng

Sâu non

Nhộng

Trưởng thành

1

Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

 

 

 

 

2

Sâu tơ hại rau họ cải

 

 

 

 

3

Ruồi đục quả

 

 

 

 

4. Ý nào dưới đây là không đúng khi nói về bệnh hại cây trồng?

A. Bệnh hại cây trồng là trạng thái không bình thường của cây về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái do tác động của điều kiện ngoại cảnh không phù hợp.

B. Bệnh hại cây trồng là trạng thái không bình thường của cây về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái do tác động của sinh vật gây ra.

C. Bệnh hại cây trồng là bệnh làm giảm năng suát và phẩm chất của cây trồng.

D. Bệnh hại cây trồng là bệnh không lây truyền cho đời sau.

5. Trình bày đặc điểm nhận biết một số sâu, bệnh hai cây trồng thường gặp

6. Trình bày các nguyên nhân gây bệnh cho cây trồng.

7. Điều kiện nào thì sâu, bệnh phát sinh phát triển thành dịch?

8. Phương án nào không phải là nguyên lí phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng?

A. Trồng cây khoẻ.

B. Bảo tồn thiên địch.

C. Bón nhiều phân hoá học để nâng cao sức chống chịu sâu, bệnh hai cho cây trồng.

D. Thăm đồng thường xuyên, nông dân trở thành chuyên gia.

9. So sánh ưu, nhược điểm của các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

10. Trình bày ứng dụng công nghệ vi sinh trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.

11. Khi sử dụng các chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật cần chú ý vấn đề gì?

Xem thêm các bài trắc nghiệm Công nghệ 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 15: Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

Trắc nghiệm Công nghệ 10 Ôn tập Chủ đề 5: Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 16: Quy trình trồng trọt

Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 17: Ứng dụng cơ giới hóa trong trồng trọt

Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 18: Ứng dụng công nghệ cao trong thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm trồng trọt

 

Đánh giá

0

0 đánh giá