Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Hóa học lớp 8 Bài 5: Nguyên tố hóa học chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Nguyên tố hóa học lớp 8.
Giải bài tập Hóa học lớp 8 Bài 5: Nguyên tố hóa học
Bài tập (trang 20 SGK Hóa học 8)
a) Đáng lẽ nói những ……………loại này, những……………loại kia, thì trong khoa học nói…………hóa học này…………hóa học kia.
b) Những nguyên tố có cùng số………trong hạt nhân đều là………….cùng loại, thuộc cùng một…………hóa học.
a. Đáng lẽ nói những nguyên tử loại này, những nguyên tử loại kia, thì trong khoa học nói nguyên tố hóa học này, nguyên tố hóa học kia.
b. Những nguyên tố có cùng số proton trong hạt nhân đều là nguyên tử cùng loại, thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
b) Cách biểu diễn nguyên tố. Cho ví dụ.
a) Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
b) Cách biểu diễn nguyên tố: Mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng một hay hai chữ cái đầu tiên trong tên Latinh nguyên tố đó, trong đó chữ cái đầu được viết ở dạng chữ in hoa, gọi là kí hiệu hóa học.
Thí dụ: Nguyên tố hiđro được kí hiệu là H, nguyên tố natri là Na, ...
b) Hãy dùng chữ số và kí hiệu hóa học để diễn đạt ý các ý sau : Ba nguyên tử nitơ, bảy nguyên tử canxi, bốn nguyên tử natri.
a) Các cách viết sau lần lượt cho biết
+ 2 C: hai nguyên tử cacbon
+ 5 O: năm nguyên tử oxi
+ 3 Ca: ba nguyên tử canxi.
b) Dùng chữ số và kí hiệu hóa học diễn đạt các ý sau:
+ Ba nguyên tử nitơ : 3 N
+ Bảy nguyên tử canxi : 7 Ca
+ Bốn nguyên tử natri : 4 Na.
- Một đơn vị cacbon bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử cacbon làm đơn vị cacbon.
- Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon.
a) Nguyên tử cacbon.
b) Nguyên tử lưu huỳnh.
c) Nguyên tử nhôm.
Mg: 24
C: 12
S: 32
Al: 27
(Xem bảng 1, trang 42/SGK)
- Giữa hai nguyên tử magie và cacbon, magie nặng hơn, bằng lần nguyên tử cacbon
- Giữa nguyên tử magie và lưu huỳnh, magie nhẹ hơn nguyên tử lưu huỳnh, bằng lần nguyên tử lưu huỳnh.
- Giữa nguyên tử magie và nguyên tử nhôm, magie nhẹ hơn nguyên tử nhôm, bằng lần nguyên tử nhôm
Nguyên tử khối của N = 14 đvC
Do nguyên tử X nặng gấp hai lần nguyên tử nitơ nên nguyên tử khối của X là : 2.14 = 28 (đvC)
Nguyên tử X có nguyên tử khối bằng 28. Vậy nguyên tử X là Silic.
Kí hiệu hóa học là Si.
b) Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử nhôm là A, B, C hay D ?
A. 5,342.10-23 g
B. 6,023.10-23 g
C. 4,482.1023 g
D. 3,990.10-23 g.
(Hãy chọn đáp số đúng, tính và ghi vào vở bài tập).
a) Khối lượng của một nguyên tử cacbon bằng: 1,9926.10-23 (g) = 12 đvC
=> Khối lượng của 1 đơn vị cacbon là
b) Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử nhôm là:
Nhân số trị nguyên tử khối của nhôm với số gam tương ứng của một đơn vị cacbon.
mAl = 27 đvC = 27. 1,66.10-24 = 4,482.10-23 (g)
Đáp án C
Hãy chọn phương án đúng trong các phương án sau :
A. Ý (1) đúng, ý (2) sai.
B. Ý (1) sai, ý (2) đúng.
C. Cả hai đều sai.
D. Cả hai đều đúng.
1. Định nghĩa:
- Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
=> Số p là số đặc trung cho một nguyên tố hóa học
=> Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học đều có tính chất hóa học như nhau.
2. Kí hiệu hóa học:
- Mỗi nguyên tố hóa học được biểu diễn bằng 1 hoặc 2 chữ cái, trong đó chữ cái đầu được viết ở dạng chữ in hoa gọi là kí hiệu hóa học.
- Cách viết kí hiệu hóa học:
+ Chữ cái thứ nhất viết in hoa. Ví dụ: Cacbon: C; hiđro: H; oxi: O
+ Chữ cái thứ hai (nếu có) viết in thường. Ví dụ: Fe; Na
Ví dụ: + Nguyên tố Natri được kí hiệu : Na
+ Nguyên tố Oxi được kí hiệu: O
- Theo quy ước, mỗi kí hiệu của nguyên tố còn chỉ 1 nguyên tử nguyên tố đó
Ví dụ: muốn chỉ hai nguyên tử hiđro viết 2 H.
3. Đơn vị cacbon:
- Theo quy ước, người ta lấy 1/12 khối lượng của một nguyên tử C làm đơn vị khối lượng nguyên tử, gọi là đơn vị cacbon(đvC)
4. Nguyên tử khối:
- Nguyên tử có khối lượng vô cùng nhỏ bé, nếu tính bằng gam thì số quá nhỏ và không tiện sử dụng.
Ví dụ: khối lượng của 1 nguyên tử C bằng 1,9926.10-23 gam (số nhỏ và cồng kềnh gây khó khăn cho việc tính toán)
=> do đó người ta quy ước: Lấy 1/12 khối lượng nguyên tử C làm đơn vị khối lượng nguyên tử gọi là đơn vị cacbon (viết tắt là đvC)
1 đvC = khối lượng nguyên tử C
Ví dụ:
C = 12 đvC
H = 1 đvC
O = 16 đvC
Ca = 40 đvC
- Nguyên tử khối là khối lượng của 1 nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon.
- Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt.
* Cách ghi nhớ nguyên tử khối: Mỗi ngày học thuộc 5 nguyên tố trong bảng
5. Có bao nhiêu nguyên tố hóa học?
- Có trên 110 nguyên tố (trong đó có 92 nguyên tố tự nhiên, còn lại là các nguyên tố nhân tạo, được tổng hợp từ phòng thí nghiệm).
- Các nguyên tố tự nhiên có trong vỏ Trái đất không đồng đều: Oxi là nguyên tố phổ biến nhất, chiếm 49,4% về khối lượng, sau đó là silic (25,8%),…