Trong Suối, những cảm xúc dâng trào của nhà văn được khơi nguồn từ điều gì

0.9 K

Với giải Câu 2 trang 52 SBT Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Ôn tập học kì 1 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Ôn tập học kì 1

Bài tập 2. trang 52, 53 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc văn bản Suối của Giả Bình Ao và thực hiện cóc yêu cầu nêu ở dưới:

Trước cửa nhà tôi ở quê có một cây hoè già. Trong một đêm mưa bão bị sét đánh gẫy. Nhà gửi thư lên bảo: nó chết thảm lắm, gãy ngang lưng, lại bị xé thành bốn mảnh, đành phải cưa, chẳng làm được gì, bổ làm củi đun. Tôi đọc thư mà thương cảm, nghĩ bụng: gió bão đêm ấy là độc ác, là tàn bạo, hay mất phương hướng đã đem theo sấm chớp như vậy? Cây hoè già đáng thương yếu ớt không chống đỡ nổi sự tấn công ở bên ngoài hay sao [...]?

Sau đó, tôi về quê, không thể không gặp lại cây hoè. Từ lúc tôi biết nhớ, cây

hoè già đã đứng ở trước cửa, hình như nó không lớn, cứ to như vậy, cao như vậy. Bọn trẻ chúng tôi ngày đêm yêu mến cây hoè, cứ quanh quần ở đấy đánh đu, đá cầu [...], vui muốn chết, cùng vui đùa với chúng tôi là bầy chim. Mỗi khi trời tối, những chấm đen đầy trời, chợt sà xuống hết chẳng còn thấy con nào. Chúng tôi vui sướng vô cùng, cứ tưởng cây hoè là nhà của chim, chim sợ bóng đêm, bay về nhà cho an toàn và để được ấm cúng? Hoặc cây hoè là một hòn đá nam châm đứng giữa đất trời, hút tất cả những sinh linh trong không gian, chỉ để lại bầu trời rộng mông mênh đen ngòm? Mùa đông, mọi vật đều trơ trụi, cây hoè cũng rụng không còn chiếc lá; để đền đáp lại, chim chóc bay về đậu kín cành cây, ngọn cây. Ngay tức khắc, mỗi con chim là một chiếc lá, mỗi chiếc lá là một nốt nhạc ngân vang. Trong đêm đông tĩnh mịch, cây hoè già là một bài ca vút lên [...].

Hôm nay tôi đã về, đứa con lang thang xa cây hoè già hơn mười năm đã trở

về. Vừa đặt chân lên đầu làng, đã nôn nóng nhìn cây hoè, quả nhiên không thấy đâu. Bước vào cổng, người trong nhà ai cũng ngạc nhiên, song mặt ai cũng ỉu xìu, gượng gạo. [...] Bây giờ, tuổi thơ của tôi đã qua đi, lấy cây hoè già để ôn lại nỗi nhớ, để an ủi, cũng không bao giờ có nữa, giữ lại cho tôi chỉ là một gốc cây đau lòng nhức mắt này ư? [...] Gốc cây to bằng cái nia, tròn như cối xay, sáng lờ mờ dưới ánh trăng. Thương thay nó chưa bị đánh gốc, trong lớp vỏ chung quanh gốc cây, những cành non nhỏ xíu mọc võng lên, cành cao cũng đầy một thước, cành nhỏ cũng nửa tấc. Tôi nhớ đêm hè năm xưa, bóng hoè che kín sân, chúng tôi cầm tay nhau vây quanh cây hoè, tự dưng không cầm được nước mắt. Thế giới sao tàn nhẫn, chẳng chịu tha cho cây hoè già? Tại nó mọc cao quá, mục tiêu hướng lên trời? Hay tại nó mọc to quá, đã ngăn cản sự lộng hành của bão gió?

Cậu con trai từ trong nhà lệch kệch bước ra, rồi gục người trên chân tôi, nhìn

mắt tôi, bảo:

- Bố ơi, cây mất rồi!

- Ừ, mất rồi!

- Bố cũng nhớ cây hoè già ư?

Tôi chợt cảm thấy đáng thương cho thằng bé. Tôi thương cây hoè, nó đã cho tôi hạnh phúc, cho tôi niềm vui. Con trai tôi càng buồn, sau khi chào đời, nó luôn ở quê nhà, bò dưới gốc hoè mà lớn, nhưng hạnh phúc và niềm vui của nó không được hưởng trọn vẹn, đã tiêu tan trong chốc lát. Tôi không còn lòng dạ nào nhìn con, giục nó đi ngủ, song nó bảo con thích đêm nào cũng ngồi ở đây và đã thành thói quen.

- Bố ơi - đứa con tôi bảo - hình như con vẫn nghe thấy lá cây đang reo, như

tiếng nước bố ạl

Ôi con tôi, sao con lại nói được như vậy? Như tiếng nước, tôi đã từng nghe nói thế. Nhưng hiện giờ, nước đang ở đâu? [...]

- Bố ơi, nước vẫn còn mà - con tôi lại thốt lên ngạc nhiên. - Bố xem, chiếc gốc

cây này chẳng phải là một dòng suối?

Tôi quay người, nhìn xuống gốc cây, bỗng dưng khiến tôi kinh ngạc: Ô, đúng là một dòng suối! Chất gỗ trăng trắng kia, rõ ràng là bóng nước dưới trăng, những vòng đời xoắn xuýt kia chẳng phải là những gợn sóng lăn tăn của nước suối toả ra? Thằng con trai tôi, đứa trẻ bé bỏng đáng yêu biết mấy, lại phát hiện ra dòng suối. Tôi phải cảm ơn con. Thế giới phải cảm ơn con, nó quả thật vĩ đại như Cô-lôm-bô (Colombo) phát hiện ra lục địa mới!

- Suối! Dòng suối của mạng sống! - Tôi xúc động, ôm châm đứa con trai và nghĩ, trong thế giới bao la này lại có nhiều chuyện lạ đến thế, thì ra, mỗi cây xanh đều là một dòng sông dựng đứng. Sấm chớp có thể phạt gẫy thân sống, song không huỷ được nguồn nước của nó, nó vẫn ngày đêm tuôn trào, vĩnh viễn không khô cạn. Từng chiếc rễ cây vươn ra dọc ngang dưới đất đều là từng nguồn, từng nguồn nước! Tôi không ghìm được mình nữa. Dưới ánh trăng, tôi chăm chú nhìn cành non mọc ra từ lớp vỏ gốc cây, trông chúng hớn hở làm sao, từng chiếc lá nhỏ xíu xoè ra, xanh non mượt mà, thăm thẳm. [...)

- Bố ơi, cành non này có mọc to được không?

- Được chứ - Tôi trả lời một cách chắc chắn.

- Chim sẽ đến chứ bố?

- Đến chứ

- Vậy vẫn có sấm sét chứ bố?

Thằng bé hỏi câu ấy đột ngột, khiến tôi phát hoảng. Trả lời sao đây?

(Giả Bình Ao, Suối, in trong Tản văn và truyện ngắn Giả Bình Ao, Vũ Công Hoan địch, NXB Văn học, Hà Nội, 1998, tr. 206 —- 210)

1. Chọn phương án đúng

Câu 2 trang 52 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Trong Suối, những cảm xúc dâng trào của nhà văn được khơi nguồn từ điều gì?

A. Cuộc đời của nhân vật “tôi” đứa con lang thang xa quê hương

B. Cuộc đời của đứa con trai bé bỏng ở quê nhà, lớn lên dưới gốc cây hoè già

C. Cây hoè già trước cửa ngôi nhà ở quê - nơi bọn trẻ quanh quẩn đánh đu, đá cầu

D. Cây hoè già trước cửa ngôi nhà ở quê bị sét đánh gẫy trong đêm mưa bão

Trả lời:

Trong văn bản có nhân vật “tôi” và những chi tiết liên quan đến cuộc đời của nhân vật, tuy nhiên, sự việc chính khơi nguồn cho cảm xúc của nhân vật và thông qua đó thể hiện những suy ngẫm về đời sống của người viết chính là: cây hoè già trước cửa ngôi nhà ở quê đã bị sét đánh gãy trong đêm mưa bão. Có thể nhận ra chi tiết này ngay trong phần mở đầu văn bản. Toàn bộ cảm xúc của nhà văn được khơi nguồn từ đó. Phương án đúng: D.

Xem thêm lời giải soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Câu 1 trang 49 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Xác định thể thơ và những yếu tố giúp em nhận diện thể thơ của văn bản Thơ tặng dòng sông...

Câu 2 trang 50 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong dòng thơ: Nghe dạt dào lá hát?...

Câu 1 trang 50 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Nhan đề Thơ tặng dòng sông gợi cho em cảm nhận gì về tình cảm của nhà thơ với dòng sông quê?...

Câu 2 trang 50 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Tìm những hình ảnh thể hiện vẻ đẹp của dòng sông quê. Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp đó...

Câu 3 trang 50 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Theo em, từ “bồi hồi” trong dòng thơ Ngực phù sa bồi hồi gợi liên tưởng đến tình cảm, nỗi niềm của ai? Vì sao em có thể liên tưởng như vậy?...

Câu 1 trang 52 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Theo em, văn bản Suối thuộc thể loại gì?...

Câu 1 trang 53 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Nhan đề của văn bản là Suối. Nhan đề này có mối quan hệ như thế nào với hình tượng cây hoè già bị sét đánh gẫy và cảm xúc của tác giả?...

Câu 2 trang 53 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Cuộc đối thoại của người cha và con trai ở phần cuối văn bản gợi cho em suy nghĩ gì về cây hoè và cuộc hồi sinh của sự sống sau những biến cố, tai hoạ khốc liệt?...

Câu 3 trang 53 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Theo em, khi nghe con trai hỏi: “Vậy vẫn có sấm sét chứ bố?” người cha sẽ trả lời ra sao? Hãy viết lại câu trả lời của người cha theo sự tưởng tượng, suy luận của em...

Bài tập trang 53 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Viết đoạn văn (khoảng 7 - 10 câu) nêu cảm xúc của em về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ mà em yêu thích...

Bài tập trang 53 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1Trong thời đại công nghệ thông tin, việc học tập trực tuyến qua mạng in-tơ-nét ngày càng cần thiết và phổ biến, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết bất thường hoặc dịch bệnh... Liệu việc học tập trong nhà trường truyền thống có còn cần thiết? Hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề này...

Xem thêm các bài giải SBT Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đọc mở rộng trang 48 tập 1

Ôn tập học kì 1

Bài 6: Bài học cuộc sống

Bài 7: Thế giới viễn tưởng

Bài 8: Trải nghiệm để trưởng thành

Đánh giá

0

0 đánh giá