20 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 15 (Cánh diều) có đáp án 2024: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị

2.8 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị sách Cánh diều. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị

Phần 1. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị

Câu 1. Đâu là nội dung của Hiến pháp về chế độ chính trị?

A. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

B. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

C. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Những nội dung của Hiến pháp về chế độ chính trị:

- Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

- Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

Câu 2. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị

A. Cảnh cáo.

B. Nghiêm trị.

C. Nhắc nhở.

D. Cải tạo nhân cách.

Đáp án đúng là: B

Hiến pháp năm 2013 khẳng định, nước Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. Vì vậy, mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị nhằm góp phần giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước.

Câu 3. Tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam được thành lập trên cơ sở nào?

A. Tự nguyện.

B. Bắt buộc.

C. Bình đẳng.

D. Tự do.

Đáp án đúng là: A

Tại khoản 2 Điều 9 Hiến pháp đã xác định cụ thể các tổ chức chính trị - xã hội bao gồm: “Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam”; khẳng định: “Được thành lập trên cơ sở tự nguyện”.

Câu 4. Nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là gì?

A. Bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho các thành viên của tổ chức mình.

B. Bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho nhà nước.

C. Bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho Quốc hội.

D. Bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho nhân dân.

Đáp án đúng là: A

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thành viên có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho các thành viên của tổ chức mình.

Câu 5. Tại sao nội dung của đường lối đối ngoại được quy định trong Hiến pháp năm 2013?

A. Phát triển tình hữu nghị với các nước trên thế giới.

B. Chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc.

C. Góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Đường lối đối ngoại được quy định trong Hiến pháp năm 2013 là: để có thể phát triển tình hữu nghị với các nước trên thế giới, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Câu 6. Việc làm nào sau đây thể hiện được nội dung sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật?

A. Điều chỉnh mọi hành vi của mình phù hợp với những nội dung trong Hiến pháp và pháp luật. 

B. Luôn lấy những quy định trong Hiến pháp, pháp luật làm chuẩn mực để suy nghĩ, hành động.

C. Thực hiện tốt trách nhiệm của một công dân, hiểu và luôn tự ý thức được quyền và nghĩa vụ của mình đối với đất nước.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Những việc làm thể hiện được nội dung sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật là:

- Điều chỉnh mọi hành vi của mình phù hợp với những nội dung trong Hiến pháp và pháp luật. 

- Luôn lấy những quy định trong Hiến pháp, pháp luật làm chuẩn mực để suy nghĩ, hành động.

- Thực hiện tốt trách nhiệm của một công dân, hiểu và luôn tự ý thức được quyền và nghĩa vụ của mình đối với đất nước.

Câu 7. Hành vi nào sau đây chưa thực hiện đúng nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về chế độ chính trị?

A. A tuyên truyền về chủ quyền không thể chối cãi đối với biển đảo của Việt Nam trên các trang mạng xã hội.

B. Chị M vận động mọi người trong khu phố tham gia chương trình “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển”.

C. Anh C thường xuyên chia sẻ và đăng bài xuyên tạc nội dung chính trị nước Việt Nam.

D. Anh D khuyến khích mọi người tham gia tổ chức Công đoàn cơ sở để bảo vệ tốt hơn những quyền lợi của mình.

Đáp án đúng là: C

Hành vi anh C thường xuyên chia sẻ và đăng bài xuyên tạc nội dung chính trị nước Việt Nam là chưa thực hiện đúng nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về chế độ chính trị. Đây là hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị nhằm góp phần giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước.

Câu 8. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng mấy hình thức cơ bản?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án đúng là: A

Điều 6 Hiến pháp 2013 quy định: Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước. 

Câu 9. Quyền lực nhà nước thể hiện qua những nội dung nào sau đây?

A. Thống nhất.

B. Có sự phân công giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

C. Có sự phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Câu 10. Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò gì sau đây?

A. Đội tiên phong của giai cấp công nhân.

B. Đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam.

C. Gắn bó với nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn gắn bó với nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.

Phần 2. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị

1. Quy định của Hiến pháp về tên nước, hình thức chính thể, chủ quyền lãnh thổ quốc gia Việt Nam

- Hiến pháp năm 2013 khẳng định:

+ Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

+ Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị nhằm góp phần giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước.

- Hiến pháp năm 2013 cũng quy định cụ thể về Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca và Quốc khánh, thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị | Kinh tế Pháp luật 10

Quốc hiệu, quốc huy, quốc kì, quốc ca Việt Nam

2. Quy định của Hiến pháp về bản chất của Nhà nước và tổ chức quyền lực chính trị

- Quy định của Hiến pháp về bản chất nhà nước:

+ Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

+ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

+ Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị | Kinh tế Pháp luật 10

Nhân dân tham gia bầu cử đại biểu quốc hội khóa XV (hình thức bỏ phiếu kín)

- Quy định của Hiến pháp về Tổ chức chính trị:

+ Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn gắn bó với nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị | Kinh tế Pháp luật 10

+ Tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam được thành lập trên cơ sở tự nguyện, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thành viên có nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho các thành viên của tổ chức minh, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, tham gia thực hiện dân chủ và giám sát, phản biện xã hội, xây dựng hệ thống chính trị. Các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

3. Quy định của Hiến pháp về đường lối đối ngoại

- Về đường lối đối ngoại, Hiến pháp năm 2013 quy định: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại:

+ Độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển;

+ Đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi

+ Tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 15: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị | Kinh tế Pháp luật 10

Lễ kỉ niệm 40 năm Việt Nam gia nhập Liên Hợp quốc

4. Thực hiện nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về chế độ chính trị

- Để thực hiện nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về chế độ chính trị, mỗi công dân cần:

+ Có nhận thức đúng đắn về chế độ chính trị

+ Nghiêm túc thực hiện các quy định liên quan của Hiến pháp

+ Phê phán các hành vi đi ngược lại các quy định của Hiến pháp về chế độ chính trị.

Đánh giá

0

0 đánh giá