20 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 3 (Chân trời sáng tạo) có đáp án 2024: Thị trường và chức năng của thị trường

3.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 3: Thị trường và chức năng của thị trường sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 3: Thị trường và chức năng của thị trường. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 3: Thị trường và chức năng của thị trường

Phần 1. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 3: Thị trường và chức năng của thị trường

Câu 1. Có thể căn cứ vào đâu để phân loại thị trường?

A. Căn cứ theo đối tượng hàng hoá, dịch vụ được trao đổi, mua bán.

B. Căn cứ vào vai trò của các yếu tố được trao đổi, mua bán.

C. Căn cứ vào phạm vi hoạt động thị trường.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Có thể phân loại thị trường:

+ Căn cứ theo đối tượng hàng hoá, dịch vụ được trao đổi, mua bán: thị trường hàng hoá (thị trường gạo, thị trường sắt thép...), thị trường dịch vụ (thị trường chăm sóc sắc đẹp, thị trường chứng khoán,...) gắn với các loại hàng hoá, dịch vụ khác nhau.

+ Căn cứ vào vai trò của các yếu tố được trao đổi, mua bán: thị trường tư liệu tiêu dùng, thị trường tư liệu sản xuất.

+ Căn cứ vào phạm vi hoạt động thị trường trong nước và thị trường thế giới.

+ Căn cứ vào vào tính chất và cơ chế vận hành thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo (độc quyền).

Câu 2. Đâu là nội dung thể hiện đặc điểm của thị trường?

A. Là lĩnh vực trao đổi, mua bán.

B. Các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả.

C. Các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định số lượng hàng hoá, dịch vụ.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.

Câu 3. Thị trường có chức năng gì?

A. Thừa nhận giá trị của hàng hoá.

B. Cung cấp thông tin cho các chủ thể kinh tế.

C. Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

- Chức năng của thị trường:

+ Thừa nhận giá trị của hàng hoá;

+ Cung cấp thông tin cho các chủ thể kinh tế;

+ Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.

Câu 4. Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:

Thông tin: Vào những ngày Tết, các gian hàng phục vụ mặt hàng Tết đa dạng, phong phú như: bánh kẹo, giò chả, bánh chưng, hoa quả, rau củ, hàng đông lạnh,... ; có khu vực bày bán đủ các loại cây như: đào, mai, cúc, lan,... nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm và chưng Tết. Người dân đi chợ không chỉ để mua sắm mà còn để tận hưởng không khí háo hức khi Tết đến.

Câu hỏi: Các yếu tố nào tham gia vào hoạt động kinh tế trên?

A. Người mua, người bán, hàng hóa.

B. Người mua, hàng hóa.

C. Người mua, người bán.

D. Người bán, hàng hóa.

Đáp án đúng là: A

Các yếu tố tham gia vào hoạt động kinh tế trong trường hợp trên đó là người mua, người bán và hàng hóa.

Câu 5. Căn cứ theo đối tượng hàng hoá, dịch vụ được trao đổi, mua bán thị trường được chia làm mấy loại chính?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án đúng là: A

Căn cứ theo đối tượng hàng hoá, dịch vụ được trao đổi, mua bán thị trường được chia làm hai loại chính bao  gồm: thị trường hàng hoá (thị trường gạo, thị trường sắt thép...), thị trường dịch vụ (thị trường chăm sóc sắc đẹp, thị trường chứng khoán,...) gắn với các loại hàng hoá, dịch vụ khác nhau.

Câu 6. Căn cứ vào đâu để phân loại thị trường thành thị trường tư liệu tiêu dùng, thị trường tư liệu sản xuất?

A. Căn cứ vào vai trò của các yếu tố được trao đổi, mua bán.

B. Căn cứ vào phạm vi hoạt động thị trường.

C. Căn cứ theo đối tượng hàng hoá, dịch vụ được trao đổi, mua bán.

D. Căn cứ vào vào tính chất và cơ chế vận hành thị trường.

Đáp án đúng là: A

Căn cứ vào vai trò của các yếu tố được trao đổi, mua bán nước ta chia ra thành hai loại thị trường chính, bao gồm: thị trường tư liệu tiêu dùng, thị trường tư liệu sản xuất.

Câu 7. Đâu không phải là nội dung về chức năng của thị trường?

A. Thừa nhận giá trị của hàng hoá

B. Quản lý thu nhập của các chủ thể kinh tế.

C. Cung cấp thông tin cho các chủ thể kinh tế.

D. Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.

Đáp án đúng là: B

- Chức năng của thị trường:

+ Thừa nhận giá trị của hàng hoá;

+ Cung cấp thông tin cho các chủ thể kinh tế;

+ Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.

Câu 8. Thị trường gồm những nhân tố cơ bản nào dưới đây?

A. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán.

B. Người mua, tiền tệ, giá cả, hàng hóa.

C. Giá cả, hàng hóa, người mua, người bán.

D. Tiền tệ, người mua, người bán, giá cả.

Đáp án đúng là: A

Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các nhân tố cơ bản bao gồm hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.

Câu 9. Thông tin của thị trường quan trọng như thế nào đối với người bán?

A. Giúp người bán biết được chi phí sản xuất của hàng hóa.

B. Giúp người bán đưa ra quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận.

C. Giúp người bán điều chỉnh số lượng hàng hóa nhằm thu nhiều lợi nhuận.

D. Giúp người bán điều chỉnh số lượng và chất lượng hàng hóa để thu nhiều lợi nhuận.

Đáp án đúng là: B

Thông tin của thị trường giúp người bán đưa ra quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận. Chẳng hạn nếu doanh nghiệp chưa thỏa mãn với mức bán hiện tại, họ có thể xem xét đến một số phương án hành động khác, cố gắng để thu hút thêm những người mua trong thị trường mục tiêu, hay hạ giá bán để mở rộng thị trường hiện có.

Câu 10. Thông tin của thị trường giúp người mua điều gì?

A. Biết được giá cả hàng hóa trên thị trường.

B. Mua được hàng hóa mình cần.

C. Biết được số lượng và chất lượng hàng hóa.

D. Điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất.

Đáp án đúng là: D

Thông tin của thị trường giúp người mua điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất, so sánh giá cả và khuyến mãi từ các chủ thể sản xuất.

Phần 2. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 3: Thị trường và chức năng của thị trường

1. Khái niệm thị trường

- Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.

2. Các loại thị trường

- Căn cứ theo đối tượng hàng hoá, dịch vụ được trao đổi, mua bán:

+ Thị trường hàng hoá (thị trường gạo, thị trường sắt thép...)

+ Thị trường dịch vụ (thị trường chăm sóc sắc đẹp, thị trường chứng khoán,...) gắn với các loại hàng hoá, dịch vụ khác nhau.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 3: Thị trường và chức năng của thị trường

- Căn cứ vào vai trò của các yếu tố được trao đổi, mua bán:

+ Thị trường tư liệu tiêu dùng

+ Thị trường tư liệu sản xuất.

- Căn cứ vào phạm vi hoạt động:

+ Thị trường trong nước

+ Thị trường thế giới.

- Căn cứ vào vào tính chất và cơ chế vận hành:

+ Thị trường cạnh tranh hoàn hảo

+ Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo (độc quyền).

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 3: Thị trường và chức năng của thị trường

3. Các chức năng của thị trường

- Chức năng của thị trường:

+ Thừa nhận giá trị của hàng hoá.

+ Cung cấp thông tin cho các chủ thể kinh tế.

+ Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 3: Thị trường và chức năng của thị trường

Xem thêm các bài trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế

Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 3: Thị trường và chức năng của thị trường

Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 4: Cơ chế thị trường

Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 5: Giá cả thị trường và chức năng của giá cả thị trường

Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 6: Ngân sách nhà nước và thực hiện pháp luật về ngân sách

Đánh giá

0

0 đánh giá