20 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 6 (Chân trời sáng tạo) có đáp án 2024: Ngân sách nhà nước và thực hiện pháp luật về ngân sách

3.8 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 6: Ngân sách nhà nước và thực hiện pháp luật về ngân sách sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 6: Ngân sách nhà nước và thực hiện pháp luật về ngân sách. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 6: Ngân sách nhà nước và thực hiện pháp luật về ngân sách

Phần 1. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 6: Ngân sách nhà nước và thực hiện pháp luật về ngân sách

Câu 1. Nội dung nào sau đây thể hiện khái niệm của ngân sách nhà nước?

A. toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán.

B. do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.

C. bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Theo Điều 4 của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Câu 2. Ngân sách nhà nước nước ta bao gồm mấy loại chính?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án đúng là: A

- Ngân sách nhà nước gồm hai loại chính:

+ Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.

+ Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương.

Câu 3. Nội dung nào sau đây thể hiện đặc điểm của ngân sách nhà nước?

A. Là một kế hoạch tài chính cần được Quốc hội thông qua trước khi thi hành.

B. Thiết lập và thực thi hoàn toàn vì mục tiêu mưu cầu lợi ích chung cho toàn thể quốc gia.

C. Là kế hoạch tài chính của toàn thể quốc gia, được trao cho Chính phủ tổ chức thực hiện.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

 Đặc điểm của ngân sách nhà nước:

+ Là một kế hoạch tài chính cần được Quốc hội thông qua trước khi thi hành;

+ Là kế hoạch tài chính của toàn thể quốc gia, được trao cho Chính phủ tổ chức thực hiện nhưng phải đặt dưới sự giám sát trực tiếp của Quốc hội.

+ Ngân sách nhà nước được thiết lập và thực thi hoàn toàn vì mục tiêu mưu cầu lợi ích chung cho toàn thể quốc gia.

+ Ngân sách nhà nước luôn phản ánh mối tương quan giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp trong quá trình xây dựng và thực hiện ngân sách.

Câu 4. Nội dung nào sau đây thể hiện vai trò của nhân sách nhà nước?

A. Tạo lập nguồn vốn lớn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và huy động nguồn tài chính.

B. Là công cụ để Nhà nước thực hiện việc điều tiết các hoạt động kinh tế và xã hội

C. Điều tiết thu nhập dân cư, hạn chế sự bất bình đẳng xã hội.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

- Vai trò của ngân sách nhà nước:

+ Tạo lập nguồn vốn lớn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và huy động nguồn tài chính;

+ Là công cụ để Nhà nước thực hiện việc điều tiết các hoạt động kinh tế và xã hội;

+ Điều tiết thu nhập dân cư, hạn chế sự bất bình đẳng xã hội.

Câu 5. Nội dung nào dưới đây nói về nghĩa vụ của công dân đối với  ngân sách nhà nước?

A. Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

B. Nộp đầy đủ các khoản thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

C. Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

D. Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Đáp án đúng là: A

Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 quy định về quyền hạn, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến ngân sách nhà nước cụ thể như sau: Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Câu 6. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách là nội dung nói về thuộc tính nào của ngân sách nhà nước?

A. Khái niệm ngân sách nhà nước.

B. Đặc điểm của ngân sách nhà nước.

C. Quyền hạn, nghĩa vụ của công dân đối với ngân sách nhà nước.

D. Vai trò của ngân sách nhà nước.

Đáp án đúng là: C

Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 quy định về quyền hạn, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến ngân sách nhà nước cụ thể như sau: Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách.

Câu 7. Quyền hạn, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến ngân sách nhà nước được quy định cụ thể ở văn bản pháp luật nào?

A. Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14.

B. Luật Ngân sách nhà nước 2015 số 83/2015/QH13.

C. Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 số 29/2018/QH14.

D. Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 số 77/2015/QH13.

Đáp án đúng là: B

Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 số 83/2015/QH13 quy định về quyền hạn, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến ngân sách nhà nước với các nội dung liên quan.

Câu 8. Nội dung nào sau đây không thuộc vai trò của ngân sách nhà nước?

A. Tạo lập nguồn vốn lớn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và huy động nguồn tài chính.

B. Là công cụ để Nhà nước thực hiện việc điều tiết các hoạt động kinh tế và xã hội.

C. Điều tiết thu nhập dân cư, hạn chế sự bất bình đẳng xã hội.

D. Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.

Đáp án đúng là: D

Vai trò của ngân sách nhà nước:

+ Tạo lập nguồn vốn lớn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và huy động nguồn tài chính;

+ Là công cụ để Nhà nước thực hiện việc điều tiết các hoạt động kinh tế và xã hội;

+ Điều tiết thu nhập dân cư, hạn chế sự bất bình đẳng xã hội.

Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng là vai trò của thị trường.

Câu 9. Quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước được thể hiện qua nội dung nào sau đây?

A. Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí cho Nhà nước.

B. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán.

C. Chấp hành đúng quy định của pháp luật thống kê và công khai ngân sách.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước được thể hiện qua việc:

- Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí cho Nhà nước.

- Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách.

Câu 10. Cơ quan nào có thẩm quyền thông qua dự toán ngân sách và giám sát ngân sách nhà nước?

A. Quốc hội.

B. Chính phủ.

C. Tòa án tối cao.

D. Chủ tịch nước.

Đáp án đúng là: A

Ở nước ta Quốc hội có thẩm quyền thông qua dự toán ngân sách và giám sát ngân sách nhà nước.

Phần 2. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 6: Ngân sách nhà nước và thực hiện pháp luật về ngân sách

1. Khái niệm ngân sách nhà nước

- Theo Điều 4 của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

- Ngân sách nhà nước gồm có:

+ Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp chocấp địa phương hướng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chí của cấp địa phương.

+ Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 6: Ngân sách nhà nước và thực hiện pháp luật về ngân sách

2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước

- Đặc điểm của ngân sách nhà nước:

+ Là một kế hoạch tài chính cần được Quốc hội thông qua trước khi thi hành;

+ Là kế hoạch tài chính của toàn thể quốc gia, được trao cho Chính phủ tổ chức thực hiện nhưng phải đặt dưới sự giám sát trực tiếp của Quốc hội.

+ Ngân sách nhà nước được thiết lập và thực thi hoàn toàn vì mục tiêu mưu cấu lợi ích chung cho toàn thể quốc gia.

+ Ngân sách nhà nước luôn phản ánh mối tương quan giữa quyền lập pháp và quyến hành pháp trong quá trình xây dựng và thực hiện ngân sách.

3. Vai trò của ngân sách nhà nước

- Vai trò của ngân sách nhà nước:

+ Tạo lập nguồn vốn lớn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và huy động nguồn tài chính;

+ Là công cụ để Nhà nước thực hiện việc điều tiết các hoạt động kinh tế và xã hội;

+ Điều tiết thu nhập dân cư, hạn chế sự bất bình đẳng xã hội.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 6: Ngân sách nhà nước và thực hiện pháp luật về ngân sách

4. Quyền và nghĩa vụ công dân trong thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước

- Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 quy định về quyền hạn, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến ngân sách nhà nước cụ thể như sau:

+ Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

+ Trường hợp được Nhà nước trợ cấp, hỗ trợ vốn và kinh phí theo dự toán được giao thì phải quản lý, sử dụng các khoản vốn và kinh phí đó đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả và quyết toán với cơ quan tài chính;

+ Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách;

+ Được cung cấp thông tin, tham gia giám sát Cộng đồng về tài chính - ngân sách theo quy định của pháp luật;

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 6: Ngân sách nhà nước và thực hiện pháp luật về ngân sách

Xem thêm các bài trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 5: Giá cả thị trường và chức năng của giá cả thị trường

Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 6: Ngân sách nhà nước và thực hiện pháp luật về ngân sách

Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 7: Thuế và thực hiện pháp luật về thuế

Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 8: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

Trắc nghiệm KTPL 10 Bài 9: Tín dụng và vai trò của tín dụng

Đánh giá

0

0 đánh giá