Với tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 14: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Kinh tế pháp luật 10.
Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 14: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Phần 1. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 14: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Khái niệm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành, quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của quốc gia.
- Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản quy phạm pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở Hiến pháp, phù hợp với Hiến pháp.
Một số bản Hiến pháp của Việt Nam
2. Đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam
- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định những vấn đề cơ bản nhất về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
- Hiến pháp không quy định chi tiết từng lĩnh vực, từng vấn đề riêng biệt của đời sống xã hội.
- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, là cơ sở để xây dựng và ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật quốc gia.
- Nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật khác không được trái với Hiến pháp.
3. Công dân thực hiện nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp
- Để thực hiện nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp, mỗi công dân cần:
+ Tích cực tìm hiểu nội dung các quy định của Hiến pháp
Người dân tìm hiểu nội dung Hiến pháp
+ Nghiêm chỉnh, tự giác thực hiện các quy định của Hiến pháp trong cuộc sống hằng ngày.
+ Tích cực tuyên truyền, phê phán, đấu tranh chống các hành vi vi phạm Hiến pháp nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, xã hội và công dân.
Phần 2. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 14: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu 1. Hiến pháp có vị trí như thế nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam?
A. Quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của quốc gia.
B. Có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
C. Mọi văn bản quy phạm pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở Hiến pháp, phù hợp với Hiến pháp.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng là: D
Hiến pháp có vị trí trong hệ thống pháp luật là:
- Là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành, quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của quốc gia.
- Là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
- Mọi văn bản quy phạm pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở Hiến pháp, phù hợp với Hiến pháp.
Câu 2. Đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?
A. Là luật cơ bản của Nhà nước.
B. Là cơ sở để xây dựng và ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác.
C. Nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật khác không được trái với Hiến pháp.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng là: D
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, là cơ sở để xây dựng và ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật quốc gia. Nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật khác không được trái với Hiến pháp.
Câu 3. Mỗi công dân cần làm gì để thực hiện nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp?
A. Tích cực tìm hiểu nội dung các quy định của Hiến pháp.
B. Nghiêm chỉnh, tự giác thực hiện các quy định của Hiến pháp.
C. Tích cực tuyên truyền, phê phán, đấu tranh chống các hành vi vi phạm Hiến pháp.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng là: D
Để thực hiện nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp, mỗi công dân cần:
+ Tích cực tìm hiểu nội dung các quy định của Hiến pháp.
+ Nghiêm chỉnh, tự giác thực hiện các quy định của Hiến pháp trong cuộc sống hàng ngày.
+ Tích cực tuyên truyền, phê phán, đấu tranh chống các hành vi vi phạm Hiến pháp nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, xã hội và công dân.
Câu 4. Các quy định của Hiến pháp là nguồn là cơ sở, căn cứ cho tất cả các
A. Hoạt động.
B. Văn bản.
C. Ngành luật.
D. Ngành kinh tế.
Đáp án đúng là: C
Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản quy phạm pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở Hiến pháp, phù hợp với Hiến pháp.
Câu 5. Nước ta ban hành bản Hiến pháp đầu tiên năm nào?
A. 1945.
B. 1946.
C. 1947.
D. 1948.
Đáp án đúng là: B
Ngày 9/11/1946, tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa I đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa với 240 phiếu thuận, 2 phiếu chống.
Câu 6. Khi soạn thảo, ban hành hay sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải tuân theo
A. Trình tự và thủ tục đặc biệt.
B. Đa số biểu quyết.
C. Luật hành chính.
D. Sự hướng dẫn của chính phủ.
Đáp án đúng là: D
Hiến pháp do Quốc hội xây dựng theo trình tự, thủ tục đặc biệt, được quy định trong Hiến pháp.
Câu 7. Từ khi lập nước đến nay Việt Nam có bao nhiêu bản Hiến pháp?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Đáp án đúng là: D
Kể từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay, nước ta đã có 05 bản Hiến pháp, đó là Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001), Hiến pháp năm 2013.
Câu 8. Nội dung hiến pháp bao gồm vấn đề nào?
A. Bản chất nhà nước.
B. Chế độ chính trị.
C. Chế độ kinh tế.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng là: D
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định những vấn đề cơ bản nhất về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
Câu 9. Hiến pháp Việt Nam do cơ quan nào xây dựng?
A. Quốc hội.
B. Chủ tịch nước.
C. Tổng Bí thư.
D. Chính phủ.
Đáp án đúng là: A
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.
Câu 10. Mọi công dân đối với Hiến pháp phải như thế nào?
A. Không cần nhất thiết phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật.
B. Có thể bỏ qua không cần chấp hành Hiến pháp, pháp luật.
C. Tùy ý, muốn tuân thủ hay không đều đượC.
D. Phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật.
Đáp án đúng là: D
Để thực hiện nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp, mỗi công dân cần tích cực tìm hiểu nội dung các quy định của Hiến pháp, nghiêm chỉnh, tự giác thực hiện các quy định của Hiến pháp trong cuộc sống hằng ngày.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 13: Chính quyền địa phương
Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 14: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam