Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 18 (Chân trời sáng tạo): Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật

3.8 K

Với tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Kinh tế pháp luật 10.

Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật

Phần 1. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật

1. Hệ thống pháp luật

- Hệ thống pháp luật là hình thức cấu trúc bên trong của pháp luật, bao gồm tổng thể các các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau; được phân định thành các chế định pháp luật và các ngành luật được quy định bởi tính chất, cơ cấu các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh.

- Các bộ phận cấu trúc bên trong hệ thống pháp luật gồm:

+ Quy phạm pháp luật

+ Chế định pháp luật

+ Ngành luật.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật

2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

- Văn bản pháp luật bao gồm: Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật:

+ Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

+ Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, mang tính quyền lực nhà nước do cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật định trên cơ sở áp dụng các quy phạm pháp luật, đối với những quan hệ cụ thể, cá biệt nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức nhất định hoặc xác định trách nhiệm pháp lí đối với chủ thể vi phạm pháp luật.

Phần 2. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật

Câu 1. Hệ thống pháp luật cấu thành từ những yếu tố nào?

A. quy phạm pháp luật.

B. chế định pháp luật.

C. ngành luật.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Hệ thống pháp luật cấu thành từ ba yếu tố: quy phạm pháp luật, chế định pháp luật và ngành luật. Giữa các thành tố của hệ thống pháp luật luôn có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất và phù hợp với nhau.

Câu 2. Hệ thống pháp luật Việt Nam có bao nhiêu ngành luật?

A. 10.

B. 11.

C. 12.

D. 13.

Đáp án đúng là: C

Hệ thống pháp luật Việt Nam có 12 ngành luật: Luật Hiến pháp, luật Hành chính, luật Hình sự, luật Tố tụng hình sự, luật Dân sự, luật Tố tụng dân sự, luật Hôn nhân và gia đình, luật Kinh tế, luật Tài chính, luật Ngân hàng, luật Đất đai, luật Lao động.

Câu 3. Văn bản quy phạm pháp luật do ai ban hành?

A. Thủ tướng chính phủ.

B. Chủ tịch nước.

C. Quốc hội.

D. Các cơ quan có thẩm quyền.

Đáp án đúng là: D

Điều 2: Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2020 quy định: “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này” Như vậy, văn bản quy phạm pháp luật phải do các cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật.

Câu 4. Học sinh trung học phổ thông cần có trách nhiệm gì đối với pháp luật?

A. Kiên quyết phản đối những hành vi vi phạm pháp luật.

B. Báo cáo ngay với cấp cấp chính quyền khi chứng kiến những hành vi vi phạm pháp luật.

C. Chấp hành đúng các quy định của pháp luật.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Thái độ nên có của học sinh trung học phổ thông đối với những hành vi vi phạm pháp luật: Kiên quyết phản đối những hành vi vi phạm pháp luật; báo cáo ngay với cấp cấp chính quyền khi chứng kiến những hành vi vi phạm pháp luật; chấp hành đúng các quy định của pháp luật để không có những hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 5. Văn bản pháp luật bao gồm mấy loại văn bản chính?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án đúng là: A

Văn bản pháp luật bao gồm: Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật:

+ Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

+ Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, mang tính quyền lực nhà nước do cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức xã hội.

Câu 6. Nội dung nào sau đây thể hiện đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật?

A. Là văn bản có chứa quy phạm pháp luật.

B. Được ban hành theo đúng thẩm quyền quy định của pháp luật.

C. Được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Câu 7. Nội dung nào sau đây thể hiện đặc điểm của văn bản áp dụng pháp luật?

A. Chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt.

B. Mang tính quyền lực nhà nước do cơ quan.

C. Xác định trách nhiệm pháp lí đối với chủ thể vi phạm pháp luật.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, mang tính quyền lực nhà nước do cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật định trên cơ sở áp dụng các quy phạm pháp luật, đối với những quan hệ cụ thể, cá biệt nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức nhất định hoặc xác định trách nhiệm pháp lí đối với chủ thể vi phạm pháp luật.

Câu 8. Hiến pháp do cơ quan nào ban hành?

A. Chủ tịch nước.

B. Quốc hội.

C. Tòa án nhân dân.

D. Chính phủ.

Đáp án đúng là: B

Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất do Quốc hội ban hành. Hiến pháp chia thành các Bộ Luật, Luật và Nghị quyết.

Câu 9. Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất nước ta là gì?

A. Bộ Luật.

B. Luật.

C. Nghị quyết.

D. Hiến pháp.

Đáp án đúng là: D

Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất do Quốc hội ban hành. Bộ Luật, Luật và Nghị quyết là các văn bản nằm trong Hiến pháp.

Câu 10. Vì sao văn bản quyết định xử phạt vi phạm hành chính là văn bản áp dụng pháp luật?

A. Chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt.

B. Ban hành dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật.

C. Có nội dung áp dụng đối với cá nhân, tổ chức xác định trong thực tiễn.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Văn bản quyết định xử phạt vi phạm hành chính là văn bản áp dụng pháp luật, bởi nó chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt được ban hành dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật, có nội dung áp dụng đối với cá nhân, tổ chức xác định được thực hiện 1 lần trong thực tiễn.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 17: Pháp luật và đời sống

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 19: Thực hiện pháp luật

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 20: Khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 21: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chính trị

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 22: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Đánh giá

0

0 đánh giá