Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 14 (Chân trời sáng tạo): Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.9 K

Với tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 14: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Kinh tế pháp luật 10.

Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 14: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Phần 1. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 14: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Chức năng của Quốc hội:

+ Chức năng lập hiến, lập pháp: Quốc hội là cơ quan có quyền thông qua sửa đổi, bổ sung Hiến pháp; thông qua, sửa đổi, bổ sung các luật.

+ Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước: Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước; xây dựng, củng cố và phát triển bộ máy nhà nước và các vấn đề quan trọng khác.

+ Chức năng giám sát tối cao: Quốc hội giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội. Quốc hội giám sát tối cao hoạt động của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng Bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập.

Cơ cấu tổ chức của Quốc hội gồm:

+ Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 14: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

+ Hội đồng Dân tộc

+ Các Uỷ ban của Quốc hội.

Hoạt động của Quốc hội:

Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.

+ Tại kỳ họp, Quốc hội thảo luận và quyết định theo đa số các vấn đề thuộc chức năng của Quốc hội.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 14: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2. Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Vị trí: Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nguyên thủ quốc gia, đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

- Nhiệm vụ và quyền hạn của chủ tịch nước:

+ Công bố Hiến pháp luật, pháp lệnh;

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 14: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

+ Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ;

+ Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

+ Quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, Công bố quyết định đại xảy

+ Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng Nhà nước, danh hiệu vinh dự Nhà nước;

+ Quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam;

+ Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh;

+ Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh;

+ Căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, Công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội không thể học được công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương

+ Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm; quyết định cử, triệu hối đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Quyết định đàm phán, kỉ điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước; trình

Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế; quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế khác nhận danh Nhà nước.

- Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Giúp Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ và có thể được Chủ tịch nước uỷ nhiệm thay Chủ tịch nước thực hiện một số nhiệm vụ là Phó Chủ tịch nước.

3. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

- Chức năng hành pháp của Chính phủ:

+ Đề xuất, xây dựng chính sách vĩ mô, đề xuất định hướng phát triển kinh tế - xã hội trình Quốc hội, trình dự thảo luật trước Quốc hội;

+ Ban hành chính sách, kế hoạch cụ thể theo thẩm quyền của Chính phủ; ban hành các văn bản dưới luật để thực thi các chủ trương, chính sách, văn hoá do Quốc hội ban hành;

+ Tổ chức thực hiện pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện kế hoạch, chính sách bởi các cơ quan hành chính nhà nước nhằm thống nhất quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội;

+ Thiết lập trật tự hành chính, thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia trên cơ sở các quy định của pháp luật.

Cơ cấu của Chính phủ

+ Thủ tướng Chính phủ

+ Các Phó Thủ tướng Chính phủ

+ Các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.

Lưu ý: Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.

Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 14: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Phần 2. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 14: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu 1. Chức năng của Quốc hội là gì?

A. Chức năng lập hiến, lập pháp.

B. Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

C. Chức năng giám sát tối cao.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Chức năng của Quốc hội:

+ Chức năng lập hiến, lập pháp: là cơ quan thông qua, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, các luật.

+ Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước: quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại; nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước; xây dựng, củng cố và phát triển bộ máy nhà nước và các vấn đề quan trọng khác.

+ Chức năng giám sát tối cao: Giám sát việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; giám sát hoạt động của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội,…

Câu 2. Các Uỷ ban của Quốc hội gồm mấy loại chính?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án đúng là: A

Các Uỷ ban của Quốc hội gồm 2 loại:

- Uỷ ban lâm thời: là những uỷ ban được lập ra khi xét thấy cần thiết để thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, uỷ ban này sẽ chấm dứt hoạt động.

- Uỷ ban thường trực: là những uỷ ban được Quốc hội thành lập theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, là bộ phận cấu thành của cơ cấu tổ chức của Quốc hội trong suốt nhiệm kì. 

Câu 3. Nội dung nào dưới đây thể hiện chế độ làm việc theo hội nghị và quyết định theo đa số của Quốc hội?

A. Quốc hội sẽ thực hiện các nhiệm vụ của mình thông qua việc mở các hội nghị.

B. Quốc hội tiến hành thảo luận và quyết định theo đa số các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình. 

C. Quốc hội quyết định các vấn đề tại phiên họp bằng biểu quyết.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Chế độ làm việc theo hội nghị tức là Quốc hội sẽ thực hiện các nhiệm vụ của mình thông qua việc mở các hội nghị. Các hội nghị đó sẽ được mở công khai hoặc có thể họp kín trong các trường hợp cần thiết. Quốc hội quyết định theo đa số tức là Quốc hội tiến hành thảo luận và quyết định theo đa số các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Quốc hội quyết định các vấn đề tại phiên họp bằng biểu quyết. Đại biểu Quốc hội có quyền biểu quyết tán thành hoặc không tán thành, hoặc không biểu quyết.

Câu 4. Nội dung nào sau đây thể hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

B. Đề nghị Quốc hội bầu Phó Chủ tịch nước.

C. Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

+ Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh

+ Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ

+ Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Câu 5. Đứng đầu Nhà nước và thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại là ai?

A. Chủ tịch nước.

B. Phó Chủ tịch nước.

C. Quốc hội.

D. Chính phủ.

Đáp án đúng là: A

Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nguyên thủ quốc gia, đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

Câu 6. Nội dung nào dưới đây nói về chức năng của Chính phủ?

A. Quản lí mọi mặt hoạt động của Nhà nước và đời sống xã hội trên phạm vi toàn quốC.

B. Bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật.

C. Thống nhất quản lí việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Chức năng chính của Chính phủ bao gồm:

+ Chính phủ quản lí mọi mặt hoạt động của Nhà nước và đời sống xã hội trên phạm vi toàn quốc.

+ Chính phủ có các chức năng thống nhất quản lí việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước.

+ Bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở.

+ Bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật.

+ Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.

Câu 7. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm những bộ phận nào?

A. Thủ tướng Chính phủ.

B. Các Phó Thủ tướng Chính phủ

C. Bộ và cơ quan ngang bộ.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định.

Câu 8. Nội dung nào sau đây thể hiện chức năng hành pháp của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A.  Tổ chức thực hiện pháp luật.

B. Ban hành chính sách, kế hoạch cụ thể theo thẩm quyền của Chính phủ.

C. Đề xuất, xây dựng chính sách vĩ mô.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chức năng hành pháp thông qua:

+ Đề xuất, xây dựng chính sách vĩ mô, đề xuất định hướng phát triển kinh tế - xã hội trình Quốc hội, trình dự thảo luật trước Quốc hội

+ Ban hành chính sách, kế hoạch cụ thể theo thẩm quyền của Chính phủ

+ Tổ chức thực hiện pháp luật

Câu 9. Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do cơ quan nào quyết định?

A. Quốc hội.

B. Chủ tịch nước.

C. Tòa án nhân dân.

D. Viện kiểm sát.

Đáp án đúng là: A

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 thì cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định. Do đó, căn cứ quy định đã được trích dẫn trên đây thì có thể xác định được là cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ sẽ do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.

Câu 10. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoạt động thông qua hình thức nào?

A. Thông qua phiên họp của thành viên Chính phủ.

B. Thông qua hoạt động của Thủ tướng Chính phủ.

C. Thông qua hoạt động của Bộ trưởng và Thủ tướng cơ quan ngang Bộ.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Hình thức hoạt động của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

+ Thông qua phiên họp của thành viên Chính phủ.

+ Thông qua hoạt động của Thủ tướng Chính phủ.

+ Thông qua hoạt động của Bộ trưởng và Thủ tướng cơ quan ngang Bộ.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 13: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 14: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 15: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 16: Chính quyền địa phương

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 17: Pháp luật và đời sống

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật

Đánh giá

0

0 đánh giá